Cách khắc phục trầm cảm sau sinh và phương pháp phòng ngừa hiệu quả

bị trầm cảm sau sinh
2

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Lê Thảo Nhi

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Hiện nay, số phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh tăng đáng kể, điều này không chỉ nguy hiểm cho bản thân người mẹ mà còn gây ra những xung đột, cãi vã trong cuộc sống gia đình. Những người mẹ bị trầm cảm sau sinh có dấu hiệu bất thường cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Vậy làm thế nào để vượt qua được trầm cảm sau sinh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích qua bài viết sau đây nhé.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh (tên tiếng Anh là Postpartum depression – PPD) là tình trạng những phụ nữ sau khi sinh con có biểu hiện rối loạn về cảm xúc, có sự thay đổi về tâm lý và thể chất dẫn đến có những hành vi bất thường. Lúc này, người mẹ có nhiều suy nghĩ tiêu cực, buồn chán, mệt mỏi, dễ cáu gắt và nhạy cảm với nhiều vấn đề.

Trầm cảm dễ gặp ở bất kỳ người mẹ nào nhưng đối với phụ nữ lần đầu sinh con thì tỷ lệ gặp là cao nhất và phát triển trong vòng một năm đầu tiên sau khi sinh con.

Nhiều thống kê cho thấy, có khoảng 10%-20% phụ nữ sau khi sinh gặp phải rối loạn tâm lý và bị trầm cảm sau sinh. Trong đó khoảng 15% phụ nữ xuất hiện trầm cảm trong 3 tháng đầu sau khi sinh, khoảng 15% – 25% xảy ra trong năm đầu sau sinh.

Trầm cảm sau sinh có nhiều mức độ khác nhau, một số có thể tự khỏi, nhưng một số không can thiệp điều trị kịp thời khiến bệnh tiến triển nặng. Dẫn đến người mẹ có những hành vi mất tự chủ, gây hại đến bản thân và con cái.

Bị trầm cảm sau sinh
Nhiều phụ nữ gặp phải vấn đề trầm cảm sau sinh

Những loại trầm cảm sau khi sinh thường gặp nên chú ý

Baby blues (buồn sau sinh)

Baby blues là loại trầm cảm rất phổ biến và thường gặp ở tuần đầu sau khi sinh, chiếm tới 30-80%. Trạng thái này chỉ kéo dài một thời gian ngắn khoảng 3-4 ngày và nhiều nhất là hai tuần. Các biểu hiện của người bị trầm cảm sau sinh đang ở trạng thái Baby blues là:

  • Nhạy cảm, khó kiểm soát cảm xúc, dễ cáu gắt hoặc khóc rất nhiều.
  • Luôn trong trạng thái buồn bã, ủ rũ và lo lắng.
  • Trong người cảm thấy lâng lâng, khó tập trung hoặc cảm thấy choáng ngợp.
  • Thèm ăn hoặc không muốn ăn gì cả.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
 
biểu hiện của người bị trầm cảm sau sinh
Các biểu hiện của người bị trầm cảm sau sinh đang ở trạng thái Baby blues

Hội chứng trầm cảm sau sinh

Hội chứng trầm cảm sau sinh được thống kê lần xuất hiện ở khoảng 10% các bà mẹ, xuất hiện sau sinh 3 tuần. Hội chứng này có xu hướng kéo dài và có nhiều triệu chứng bệnh xuất hiện ở người mẹ. Những triệu chứng của trầm cảm sau sinh thường gặp là:

  • Buồn bã, chán nản, lo lắng và hoảng loạn ở mức nghiêm trọng.
  •  Khó kiểm soát cảm xúc hơn: khó chịu, dễ khóc hoặc cáu gắt với con và mọi người.
  • Ăn uống bất thường.
  • Một số mất ngủ hoặc có thể ngủ nhiều.
  • Thiếu năng lượng để hoạt động, luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Giảm hứng thú với các sở thích trước kia.
  • Giảm khả năng tập trung và khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
  • Giảm trí nhớ và khả năng phân tích vấn đề.
  • Khó gắn kết với con, luôn lo lắng về sức khỏe và tương lai của con.
  • Luôn nghi ngờ về khả năng chăm sóc con.
  • Cảm giác chán ghét bản thân, vô dụng, kém cõi hoặc tội lỗi.
  • Có ý nghĩ về việc tự tử, thậm chí có hành vi đe dọa người nhà.
  • Có ý nghĩ làm hại con hoặc người thân trong nhà.
 
 
Triệu chứng của trầm cảm sau sinh thường gặp
Những triệu chứng của trầm cảm sau sinh thường gặp

Rối loạn tâm thần sau sinh

Tỷ lệ người mẹ bị loạn thần sau sinh là khá ít, chỉ nguy cơ cao ở những người có tiền sử hoặc trong nhà có người thân mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc là có bệnh tâm thần phân liệt.

Nhưng nếu mắc loạn thần sau sinh sẽ rất nguy hiểm vì những biểu hiện của chứng loạn thần đều gây ra hậu quả nghiêm trọng. Những dấu hiệu bị trầm cảm sau khi sinh trong trường hợp này sẽ bắt đầu trong vòng 2 tuần sau sinh, có thể kể đến các triệu chứng điển hình như:

  • Rối loạn tư duy, lú lẫn và mất phương hướng về các sự vật, sự việc.
  • Ám ảnh về con, cố gắng gây hại cho con mình.
  • Xuất hiện ảo giác: tự cho rằng mình nghe, nhìn, ngửi hoặc cảm nhận được những thứ không có thực.
  • Xuất hiện ảo tưởng: có niềm tin phi lý vào những điều không đúng, cảm thấy bản thân đang bị ngược đãi.
  • Dễ kích động và có những hành động bạo lực.
  • Tự nói hoặc làm những điều kỳ lạ, vô nghĩa.
  • Tự mình gây tổn thương cho bản thân hoặc những người khác.
Những dấu hiệu bị trầm cảm sau khi sinh
Những dấu hiệu bị trầm cảm sau khi sinh
 

Nguyên nhân gây nên trầm cảm sau sinh

Có rất nhiều yếu tố như thay đổi tâm sinh lý, các sự việc xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, áp lực về hoàn cảnh gia đình,…. là những nguyên nhân bị trầm cảm sau sinh thường được nhắc đến, cụ thể như sau:

  • Rối loạn nội tiết tố: Trong giai đoạn mang thai, nồng độ hai hormone estrogen và progesterone sẽ tăng cao. Sau đó, sau khi sinh chúng sẽ nhanh chóng giảm sút trở về mức bình thường. Khi đó nội tiết tố có sự thay đổi gây ra rối loạn và dẫn đến tình trạng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.
  • Có tiền sử bị bệnh trầm cảm: Đối với những phụ nữ đã có tiền sử mắc bệnh trầm cảm thì có nguy cơ rất cao tái phát lại sau khi sinh.
  • Tình trạng sức khỏe giảm sút: Quá trình mang thai là khoảng thời gian khá mệt đối với phụ nữ, do vậy sức khỏe của người mẹ dễ bị giảm sút, đặc biệt sau cơn đau đẻ. Thêm vào đó là khi mới sinh cơ thể yếu ớt và chăm con ngày đêm khiến tâm lý nảy sinh sự chán ghét, mệt mỏi và trầm cảm.
  • Ảnh hưởng từ gia đình, cuộc sống: các yếu tố về kinh tế, thiếu sự quan tâm từ người bạn đời cũng như người thân sẽ khiến cho các mẹ dần hình thành mâu thuẫn, áp lực. Hơn nữa, sự bất đồng trong chăm sóc trẻ sơ sinh giữa các thế hệ khác nhau có thể nảy sinh tranh cãi, bất đồng càng khiến cho phụ nữ sau sinh đối mặt với tình trạng trầm cảm.
  • Một vài nguyên nhân khách quan khác sau đây cũng gia tăng nguy cơ khiến phụ nữ bị trầm cảm sau sinh:
  • Làm mẹ khi còn quá trẻ, chưa sẵn sàng và biết cách chăm sóc trẻ.
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh về tâm thần.
  • Trải qua sự việc ảnh hưởng đến tâm lý và khủng hoảng đến sức khỏe.
  • Sinh con ra yếu ớt, dị tật, dễ mắc bệnh, chăm sóc con ngày đêm, thiếu ngủ
  • Xung đột hôn nhân với chồng, bạo lực gia đình
  • Phụ nữ sống đơn thân sinh con, hoài nghi về khả năng nuôi con.
  • Lo ngại và tự ti về ngoại hình sau sinh….
 
Nguyên nhân gây nên trầm cảm sau sinh
Nguyên nhân gây nên trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh sớm nhất

Phụ nữ trước khi sinh cần được giáo dục thai sản về các dấu hiệu trầm cảm, người chồng cũng vậy. Chồng là người gần gũi nhất nên dễ phát hiện sớm những bất thường ở vợ nhất. Do đó, các gia đình có phụ nữ mới sinh cần lưu ý đến những dấu hiệu bị trầm cảm sau khi sinh sau đây:

  • Tâm trạng thất tường, bỗng dưng cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, chán nản về mọi thứ xung quanh.
  • Dễ khóc, khóc không có lý do.
  • Luôn trong trạng thái thấy lo sợ, sợ hãi.
  • Buồn phiền, ít nói, cáu kỉnh hoặc gắt gỏng, bồn chồn, dễ giận dữ, mất kiểm soát.
  • Thường xuyên mất ngủ, không thể yên tâm đi ngủ, hoặc ngủ quá nhiều, không quan tâm đến con.
  • Khó khăn khi đưa ra các quyết định, không thể tập trung vào vấn đề.
  • Không quan tâm đến bản thân và người nhà, không còn các sở thích như ngày xưa.
  • Bất thường về cả thể chất và tinh thần, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, stress dẫn đến đau dạ dày.
  • Không muốn ăn hoặc ăn rất ít, có trường hợp lại ăn rất nhiều.
  • Ngại tiếp xúc với người khác, không muốn gần gũi với con, sợ tiếng khóc của con.
  • Không tin tưởng về khả năng nuôi dưỡng cho con, con quấy khóc là sợ, không muốn thấy con.
  • Xuất hiện các ý nghĩ làm hại đến bản thân và con, thậm chí là có hành động tự tử.
 
Dấu hiệu bị trầm cảm sau khi sinh
Phụ nữ sau sinh thường có tâm trạng buồn phiền và mệt mỏi

Làm thế nào để mẹ bầu vượt qua trầm cảm sau khi sinh?

Trước hết, khi bắt đầu mang thai, người mẹ cần trang bị những kiến thức về việc chăm sóc bản thân cũng như em bé. Sau khi sinh, nếu có có những nghi ngờ về trầm cảm, hãy nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có cách khắc phục trầm cảm sau sinh hiệu quả nhất và an toàn đối với cả mẹ và bé:

  • Tham vấn tâm lý

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc các nhà tâm lý học sẽ nói chuyện riêng với người mẹ mắc trầm cảm. Liệu pháp hành vi nhận thức thường được áp dụng để người bệnh nhận ra và dần dần thay đổi những hành vi cũng như suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra, liệu pháp tương tác cũng được các chuyên gia áp dụng với mục đích giúp cho mọi người xung quanh hiểu được tình trạng hiện tại của bệnh nhân và hỗ trợ bệnh nhân thay đổi hành vi để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Làm thế nào để vượt qua trầm cảm sau sinh
Tham vấn tâm lý để mẹ bầu vượt qua trầm cảm sau khi sinh
  • Điều trị bằng thuốc

Những trường hợp nhẹ chỉ cần tâm lý trị liệu là có thể khắc phục được. Những trường hợp nặng hoặc phát hiện muộn thì cần kết hợp thêm với việc điều trị bằng thuốc.

Thuốc chống trầm cảm và có thể kết hợp thuốc giảm lo âu, an thần. Những loại thuốc này cần được sử dụng một cách thận trọng, đúng liều kê của bác sĩ. Bệnh nhân sau khi nhận đơn thuốc và dùng thuốc cần tuân thủ chặt chẽ và cần sự giám sát của người nhà. Nếu có bất kỳ sự bất thường hay phản ứng khác, cần liên hệ bác sĩ ngay để được hướng dẫn.

cách điều trị trầm cảm sau sinh
Vượt qua trầm cảm sau khi sinh bằng điều trị thuốc
  • Hỗ trợ từ người thân

Mọi người thân trong gia đình cần được biết về việc người mẹ đang điều trị trầm cảm. Gia đình và bạn bè cần động viên đến người mẹ và hiểu rằng bệnh chỉ xảy ra tạm thời. Sự động viên, đồng cảm của mọi người sẽ giúp họ cảm thấy được tôn trọng và giúp hồi phục nhanh hơn.

vượt qua trầm cảm sau sinh nhờ người thân
Nhận hỗ trợ từ người thân để vượt qua trầm cảm sau sinh
  • Vai trò của bản thân

Bản thân người mẹ phải tin tưởng vào bác sĩ, tin vào quá trình trị liệu. Bản thân cần được thư giãn, hoạt động thể chất hàng ngày.

Chế độ ăn của phụ nữ sau sinh cũng cần được chú trọng, nên bổ sung qua chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cách khắc phục trầm cảm sau sinh
Phụ nữ sau sinh chủ động thăm khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu trầm cảm

Các biện pháp chủ động phòng ngừa trầm cảm sau sinh mẹ bầu nên biết

Khi mang thai các mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu về bệnh và có cái nhìn tổng quát về bệnh để biết được cách chống trầm cảm sau sinh:

  • Trong thời gian mang thai nên khám sức khỏe tổng quát, định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Đi khám sàng lọc trước khi sinh giúp phát hiện những dấu hiệu bệnh trầm cảm từ sớm.
  • Chuẩn bị cho mình chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn tốt cho phụ nữ mang thai. Kết hợp với lối sống lành mạnh, không rượu bia, tránh khói thuốc lá.
  • Đăng ký học các lớp tiền sản để trang bị cho bản thân những kiến thức quan trọng trong quá trình mang thai, cách chăm sóc bé sau khi sinh,…giúp cho người mẹ sẽ không bị bỡ ngỡ sau khi sinh, giảm bớt áp lực về việc chăm con.
  • Tự nhủ sẽ cố gắng làm tốt nhất những gì bản thân có thể làm, không tự tạo cho mình áp lực về mọi thứ đều phải hoàn hảo.
  • Dành thời gian để kết nối với người thân, bạn bè xung quanh để tránh gặp tình trạng rối loạn cảm xúc. Không nên cô lập bản thân, nên chia sẻ với chồng biết về những khó khăn đang đối mặt, để chồng cũng hiểu được về trầm cảm sau sinh và cách khắc phục.
  • Cùng người thân trong nhà chăm sóc em bé, người mẹ sẽ có thời gian để nghỉ ngơi và tâm lý được thả lỏng, thoải mái hơn.
 
Cách phòng chống trầm cảm sau sinh
Chồng san sẻ gánh nặng chăm con để vợ có thời gian thư giãn, hạn chế trầm cảm sau sinh

Như vậy, phụ nữ bị trầm cảm sau sinh rất cần sự đồng cảm và chia sẻ từ những người thân trong gia đình. Bệnh có thể phòng tránh được nên các mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để không mắc phải chứng trầm cảm sau sinh nhé.

________________________________________________

FELISA Momspa: Chăm sóc da chuyên nghiệp & Spa mẹ và bé
  •  Địa chỉ: Số 4 đường 24A, Phường 10, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
  • Liên hệ đặt lịch qua Hotline: 0385356115 hoặc Fanpage FELISA MEDISPA
  •  Giờ làm việc: 10h – 20h (Từ thứ 2 đến Chủ Nhật)

Những thắc mắc thường gặp khi phát hiện bị trầm cảm sau sinh

Tỷ lệ phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh là khá lớn, nhưng trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không thì tùy thuộc vào mắc loại trầm cảm nào, phát hiện khi nào. Các trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm ở mức loạn thần có khả năng gây nguy hiểm cho chính bản thân và con cái. Không chỉ căng thẳng về mối quan hệ trong gia đình mà còn có những hành vi đe dọa đến tính mạng khi tâm thần không ổn định.

Khi không điều trị sớm, bản thân người mẹ sẽ càng ngày càng mệt mỏi, không gắn kết với con mình. Kết quả là ảnh hưởng đến các vấn đề về tình cảm, xã hội và đặc biệt là nhận thức ở trẻ sau này.

Chứng trầm cảm sau khi sinh có thể tự khỏi khi có các biện pháp can thiệp kịp thời hoặc trở thành trầm cảm mạn tính. Bệnh có nguy cơ tái phát khi gặp phải những tổn thương về tâm lý.

Question and answer (0 comments)

Bình luận đã bị đóng.