Trẻ mấy tháng biết ngồi? Cách giúp bé tập ngồi đúng & các lưu ý cho mẹ

Trẻ mấy tháng biết ngồi
BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Lần đầu biết ngồi, biết đi, biết nói,… đều là những mốc quan trọng trong việc phát triển của trẻ nhỏ được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm. Vậy trẻ mấy tháng biết ngồi? Cần phải lưu ý những gì khi tập ngồi cho trẻ? Đây là bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh và đặc biệt cho những ai vừa có con đầu lòng.

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Thông thường, bắt đầu từ 3 – 4 tháng tuổi trẻ đã biết cách lật và bắt đầu biết chống tay để ngồi dậy vào khoảng 6 – 7 tháng. Trong trường hợp các trẻ phát triển nhanh có thể ngồi được từ 6 tháng tuổi trong khi hầu hết các trẻ sẽ thành thạo kỹ năng này khi đạt 7 đến 9 tháng tuổi. 

Việc biết ngồi thành thạo sẽ giúp trẻ có một góc nhìn mới về thế giới xung quanh. Khi cơ lưng và cổ của trẻ phát triển đầy đủ và khỏe mạnh, trẻ sẽ có thể giữ thăng bằng và tìm ra chỗ đặt chân để không bị lật, lúc đó trẻ có thể bắt đầu bò, đứng và đi.

Các trẻ được 8 tháng chỉ có thể ngồi vững vàng khoảng vài phút đầu mà không sự hỗ trợ từ ba mẹ. Kể cả khi trẻ đã ngồi thành thạo vẫn có thể bị lật, vì lúc này khả năng giữ thăng bằng của trẻ vẫn chưa tốt. Vì vậy ba mẹ đừng quá lo lắng về trẻ mấy tháng biết ngồi, vì mỗi trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau. 

Quá trình phát triển vận động của trẻ thường sẽ trải qua những cột mốc sau đây:

  • Trẻ sơ sinh: Thời điểm này trẻ thường thích nằm sấp
  • 4 đến 6 tháng: Trẻ có thể ngồi khi có sự hỗ trợ từ người lớn
  • 6 đến 9 tháng: Trẻ có thể tự ngồi được mà không cần đến sự hỗ trợ
  • 6 đến 10 tháng: Trẻ bắt đầu tập bò
  • 9 đến 15 tháng: Trẻ bắt đầu tập đi
bé mấy tháng biết ngồi là đúng
Em bé mấy tháng biết ngồi là thắc mắc của rất nhiều ba mẹ đang có con nhỏ

Dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ sắp ngồi dậy

Sau khi đã nắm rõ về trẻ mấy tháng biết ngồi, ba mẹ cần biết rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình sắp ngồi. 

Mặc dù bạn có thể giữ trẻ ở tư thế ngồi ngay từ những ngày đầu tiên, nhưng trẻ chỉ có thể tập ngồi khi có khả năng kiểm soát tốt phần đầu của mình, việc này đòi hỏi cả phần đầu và cơ cổ phải phát triển mạnh mẽ và cứng cáp. Từ khoảng 4 tháng, cơ cổ và đầu của bé phát triển nhanh chóng, và trẻ sẽ bắt đầu tự học cách nâng cao đầu khi nằm sấp. 

Khi trẻ có thể kiểm soát tốt phần đầu, đây là lúc trẻ sắp biết ngồi, chuyển động của cơ thể trẻ sẽ trở nên có kiểm soát và có mục đích hơn. Với các trẻ đã sẵn sàng ngồi, chúng sẽ có thể tự đẩy mình lên khi nằm sắp, học được cách trở mình và lăn tròn. 

Các trẻ có thể bắt đầu tập ngồi trong thời gian ngắn khi bạn đặt trẻ ngồi thẳng. Hãy lưu ý rằng, luôn quan sát và đỡ trẻ để tránh trẻ bị ngã nhé!

Tiếp theo, khi bắt đầu muốn ngồi, trẻ có thể tự chống phần thân trên của cơ thể bằng cả hai tay và giữ cho ngực không chạm đất. Gia đoạn sau 5 tháng tuổi, bé đã có thể ngồi được trong thời gian ngắn nếu có sự hỗ trợ của người lớn hoặc được đặt ở tư thế ngồi. Vào thời điểm này, bé có thể dễ bị ngã về 2 bên, vậy nên phụ huynh cần ở bên cạnh để giúp bé ngồi và và đặt gối xung quanh để tránh bé bị ngã.

Sau một thời gian làm quen với việc ngồi như trên, trẻ sẽ học được cách nghiêng về phía trước hoặc chống bằng một tay hay cả hai tay để tạo thành tư thế kiềng 3 chân, giúp giữ cân bằng cho cơ thể.

Trẻ 7 tháng tuổi đã có thể ngồi mà không cần có sự hỗ trợ, lúc này trẻ có thể dùng tay để khám phá thế giới xung quanh và học cách xoay người để lấy được những vật bé thích. Ở thời điểm này, trẻ còn có thể chuyển từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi bằng cách dùng tay đẩy mình lên. Đến tháng thứ 8 thì trẻ có thể ngồi vững mà không cần người lớn trợ giúp.

Khi đã ngồi vững, trẻ sẽ yêu thích và dành nhiều thời gian để ngồi hơn. Bên cạnh đó, ngoài quan sát trẻ mấy tháng biết bò, phụ huynh cũng đừng quên theo dõi sự phát triển khả năng bò của trẻ vì cả hai kỹ năng này sẽ phát triển cùng lúc trước khi trẻ học cách đi đứng.

mấy tháng trẻ biết ngồi vững
Em bé sẽ thích ngồi chơi và khám phá đồ vật xung quanh hơn khi đã ngồi vững

Mối liên hệ giữa thời gian trẻ nằm sấp và tập ngồi

Thời gian trẻ nằm sấp là một trong những yếu tố quyết định câu trả lời chính xác trẻ mấy tháng biết ngồi. Thời gian nằm sấp hay còn gọi là “tummy time” đây là thời gian bé nằm sấp dưới sự theo dõi của ba mẹ. Mục đích chính của khoảng thời gian này là tăng cường sức mạnh của cơ cổ và cổ của bé, một bước quan trọng để chuẩn bị cho việc học ngồi sau này. Phụ huynh nên đặc biệt quan tâm và lưu ý, nếu thấy bé không thoải mái khi nằm sấp trong thời gian dài thì hãy cho trẻ thực hiện hàng ngày và vài lần mỗi ngày, sau đó tăng dần.

Ba mẹ hãy đảm bảo rằng bé con của bạn đã được nghỉ ngơi thoải mái, đầy đủ và được quấn tã sạch sẽ trước khi thực hiện “tummy time” nhé! Để khuyến khích trẻ thực hiện “tummy time” lâu hơn, phụ huynh có thể cùng nằm cùng trẻ ở tư thế ngang tầm mắt để tạo môi trường an toàn, thân thiện cho trẻ thỏa thích khám phá. Hoặc bạn cũng có thể đặt một chiếc gương ở gần để trẻ có thể nhìn thấy hình ảnh chính mình, kích thích cho sự tò mà và thúc đẩy trẻ thực hiện tư thế lâu hơn.

bé mấy tháng tập ngồi
Tummy time là giai đoạn quan trọng góp phần giúp bé chuẩn bị cho việc học ngồi

Trẻ biết ngồi từ mấy tháng thì coi là muộn?

Trẻ mấy tháng biết ngồi được xem là muộn cũng là một vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

Nhiều ba mẹ thường cảm thấy lo lắng khi con mình phát triển kỹ năng ngồi khá chậm, đặc biệt là khi so sánh với những đứa trẻ khác cùng lứa. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ đều có quá trình phát triển riêng biệt và không nên chỉ nghe theo một tiêu chuẩn cụ thể. Trẻ biết ngồi chậm không hoàn toàn là dấu hiệu của việc kém phát triển hay có vấn đề về sức khỏe, phụ huynh không cần phải quá lo lắng về vấn đề trẻ mấy tháng biết ngồi nhé!.

trẻ mấy tháng tập ngồi được
Hãy để trẻ phát triển tự nhiên và không cần quá lo lắng

Tuy nhiên cũng không nên chủ quan, phụ huynh hãy quan sát và theo dõi sự phát triển của bé thật cẩn thận. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ nên đưa con kiểm tra y tế chuyên sâu. Đối với trẻ 4 tháng không giữ đầu vững hoặc 9 tháng vẫn chưa ngồi được thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia.

Dưới đây là một số biểu hiện của việc chậm phát triển vận động mà phụ huynh có thể lưu ý:

  • Tay chân của trẻ có vấn đề, bị cứng hay mềm bất thường
  • Động tác cũng như lực chuyển động của bé khá yếu
  • Trẻ gặp khó khăn khi giữ đầu
  • Trẻ ít khi dùng tay lấy đồ vật, cầm đồ vật hay đưa vật lên miệng

Ba mẹ có nên dùng ghế trẻ em cho bé không? 

Ngoài những quan tâm về trẻ mấy tháng biết ngồi. Ba mẹ cũng thường đặt câu hỏi liệu có nên dùng ghế trẻ em cho con của mình hay không. 

Trên thị trường hiện nay, ba mẹ có thể tìm thấy rất nhiều loại ghế trẻ em khác nhau. Chẳng hạn như ghế Bumbo, một loại ghế khá phổ biến và thường được nhiều phụ huynh lựa chọn cho trẻ từ 3-9 tháng tuổi hoặc các trẻ bắt đầu có thể ngẩng đầu lên. Ghế này được làm từ vật liệu đúc ôm sát cơ thể của trẻ để hỗ trợ trẻ trong việc ngồi. 

Nhà vật lý trị liệu nhi khoa Rebecca Talmud giải thích rằng đặt trẻ ở tư thế ngồi quá sớm hoặc trong thời gian dài có thể gây cản trở sự phát triển các kỹ năng của trẻ. Dễ hiểu hơn là khi trẻ chưa thể ngồi thẳng, khả năng kiểm soát thân và đầu chưa tốt, những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển tốt và có thể chuyển sang các động tác và tư thế mới khác.

Ba mẹ cần chờ đến khi trẻ gần đạt cột mốc ngồi thì hãy sử dụng ghế ngồi cho trẻ, không nên dùng ghế ngồi lúc trẻ chỉ 3 tháng tuổi mà hãy đợi đến trẻ khoảng 6-8 tháng tuổi nhé! 

Ngoài ra, đừng chỉ dựa vào và xem chiếc ghế là công cụ duy nhất để tập ngồi cho trẻ.

ghế tập ngồi cho trẻ em
Ba mẹ có nên dùng ghế ngồi cho trẻ em?

Làm thế nào để giúp trẻ tập ngồi?

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ phát triển khả năng ngồi theo quy luật tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, để làm được việc này đòi hỏi trẻ phải thực hành thường xuyên vì việc tự ngồi đòi hỏi sự thay đổi trọng lượng và kiểm soát phương hướng. Vậy đã biết trẻ mấy tháng biết ngồi thì phụ huynh cũng có thể hỗ trợ trẻ bằng cách biện pháp dưới đây.

Hãy tạo điều kiện cho trẻ tập ngồi thẳng, ngồi độc lập thường xuyên và nên để trẻ tự thân vận động, không nên hỗ trợ nâng đỡ quá nhiều. Thay vào đó hãy để cho trẻ có không gian riêng để tự học cách cân bằng cơ thể, việc tự nâng cao cơ thể và nâng đầu sẽ giúp trẻ nhận biết khả năng chống đỡ từ mông và chân. 

Ba mẹ nên đặt trẻ trên sàn nhiều hơn cho trẻ ngồi trên ghế cố định, việc này sẽ giúp kích thích khả năng ngồi độc lập của bé. Phụ huynh cũng nên cố gắng cho trẻ nằm sấp và chơi trên sàn nhà tối thiểu 2 đến 3 lần mỗi ngày, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện khả năng ngồi, bò và lăn. Hãy đặt những món đồ chơi yêu thích xung quanh trẻ và ba mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu thấy trẻ vẫn chưa ngồi vững vì mỗi trẻ sẽ có tiến độ phát triển khác nhau.

Trẻ mấy tháng ngồi được vững vàng
Cho trẻ nằm trên sàn nhà cũng sẽ góp phần vào quá trình phát triển kỹ năng của bé

Để giúp bé kiểm soát đầu được vững hơn, trong mấy tháng trẻ tập ngồi, ba mẹ hãy hỗ trợ nâng đầu và ngực bé thường xuyên. Bạn có thể thực hiện những động tác đơn giản như khuyến khích trẻ chơi úp mặt xuống sàn rồi gọi trẻ nhìn lên, việc này không chỉ giúp cho cơ thể trẻ linh hoạt hơn, cơ cổ phát triển mạnh mẽ, nâng cao khả năng kiểm soát đầu mà còn giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh.

Bên cạnh đó, hãy tận dụng đồ chơi sáng tạo và gương để kích thích các giác quan của bé. Âm thanh và hình ảnh sẽ giúp bé tập trung và phát triển thính giác cùng thị lực. Khi bé đã tự tin hơn, hãy đặt đồ chơi và các vật dụng ở gần tầm với của bé, kích thích bé dùng tay để nắm lấy và giữ thăng bằng.

khi nào trẻ biết ngồi
Ba mẹ có thể đặt đồ chơi yêu thích xung quanh khi bé tập ngồi để kích thích bé

Cha mẹ cũng có thể kẹp chân bé vào đùi hoặc đặt bé trong lòng với chân khoanh trên sàn, lưu ý giữ cho trẻ thẳng lưng, tránh làm vẹo cong lưng bé. Trong khi ngồi cùng bé, bạn có thể thực hiện những hoạt động bổ ích khác như đọc sách, nghe nhạc hoặc chơi các trò chơi vận động nhẹ cùng con.

Trong mấy tháng trẻ biết ngồi, bạn cũng có thể đặt trẻ ngồi một mình trên sàn và đặt gối hoặc đệm xung quanh để tránh cho trẻ ngã bị thương, giúp trẻ tự tin hơn khi ngồi một mình và thực hiện các hoạt động khác. Bên cạnh đó, khi trẻ mới bắt đầu tập ngồi, ba mẹ phải luôn ở gần trẻ để đề phòng cách trường hợp trẻ bị ngã hay muốn thể hiện khả năng mới với người thân. 

Tuy ở gần, nhưng ba mẹ hãy nhớ rằng nên để cho con có không gian riêng để con khám phá, trải nghiệm các chuyển động cơ thể và tiếp cận khác nhau của bản thân.

Những lưu ý khi tập ngồi cho trẻ

Nắm được thông tin trẻ em mấy tháng biết ngồi thì phụ huynh sẽ dễ dàng theo dõi, quan sát cũng như chăm sóc con trẻ hơn. Và dưới đây là một vài những điều mà cha mẹ cần lưu ý để giữ cho quá trình tập ngồi của con an toàn:

  • Khi trẻ mới bắt đầu tập ngồi, hãy giữ trẻ ngồi giữa 2 chân của bạn để có thể hỗ trợ từ mọi phí.
  • Nên để trẻ tập ngồi theo quy trình phát triển tự nhiên, phụ huynh không nên bắt buộc trẻ tập ngồi quá sớm. Ép buộc trẻ thực hiện tư thế ngồi quá sớm có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển của các kỹ năng khác.
  • Đảm bảo an toàn cho trẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thời gian tập ngồi, khu vực xung quanh cần được kiểm tra kỹ lưỡng, loại bỏ các vật dụng nguy hiểm như dao kéo, đồ sắt nhọn, ổ cắm điện, đồ chơi nhỏ, thuốc hay các chất độc hại.
  • Đảm bảo rằng các vật dụng hoặc vị trí nằm an toàn, phù hợp. Bạn cũng hoàn toàn có thể tìm mua các vật dụng như khóa nhà vệ sinh, khoá tủ, rào chắc, méo treo và các vật dụng bảo vệ an toàn trẻ em khác tại tất cả các cửa hàng trên toàn quốc. 
  • Luôn để trẻ trong tầm mắt để có thể hỗ trợ ngay khi bé té ngã, có thể sử dụng gối, mềm hay thảm để hỗ trợ và giảm áp lực khi bé té ngã.
  • Mặc dù chưa thể di chuyển nhiều nhưng khi nào bé biết ngồi chính là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng cho việc phát triển của bé, cất kỹ các vật nhọn, vật cứng, tránh tầm với và hoạt động của bé
  • Tránh mọi rủi ro gây nghẹt thở, nguy cơ từ vật liệu hay đồ chơi nguy hiểm bằng cách giữ chúng xa tầm với của bé. Bạn có thể nằm xuống sàn để kiểm tra mọi nguy cơ tiềm tàng ngang tầm mắt của bé.
  • Khi trẻ biết ngồi hoặc cố gắng kéo người lên, hãy điều chỉnh độ cao của nôi để đảm bảo an toàn tránh không cho trẻ không vượt qua độ cao của nôi. Lúc này, trẻ có thể thực hiện các khả năng vận động của bản thân mà không lo nguy hiểm mọi lúc trong ngày kể cả lúc ngủ. 
  • Thắt chặt dây an toàn khi trẻ ngồi trên ghế cao và các thiết bị ngồi khác để đảm bảo sự ổn định, đặc biệt là khi trẻ ngồi độc lập trong thời gian dài. Tránh đặt ghế trên các bề mặt cao, trong hoặc gần khu vực có nước để đảm bảo an toàn tối đa cho bé.
  • Không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều sản phẩm hỗ trợ để hạn chế tình trạng phụ thuộc, bé trở nên lười biếng tự ngồi. Hãy để bé phát triển theo cách tự nhiên, giúp bé xây dựng kỹ năng một cách linh hoạt và ngồi một cách tự tin.
  • Ngoài theo dõi trẻ mấy tháng biết bò, việc bổ sung dưỡng chất cho trẻ cũng đóng vai trò khá quan trọng, phụ huynh nên cân nhắc bổ sung cho bé các sản phẩm chứa lysine và những khoáng chất cần thiết khác như crom, kẽm, selen cũng như các vitamin thiết yếu thuộc nhóm B. Những chất này không chỉ giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé mà còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển sức khỏe toàn diện.
mấy tháng cho trẻ tập ngồi là được
Ba mẹ hãy để bé phát triển tự nhiên, không nên ép bé tập ngồi khi bé chưa sẵn sàng

Cột mốc tiếp theo của trẻ sau khi biết ngồi là gì? 

Sau cột mốc trẻ mấy tháng biết ngồi, khi bé tự nhận ra được rằng mình có thể hướng về phía trước từ tư thế ngồi và có thể giữ thăng bằng với tay và đầu gối, bé sẽ thích di chuyển về phía trước hoặc lùi lại bằng bốn chân. Việc này sẽ xuất hiện khi bé đạt 6 đến 7 tháng và bé sẽ thuần thục kỹ năng bò sau 10 tháng tuổi.

Khi tính hiếu động và sự tò mò của trẻ tăng lên cũng là lúc phụ huynh phải quan tâm đến việc giữ ấm cho trẻ kỹ hơn. Theo khuyến nghị bác sĩ nhi khoa, phụ huynh nên đợi cho đến khi bé có thể tự ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ rồi mới bắt đầu ăn thức ăn đặc sẽ bảo đảm cho sự an toàn và phát triển của trẻ.

Em bé mấy tháng biết ngồi
Sau khi biết ngồi bé sẽ linh hoạt và tập bò nhanh chóng hơn

FAQ – Những câu hỏi thường gặp về trẻ mấy tháng biết ngồi

Bên cạnh thông tin trẻ mấy tháng biết ngồi thì các bậc phụ huynh cũng có những thắc mắc, quan tâm phổ biến như dưới đây để có thể quan sát và chăm sóc con em đúng cách hơn.

Các hoạt động như thời gian nằm sấp (tummy time), chơi với đồ chơi trong khi nằm ngửa hoặc nằm sấp, và khuyến khích trẻ lăn từ trước ra sau và ngược lại có thể giúp trẻ phát triển cơ bắp và kỹ năng cần thiết để ngồi.

Để kích thích bé tập ngồi, bạn có thể sử dụng những đồ chơi sáng tạo và phù hợp với giai đoạn phát triển của bé, chẳng hạn như đôc chơi có âm thanh và màu sắc sặc sỡ, các đồ vật thông minh được sản xuất cho trẻ theo độ tuổi, việc này không chỉ giúp bé tập ngồi mà nó còn kích thích phát triển các giác quan cho bé. 

Trong mấy tháng bé tập ngồi phụ huynh có thể đỡ bé thực hiện một vài bài tập như tập gập bụng, tập đi xe đạp hay tập squat sẽ giúp cho quá trình tập ngồi của bé trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Chắc hẳn qua bài viết trên đây, phụ huynh đã có thêm những thông tin bổ ích về việc trẻ mấy tháng biết ngồi cũng như những điều cần lưu ý trong quá trình này. Tuy đây là một cột mốc phát triển quan trọng, nhưng ba mẹ không cần quá lo lắng mà hãy để bé tự do phát triển theo khả năng là tốt nhất nhé!

thong tin felisa momspa

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)