Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu nhận biết trẻ đang tập bò cần và lưu ý

tre may thang biet bo

BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Biết bò có lẽ một cột mốc rất đáng nhớ trong hành trình phát triển của trẻ. Trẻ mấy tháng biết bò có lẽ là thắc mắc của rất nhiều ba mẹ có con nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc đó cũng như những dấu hiệu để ba mẹ có thể nhận biết được!

Trẻ mấy tháng biết bò?

Vào giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu biết bò. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi bé mà giai đoạn này sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm hơn. Mặt khác, có những bé bỏ qua giai đoạn bò, tiến thẳng đến giai đoạn tự học cách đứng dậy bằng cách bám vào đồ vật xung quanh mình.

Mỗi bé đều sẽ có khả năng phát triển theo một cách riêng, vì thế ba mẹ đừng nên quá lo lắng về trẻ mấy tháng biết bò là tốt hoặc khi thấy bé nhà mình hơi chậm biết bò hơn so với các bé đồng trang lứa khác.

em bé biết bò trước hay ngồi trước
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu tập bò khi ở giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi

Một điều khác mà ba mẹ cần lưu ý nữa là không phải mọi trẻ sơ sinh đều bò theo cùng một cách. Bò bằng hai tay và đầu gối thường được thấy phổ biến nhất ở hầu hết các bé, nhưng cũng có bé gần như chỉ bò bằng hai tay, cũng có bé trườn bằng bụng với sự hỗ trợ của hai khuỷu tay.

Việc bò bằng hai tay và đầu gối là rất quan trọng để trẻ có thể phát triển khả năng phối hợp giữa các chi hai bên, phối hợp giữa tay và chân, hỗ trợ sự phát triển thần kinh và có vai trò quan trọng cho việc viết và đọc sau này của trẻ. Bên cạnh đó, cảm giác hai bàn tay và đầu gối tiếp xúc trên mặt đất giúp tạo ra nhận thức thiết yếu về “cơ thể trong không gian” . Hoạt động này còn giúp tăng cường sức mạnh cho cơ vai, hỗ trợ những kỹ năng vận động tốt khác cho trẻ như mặc quần áo, tự xúc thức ăn, cầm bút màu hoặc bút chì.

Dấu hiệu cho thấy trẻ sắp biết bò

Đã biết được trẻ sơ sinh mấy tháng biết bò thì một số dấu hiệu trẻ sắp biết bò mà ba mẹ có thể quan sát và dễ dàng nhận biết như:

  • Bé có thể tự ngồi vững mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào: Điều này chứng tỏ rằng các cơ cần thiết cho sự cân bằng và phối hợp đang phát triển tốt. Đây cũng chính là hai yếu tố thiết yếu để bé có thể tập bò thành công. Những bé biết lật sớm thường sẽ biết bò sớm hơn, vì bé sẽ có nhiều thời gian để tập luyện.
  • Bé rướn người khi nằm sấp: Nằm sấp giúp tăng cường cơ cổ và lưng cho trẻ. Khi đặt bé nằm sấp và bé cố tự mình rướn lên thì đó là dấu hiệu báo rằng bé đã sẵn sàng để tập bò.
  • Bé vô cùng hào hứng và thích thú khi nằm sấp trên sàn nhà hoặc bề mặt phẳng rộng: Đây là dấu hiệu cho thấy bé muốn tự mình di chuyển, không muốn bị bó buộc trong xe đẩy, ghế ăn hay được bế thường xuyên.
  • Bé bắt đầu để ý và thích thú với những đồ vật ở phạm vi xa và khó với tới được: Ba mẹ có thể tập cho bé bò bằng cách đặt đồ chơi hoặc đồ ăn ở xa tầm với của bé, để bé có thể bò tới lấy chúng.
trẻ sơ sinh mấy tháng biết bò
Trẻ mấy tháng biết bò và dấu hiệu nhận biết trẻ sắp tập bò

Các kiểu bò của trẻ

Thực tế là có rất nhiều kiểu bò khác nhau và mỗi bé sẽ có kiểu thích hợp nhất với bản thân mình và các chuyên gia cũng đã nói rằng điều đó là tốt. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, một số kiểu bò phổ biến nhất là:

  • Kiểu bò cổ điển: Bé sẽ luân phiên di chuyển hai tay với đầu gối đối diện, cùng phần bụng của bé nằm trên sàn.
  • Trườn bằng mông: Bé sẽ ngồi trên mông và dùng tay để đẩy mình tiến về phía trước.
  • Lăn: Có một số bé thích lăn cả người mình về hướng trẻ muốn.
  • Trườn kiểu bộ đội: Hay còn gọi là “bò biệt kích”. Với kiểu bò này, bé sẽ nằm sấp, dang hai chân ra sau rồi dùng tay kéo hoặc đẩy người mình về phía trước, khá giống như tư thế trườn trong quân đội.
  • Trườn cua: Bé sẽ dùng tay đẩy mình về phía trước trong khi phần đầu gối vẫn cong, giống hệt như một con cua đang bò vậy.
  • Bò kiểu gấu: Đây là kiểu bò biến thể của bò cổ điển. Bé lúc này sẽ giữ chân thẳng và tiếp xúc với mặt đất bằng lòng bàn chân.
trẻ mấy tháng biết bò
Mỗi em bé sẽ có một kiểu bò yêu thích

Ba mẹ nên làm gì để khuyến khích trẻ tập bò

Thường xuyên cho trẻ nằm sấp

Bố mẹ hãy thường xuyên cho bé nằm sấp, đó là bài tập rèn luyện sức mạnh rất hiệu quả cho bé. Nó sẽ giúp bé phát triển sức mạnh ở phần cánh tay, vai và thân. Những bộ phần này khi đủ cứng cáp và mạnh mẽ sẽ giúp bé rất nhiều trong việc tập bò.

em bé mấy tháng biết bò
Cho bé nằm sấp sẽ giúp phần cánh tay, vai và thân bé trở nên cứng cáp hơn

Tạo không gian an toàn cho trẻ

Nắm được thông tin em bé mấy tháng biết bò thì ba mẹ hãy chuẩn bị một khu vực riêng dành cho bé. Luôn dọn dẹp sạch sẽ, loại bỏ tất cả nguy hiểm tiềm ẩn và đảm bảo khu vực đó an toàn tuyệt đối. Hãy để bé của bạn có một chút thời gian tự do tự mình khám phá không gian xung quanh dưới sự giám sát cẩn thận của ba mẹ.

Sử dụng đồ chơi để kích thích trẻ

Hãy để một món đồ chơi yêu thích hoặc một đồ vật mới hấp dẫn ở ngoài tầm với của bé. Sau đó bố mẹ hãy gây chú ý và khuyến khích bé với lấy nó và xem liệu rằng trẻ có tiến về phía đó hay không. Điều này cũng có thể chuẩn bị cho những bước đi trong tương lai gần của bé.

Theo một vài nghiên cứu đã cho thấy rằng, những bé biết bò đến những đồ vật nằm trong tầm nhìn của mình và lấy chúng trong giai đoạn khoảng 11 tháng tuổi sẽ có nhiều khả năng biết đi hơn khi được 13 tháng.

em bé mấy tháng thì biết bò
Sử dụng những món đồ chơi hấp dẫn để kích thích trẻ tập bò

Những điều ba mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tập bò

Ngoài việc tìm hiểu trẻ em mấy tháng biết bò ba mẹ cũng cần phải đảm bảo tạo một không gian tập bò an toàn và hạn chế tối đa những nguy hiểm từ những vật dụng trong nhà. Một vài lưu ý bố mẹ nên biết như:

  • Lắp chốt và khoá an toàn trên tất cả các cửa tủ và ngăn kéo, phòng trường hợp tủ chứa dao, diêm, chất tẩy rửa, thuốc hay một số vật dụng gây nguy hiểm khác cho bé.
  • Dây cột rèm có thể thu hút sự chú ý của bé. Nó có thể gây nguy hiểm cho bé khi bé không để ý và bị quấn quanh cổ. Bố mẹ nên cột dây gọn gàng và rút ngắn dây ra khỏi tầm với của trẻ.
  • Với những nhà có cầu thang thì lắp đặt cổng an toàn là một điều bắt buộc. Cổng sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bé, nên trang bị cổng ở đầu và cuối cầu thang.
  • Đối với ổ cắm điện, bố mẹ nên trang bị nắp cắm điện để tránh trẻ tò mò và chạm tay vào ổ.
  • Các cạnh ghế, cạnh bàn có nhiều góc nhọn chính là nguy cơ tiềm ẩn khiến trẻ bị thương khi tập bò. Bố mẹ có thể bọc những góc nhọn này bằng cao su để đảm bảo an toàn hơn khi bé di chuyển
  • Bố mẹ hãy đặt những thiết bị, đồ vật, đặc biệt là những vật lớn có cân nặng ở vị trí cố định, tránh trường hợp bé vô tình va vào, làm ngã chúng và đè lên người bé.
  • Hãy trang bị cho cửa sổ những tấm chắn hoặc lưới an toàn, đặc biệt là những căn hộ trong chung cư, để tránh trường hợp trẻ tò mò bò ra ngoài và rơi xuống từ ban công.
  • Với những bình nước có chế độ nóng lạnh, bố mẹ nên đừng để bé tiến lại gần hoặc lắp khóa để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Hãy đặt những vật dụng nguy hiểm như thuốc, pin, kính,.. ở ngoài tầm với của trẻ em.
khoảng mấy tháng bé biết bò
Bố mẹ cần hết sức lưu ý đảm bảo sự an toàn khi bé đang trong giai đoạn tập bò

Khi nào ba mẹ cần quan tâm nếu con vẫn chưa biết bò?

Mốc phát triển của mỗi bé sẽ khác nhau, không bé nào giống bé nào và thông thường bé bị sinh non sẽ biết bò chậm hơn những bạn ở cùng trang lứa, vì vậy thông tin mấy tháng bé biết bò có thể không hoàn toàn đúng với tất cả các bé.

Nếu bé nhà bạn đã hơn 10 tháng tuổi mà vẫn chưa biết bò, bố mẹ có thể kiểm tra lại các yếu tố sau:

  • Bố mẹ hay ông bà có để bé tự chơi trên sàn nhà nhiều không?
  • Bố mẹ có thường cho trẻ vào ghế ngồi bệt, xe đẩy hay cho bé tự chơi tại chỗ không?
  • Bố mẹ có khuyến khích trẻ với lấy đồ chơi mình thích trên sàn nhà không?

Nếu bé phát triển bình thường và gia đình cũng đã làm tất cả những điều trên, lúc này bạn chỉ cần kiên nhẫn, cho bé thời gian từ từ trải nghiệm và tập bò là được bạn nhé.

Tuy nhiên, nếu trẻ đã hơn 1 tuổi nhưng vẫn chưa biết bò hay đi đứng thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Đôi khi, trẻ sẽ gặp một số vấn đề về thần kinh hoặc chậm phát triển cơ thể. Lúc này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phương pháp phù hợp để điều trị cho trẻ.

mấy tháng trẻ biết bò trên sàn
Mỗi bé khác nhau sẽ có thời gian tập bò khác nhau, bố mẹ hãy quan sát và theo dõi con thật kỹ

FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về trẻ mấy tháng biết bò

Bên cạnh những thông tin về trẻ mấy tháng biết bò đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.

Thông thường em bé sẽ biết ngồi trước khi biết bò. Khi ngồi, bé có thể dùng bàn tay và cánh tay của mình để chống đỡ cơ thể, sau đó biết co gối để tự đẩy mình về phía trước. Ngoài ra, em bé còn có thể trườn bằng bụng của mình ngay cả khi chưa biết ngồi.

Không có một quy tắc cứng nhắc nào về việc nên cho bé bò trên sàn nhà hay thảm sẽ tốt hơn. Điều quan trọng duy nhất ở đây chính là tạo ra một môi trường an toàn cho con, không có những đồ vật gây nguy hiểm xung quanh và không có nguy cơ ngã, trượt.

Biết bò là một bước phát triển quan trọng trong quá trình trưởng thành của bé. Những lợi ích khi bé biết bò có thể kể đến như:

  • Phát triển cơ bắp
  • Phát triển tư thế và sự cân bằng cho cơ thể trẻ
  • Tăng cường khả năng thích ứng và khám phá thế giới xung quanh
  • Phát triển trí thông minh cảm giác
  • Tăng cường sự độc lập
  • Phát triển kỹ năng xã hội
  • Chủ động tiếp cận đồ chơi và tài liệu học tập

Mỗi trẻ đều có tốc độ phát triển khác nhau, nên cũng sẽ có sự khác biệt về thời gian mấy tháng trẻ biết bò. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến điều này bao gồm tư thế ngồi, sự phát triển cơ bắp, mức độ tò mò và thích thú của trẻ, môi trường mà trẻ được nuôi dưỡng và khuyến khích.

Trong hành trình nuôi dạy con cái, mỗi cột mốc mà bé trải qua đều mang lại những niềm vui to lớn đối với ba mẹ, giai đoạn bé biết bò cũng vậy. Đây là lúc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho ba mẹ những kiến thức hữu ích về trẻ mấy tháng biết bò cũng như những lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.

thong tin felisa momspa

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)