Bảng chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh đến 18 tuổi chuẩn WHO

can nang tre so sinh

BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh là một trong những dấu hiệu quan trọng và đơn giản nhất để bậc ba mẹ có thể theo dõi sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy thì chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ thế nào? Có những yếu tố nào giúp phát triển chiều cao cân nặng? Các bậc ba mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Để theo dõi và quan sát sự phát triển của trẻ, ba mẹ có thể theo dõi bảng phát triển chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh đến 10 tuổi theo tổ chức WHO công bố:

bảng cân nặng bé trai chuẩn
Trên đây là bảng chiều cao và cân nặng chuẩn ở bé nam và bé nữ theo WHO

Bảng tra cứu chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ được chia thành 3 cột chính, bao gồm: Bé trai, tháng tuổi và bé gái. Cách tra cứu cũng vô cùng đơn giản, ba mẹ chỉ cần xem cột giữa để tìm đúng hàng có tháng tuổi tương ứng, sau đó di chuyển sang hai bên trái phải tùy thuộc vào giới tính để xem chỉ số. Sau đó, nhìn lên cột ký hiệu phía trên để biết tình trạng cơ thể của trẻ, cụ thể như sau:

  • TB: Đây là chỉ số chuẩn, bé đang phát triển ổn định
  • Trên +2SD: Nếu thuộc chỉ số cân nặng thì trẻ có nguy cơ béo phì còn nếu liên quan đến chiều cao thì bé có khả năng cao hơn mức bình thường
  • Dưới -2SD: Bé có thể đang gặp vấn đề về cân nặng và chiều cao, có thể bị thấp còi hoặc suy dinh dưỡng

Chiều cao cân nặng bé gái từ 0 – 11 tháng tuổi

Tháng tuổiCân nặngChiều cao
0 tháng3.31 kg (7.3 lb)49.2 cm (19.4″)
1 tháng4.35 kg (9.6 lb)53.8 cm (21.2″)
2 tháng5.3 kg (11.7 lb)56.1 cm (22.1″)
3 tháng6.03 kg (13.3 lb)59.9 cm (23.6″)
4 tháng6.62 kg (14.6 lb)62.2 cm (24.5″)
5 tháng7.17 kg (15.8 lb)64.2 cm (25.3″)
6 tháng7.53 kg (16.6 lb)64.1 cm (25.9″)
7 tháng7.9 kg (17.4 lb)67.3 cm (26.5″)
8 tháng8.21 kg (18.1 lb)68.8 cm (27.1″)
9 tháng8.53 kg (18.8 lb)70.1 cm (27.6″)
10 tháng8.8 kg (19.4 lb)71.6 cm (28.2″)
11 tháng9.03 kg (19.9 lb)72.8 cm (28.7″)

Chiều cao cân nặng bé gái từ 12 – 23 tháng tuổi

Tháng tuổiCân nặngChiều cao
12 tháng9.25 kg (20.4 lb)74.1 cm (29.2″)
13 tháng9.53 kg (21.0 lb)74.1 cm (29.2″)
14 tháng9.75 kg (21.5 lb)76.4 cm (30.1″)
15 tháng9.98 kg (22.0 lb)77.7 cm (30.6″)
16 tháng10.2 kg (22.5 lb)78.4 cm (30.9″)
17 tháng10.43 kg (23.0 lb)79.7 cm (31.4″)
18 tháng10.61 kg (23.4 lb)80.7 cm (31.8″)
19 tháng10.84 kg (23.9 lb)81.7 cm (32.2″)
20 tháng11.07 kg (24.4 lb)82.8 cm (32.6″)
21 tháng11.3 kg (24.9 lb)83.5 cm (32.9″)
22 tháng11.52 kg (25.4 lb)84.8 cm (33.4″)
23 tháng11.75 kg (25.9 lb)85.1 cm (33.5″)
bảng cân nặng bé gái chuẩn
Chiều cao và cân nặng trung bình của bé gái từ 12 đến 23 tháng tuổi

Chiều cao cân nặng bé gái từ 2 – 12 tuổi

TuổiCân nặngChiều cao
2 tuổi12.02 kg (26.5 lb)85.5 cm (33.7″)
3 tuổi14.29 kg (31.5 lb)94 cm (37.0″)
4 tuổi15.42 kg (34.0 lb)100.3 cm (39.5″)
5 tuổi17.92 kg (39.5 lb)107.9 cm (42.5″)
6 tuổi19.96 kg (44.0 lb)115.5 cm (45.5″)
7 tuổi22.45 kg (49.5 lb)121.1 cm (47.7″)
8 tuổi25.85 kg (57.0 lb)128.2 cm (50.5″)
9 tuổi28.12 kg (62.0 lb)133.3 cm (52.5″)
10 tuổi31.98 kg (70.5 lb)138.4 cm (54.5″)
11 tuổi36.97 kg (81.5 lb)144 cm (56.7″)
12 tuổi41.5 kg (91.5 lb)149.8 cm (59.0″)

Chiều cao cân nặng bé gái từ 13 – 20 tuổi

TuổiCân nặngChiều cao
13 tuổi45.81 kg (101.0 lb)156.7 cm (61.7″)
14 tuổi47.63 kg (105.0 lb)158.7 cm (62.5″)
15 tuổi52.16 kg (115.0 lb)159.7 cm (62.9″)
16 tuổi53.52 kg (118.0 lb)162.5 cm (64.0″)
17 tuổi54.43 kg (120.0 lb)162.5 cm (64.0″)
18 tuổi56.7 kg (125.0 lb)163 cm (64.2″)
19 tuổi57.15 kg (126.0 lb)163 cm (64.2″)
20 tuổi58.06 kg (128.0 lb)163.3 cm (64.3″)

Chiều cao cân nặng bé trai từ 0 – 11 tháng tuổi

Tháng tuổiCân nặngChiều cao
0 tháng3.3 kg (7.4 lb)49.8 cm (19.6″)
1 tháng4.4 kg (9.8 lb)54.8 cm (21.6″)
2 tháng5.58 kg (12.3 lb)58.4 cm (23.0″)
3 tháng6.4 kg (14.1 lb)61.4 cm (24.2″)
4 tháng7 kg (15.4 lb)64 cm (25.2″)
5 tháng7.53 kg (16.6 lb)66 cm (26.0″)
6 tháng7.94 kg (17.5 lb)67.5 cm (26.6″)
7 tháng8.3 kg (18.3 lb)69 cm (27.2″)
8 tháng8.62 kg (19.0 lb)70.6 cm (27.8″)
9 tháng8.9 kg (19.6 lb)71.8 cm (28.3″)
10 tháng9.12 kg (20.1 lb)73.1 cm (28.8″)
11 tháng9.43 kg (20.8 lb)74.4 cm (29.3″)
bảng cân nặng chuẩn cho trẻ
Ba mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0 12 tháng

Chiều cao cân nặng bé trai từ 12 – 23 tháng tuổi

TuổiCân nặngChiều cao
12 tháng9.66 kg (21.3 lb)75.7 cm (29.8″)
13 tháng9.89 kg (21.8 lb)76.9 cm (30.3″)
14 tháng10.12 kg (22.3 lb)77.9 cm (30.7″)
15 tháng10.3 kg (22.7 lb)79.2 cm (31.2″)
16 tháng10.52 kg (23.2 lb)80.2 cm (31.6″)
17 tháng10.75 kg (23.7 lb)81.2 cm (32.0″)
18 tháng10.93 kg (24.1 lb)82.2 cm (32.4″)
19 tháng11.16 kg (24.6 lb)83.3 cm (32.8″)
20 tháng11.34 kg (25.0 lb)84 cm (33.1″)
21 tháng11.57 kg (25.5 lb)85 cm (33.5″)
22 tháng11.75 kg (25.9 lb)86.1 cm (33.9″)
23 tháng11.93 kg (26.3 lb)86.8 cm (34.2″)

Chiều cao cân nặng bé trai từ 2 – 12 tuổi

TuổiCân nặngChiều cao
2 tuổi12.47 kg (27.5 lb)86.8 cm (34.2″)
3 tuổi14.06 kg (31.0 lb)95.2 cm (37.5″)
4 tuổi16.33 kg (36.0 lb)102.3 cm (40.3″)
5 tuổi18.37 kg (40.5 lb)109.2 cm (43.0″)
6 tuổi20.64 kg (45.5 lb)115.5 cm (45.5″)
7 tuổi22.9 kg (50.5 lb)121.9 cm (48.0″)
8 tuổi25.63 kg (56.5 lb)128 cm (50.4″)
9 tuổi28.58 kg (63.0 lb)133.3 cm (52.5″)
10 tuổi32 kg (70.5 lb)138.4 cm (54.5″)
11 tuổi35.6 kg (78.5 lb)143.5 cm (56.5″)
12 tuổi39.92 kg (88.0 lb)149.1 cm (58.7″)

Chiều cao cân nặng bé trai từ 13 – 20 tuổi

TuổiCân nặngChiều cao
13 tuổi45.36 kg (100.0 lb)156.2 cm (61.5″)
14 tuổi50.8 kg (112.0 lb)163.8 cm (64.5″)
15 tuổi56.02 kg (123.5 lb)170.1 cm (67.0″)
16 tuổi60.78 kg (134.0 lb)173.4 cm (68.3″)
17 tuổi64.41 kg (142.0 lb)175.2 cm (69.0″)
18 tuổi66.9 kg (147.5 lb)175.7 cm (69.2″)
19 tuổi68.95 kg (152.0 lb)176.5 cm (69.5″)
20 tuổi70.3 kg (155.0 lb)177 cm (69.7″)
chiều cao bé trai chuẩn nhất
Ba mẹ có thể theo dõi sự phát triển cân nặng chiều cao của bé trai theo bảng trên

Trung bình chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ

Trung bình chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ có sự khác biệt theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Ở độ tuổi này, cân nặng trung bình của trẻ thường rơi vào khoảng 3,175 kg và có chiều cao trung bình khoảng 49,5 cm.
  • Trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi: Hầu hết trẻ ở giai đoạn này thường phát triển từ 10 – 12 cm và tăng khoảng 2,27 kg về cân nặng, đây cũng là lúc mà cơ thể của bé trở nên linh hoạt và cứng cáp hơn.
  • Trẻ từ 2-5 tuổi: Từ cột mốc 2 tuổi, trung bình mỗi năm bé sẽ tăng khoảng 1,996 kg và chiều cao của bé cũng sẽ tăng thêm khoảng 8 cm khi bé từ 2 – 3 tuổi và tăng 7 cm khi bé 3 – 4 tuổi. Khi trẻ đạt 24 đến 30 tháng tuổi, bé thường sẽ đạt được phân nửa chiều cao của một người trưởng thành.
  • Trẻ từ 5 – 8 tuổi: Trẻ thường tăng từ 5 – 8 cm và khoảng 2 – 3 kg mỗi năm từ mốc 6 tuổi cho đến tuổi dậy thì. Đây cũng là mốc thời gian quan trọng trong việc phát triển chiều cao cân nặng bé gái và bé trai.
chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi
Mỗi giai đoạn bé sẽ có sự phát triển chiều cao và cân nặng khác nhau

Cách đo chiều cao trẻ sơ sinh chuẩn

Thường xuyên kiểm tra và theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái từ 0 đến 24 tháng là cách để ba mẹ dễ dàng chăm sóc và hỗ trợ cho sự phát triển của con. Và để đo chiều cao cho trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi chính xác nhất, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp đo chiều dài khi bé đang nằm theo các bước dưới đây:

  • Đặt bé nằm xuống một mặt phẳng, có thể là sàn nhà hoặc trên giường, đừng quên cởi bỏ các vật dụng cá nhân như giày, dép hay mũ.
  • Chuẩn bị sẵn thước đo, đặt bên cạnh bé và giữ thước đo song song với chiều dài của bé khi bé đang nằm.
  • Duỗi thẳng đôi chân của bé và để cho hai gót chân của bé chạm nhẹ vào nhau.
  • Thực hiện đo chiều dài từ chóp đầu cho đến gót chân, lấy kết quả theo centimet đến một số thập phân.
bảng chiều cao cân nặng chuẩn trẻ
Cách thức đo chiều cao cho trẻ tại nhà nhanh chóng và đơn giản

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh

Gen từ ba mẹ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đặc điểm về chiều cao cân nặng của trẻ nhỏ, tuy nhiên nó không phải là yếu tố quyết định mà còn có sự tác động từ nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như:

Trẻ sinh non

Em bé sinh non thường có cân nặng nhẹ hơn so với trẻ đủ tháng và ngược lại trẻ sinh dư tháng thường sẽ có trọng lượng nặng hơn so với cân nặng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể phản ánh sự vận động chủ quan trong quá trình mang thai.

Sức khỏe của mẹ bầu

Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng, chăm sóc kém hay sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của trẻ, khiến trẻ nhẹ cân hơn mức chuẩn. Và ngược lại nếu phụ nữ có thai kỳ tiểu đường hoặc bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng, tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai thì em bé có thể sẽ nặng hơn so với chiều cao cân nặng chuẩn của bé việt nam.

chiều cao cân nặng chuẩn ở trẻ
Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai cũng có ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của em bé

Giới tính của bé

Chiều cao và cân nặng bé trai thường nhỉnh hơn so với chiều cao và cân nặng bé gái ngay từ khi mới sinh ra.

Nội tiết tố

Nếu nội tiết tố của trẻ gặp vấn đề, hormone tăng trưởng hay hormone tuyến giáp phát triển không ổn định thì cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng toàn diện của trẻ.

Yếu tố di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, các căn bệnh di truyền như hội chứng Down, hội chứng Turner hay hội chứng Noona cũng sẽ khiến cho chiều cao và cân nặng của trẻ khác biệt so với bạn cùng trang lứa.

cân nặng trẻ sơ sinh đúng chuẩn
Yếu tố di truyền từ ba mẹ sẽ tác động đến sự phát triển của bé

Yếu tố sức khỏe

Các vấn đề sức khỏe như ung thư, bệnh thận hoặc xơ nang đều có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa gặp vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển, khiến cho chiều cao cân nặng bé trai và bé gái thấp hơn mức trung bình.

Thời lượng và chất lượng giấc ngủ

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe và sự phát triển không chỉ ở trẻ nhỏ và thậm chí là đối với người lớn. Bé ngủ đủ giấc và có chất lượng giấc ngủ tốt thường có xu hướng phát triển chiều cao nhanh chóng và ổn định hơn.

Các loại thuốc mà trẻ đang dùng

Sử dụng một số loại thuốc chẳng hạn như Corticosteroid có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ. Trong một vài trường hợp cần thiết, ba mẹ có thể tìm đến bác sĩ và chuyên gia để điều chỉnh và thay đổi loại thuốc.

Loại sữa đang sử dụng

Lựa chọn đúng loại sữa cũng có ảnh hưởng đáng kể đến bảng chiều cao cân nặng của trẻ nhỏ. Trong giai đoạn đầu, trẻ bú sữa mẹ thường sẽ tăng cân nhanh hơn so với trẻ dùng sữa công thức, tuy nhiên sự chênh lệch này sẽ giảm đi cùng với sự lớn lên của trẻ. Đến 2 tuổi thì trẻ dùng sữa công thức hay bú mẹ thường có cân nặng tương đương.

Chi tiết cân nặng trẻ sơ sinh
Ba mẹ cần phải lựa chọn loại sữa công thức chất lượng cho trẻ

Phương pháp giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng toàn diện

Từ những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ được đề cập ở trên, ta có thể thấy rằng yếu tố giới tính và di truyền là không thể thay đổi. Vậy nên để tối ưu hóa sự phát triển chiều cao cân nặng chuẩn của bé, ba mẹ có thể tập trung vào những yếu tố khách quan từ bên ngoài và có thể cải thiện được, chẳng hạn như lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày.

Bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức

Thông thường, trẻ từ 6 tháng tuổi thường được ba mẹ cho uống nước nhiều hơn để giải cơn khát, tuy nhiên nước lọc hoặc nước suối thường không chứa các chất dinh dưỡng cần thiết hay calo nên sẽ không thể hỗ trợ cho việc phát triển chiều cao cân nặng cho trẻ.

Vậy nên ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng sữa công thức hoặc sữa mẹ, nó không chỉ giúp giải khát mà còn bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể tham khảo và cân nhắc sử dụng những loại sữa chuyên dùng để phát triển cân nặng và chiều cao.

Cho bé ăn thêm bữa phụ

Nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết, ba mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm bữa phụ hoặc thậm chí một bữa chính khi bé đã thích nghi và ăn tốt những bữa chính cơ bản trong ngày. Tùy vào lịch sinh hoạt mà ba mẹ có thể phân bố thời gian của từng bữa ăn, trung bình bé có thể ăn sau 2 tiếng kể từ khi thức dậy.

cân nặng trẻ sơ sinh bé trai
Ba mẹ có thể cân nhắc thêm bữa phụ khi bé đủ tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Để trẻ có thể phát triển tốt theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn, ba mẹ có thể hỗ trợ xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ bằng các cách sau:

  • Tăng cường bổ sung cho bé đa dạng các loại rau củ, trái cây và các loại thực phẩm bổ sung nhằm đảm bảo bé nhận đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Chọn lựa nguồn protein từ các loại thịt nạc như thịt gà, thịt heo, thịt bò và các loại đậu như đậu lăng để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của bé.
  • Nên cho bé sử dụng các loại sữa tách béo hoặc ít béo, bên cạnh đó hãy bổ sung chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai ít béo.
  • Nhắc nhở bé uống nước thường xuyên và đảm bảo bé uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
  • Hạn chế cho bé dùng thức ăn nhanh, thực phẩm có chất béo bão hòa hay có nhiều đường.

Hạn chế cho trẻ ăn vặt

Để tối ưu hóa chế độ ăn uống của trẻ nhỏ, ba mẹ có thể cắt giảm các món quà vặt chứa nhiều calo và đường mà thay vào đó hãy cho con sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như:

  • Những loại rau củ quả như cà rốt, bông cải, ớt chuông,…
  • Trái cây như táo hay chuối
  • Bổ sung các loại quả mọng, chẳng hạn như dâu tây, mâm xôi hay việt quất
  • Những loại thức ăn có chứa nhiều axit béo như omega 3

Khuyến khích các hoạt động thể chất ở trẻ

Hoạt động thể chất ngoài trời không chỉ hỗ trợ cho việc phát triển chiều cao cân nặng ở trẻ mà còn mang đến nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của trẻ, cụ thể như:

  • Hỗ trợ phát triển xương vững chắc và tăng chiều cao.
  • Giảm tình trạng căng thẳng, lo âu và cảm xúc tiêu cực ở trẻ.
  • Vận động thường xuyên sẽ giúp giảm huyết áp một cách hiệu quả.
  • Giúp quản lý cân nặng cho trẻ hiệu quả hơn.
cân nặng trẻ sơ sinh bé gái
Cho bé vui chơi ngoài trời có nhiều tác động tích cực cho cơ thể

Ba mẹ có thể tạo điều kiện cho trẻ từ 3 – 5 tuổi tham gia hoạt động thể chất càng nhiều càng tốt hoặc thậm chí là vui chơi suốt cả ngày. Trong khi đó, trẻ từ 6 – 18 tuổi cần vận động tối thiểu 60 phút mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe toàn diện.

Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

Để đảm bảo sự phát triển cho chiều cao và cân nặng chuẩn bé gái và bé trai, ba mẹ nên hạn chế thời gian trẻ tiếp xúc với màn hình TV, máy tính, chơi game hoặc xem mạng xã hội tối đa chỉ 2 tiếng mỗi ngày.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ còn khuyến cáo rằng ba mẹ nên cho trẻ dưới 2 tuổi tránh tiếp xúc với màn hình điện tử mà thay vào đó hãy tham gia vào các hoạt động gia đình khác.

Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc

Thói quen ngủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, ngủ không đủ giấc có thể mang đến cảm giác thèm ăn, dễ bị căng thẳng nên có khả năng cao dẫn đến tình trạng béo phì. Vậy nên, ba mẹ cần phải xác định thời gian ngủ phù hợp dựa trên độ tuổi của bé. Thường thì trẻ cần ngủ đủ 9 – 12 tiếng mỗi ngày để cung cấp đầy đủ điều kiện phát triển cần thiết cho cơ thể của trẻ nhỏ.

cân nặng trẻ sơ sinh bé trai và gái
Ngủ đủ giấc là điều kiện quan trọng để trẻ phát triển toàn diện

FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về cân nặng trẻ sơ sinh

Bên cạnh những thông tin về cân nặng chuẩn và những cách phát triển cân nặng trẻ sơ sinh sao cho hợp lý thì nhiều ba mẹ cũng thắc mắc về những vấn đề sau, nếu như bạn cũng có cùng thắc mắc thì có thể tham khảo những câu hỏi dưới đây nhé.

Trong trường hợp sữa mẹ không đủ cung cấp hoặc mẹ không thể luôn bên cạnh để cho con bú thì ba mẹ có thể cân nhắc cho trẻ sử dụng sữa công thức. Tuy nhiên ba mẹ nên chờ đến khi bé được 4 tháng tuổi thì hãy bổ sung sữa bột vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. 

Nếu trẻ gặp khó khăn khi bú, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia tư vấn để tìm ra tư thế thoải mái và nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Hoặc mẹ cũng có thể tham khảo các bài tập như xoa bóp cằm hoặc tương tác với môi của bé, việc này có thể giúp cải thiện quá trình bú và giúp bé có cân nặng ổn định.

Bên cạnh tham khảo bảng chiều cao cân nặng của trẻ thì ba mẹ cũng có thể kiểm tra việc hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ bằng cách theo dõi số lần bé đi tiêu và tã ướt mỗi ngày, cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh thường có ít nhất 1 – 2 tã ướt mỗi ngày và phân màu đen.
  • Khi bé đạt 4 – 5 ngày tuổi, thường nên có 6 – 8 lần tã ướt tã và đi phân mềm màu vàng sau mỗi 24 giờ.
  • Trẻ từ 1-2 tháng tuổi có thể có từ 4-6 tã ướt mỗi ngày và đi phân ít nhất 3 lần mỗi ngày, nếu lượng nước tiểu hoặc phân giảm, có thể cần thêm dinh dưỡng cho bé.

Thường xuyên kiểm tra chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh giúp ba mẹ dễ theo dõi sự phát triển của trẻ và có thể phát hiện kịp thời nếu sức khỏe bé có vấn đề. Trong trường hợp cần thiết có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tối ưu hóa quá trình phát triển của bé.

thong tin felisa momspa

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)