Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng tuổi đầy đủ, mới nhất

lich tiem chung cho tre so sinh

BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Vắc-xin là một sự đột phá trong y tế dự phòng. Thực hiện đầy đủ theo lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ. Chính vì thế, để bảo vệ cho con, ba mẹ cần ghi nhớ đầy đủ lịch tiêm phòng cho trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi ở bài viết dưới đây.

Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Theo lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, có hai mũi tiêm quan trọng cần tiêm cho bé lúc này, là:

  • Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, tiêm mũi 1 vắc-xin phòng viêm gan B hoặc càng sớm càng tốt nếu con bị hoãn chưa tiêm.
  • Trong vòng 30 ngày đầu sau sinh, tiêm vắc-xin phòng bệnh Lao.
lịch tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cần tiêm 1 mũi vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Ở giai đoạn bé được 1 tháng tuổi, hãy tiêm tiếp mũi 2 vắc-xin phòng bệnh viêm gan B nếu mẹ có virus viêm gan B.  Nếu mẹ không nhiễm virus viêm gan B thì mũi 2 sẽ được tiêm vào lúc bé được 2 tháng tuổi trong vắc-xin kết hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 chứa thành phần viêm gan B.

Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh từ 6 tuần – 2 tháng tuổi

Những mũi tiêm cho trẻ sơ sinh giai đoạn từ 6 tuần đến 2 tháng tuổi như sau:

  • Uống liều 1 vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus.
  • Trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên sẽ bắt đầu tiêm mũi 1 vắc-xin phòng viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu.
  • Lúc trẻ tròn 2 tháng tuổi sẽ tiêm mũi 2 vắc-xin phòng bệnh viêm gan B và mũi 1 phòng ho gà – bạch hầu – bại liệt – uốn ván – viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae.

Ba mẹ có thể cho bé sử dụng vắc-xin 6 trong 1 của chương trình tiêm chủng dịch vụ hoặc vắc-xin 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng mở rộng + uống thêm liều 1 vắc-xin phòng bại liệt.

lịch chích ngừa cho bé 2 tháng
Tùy vào độ tuổi mà sẽ có những mũi tiêm yêu cầu khác nhau ba mẹ cần nắm rõ

Lịch tiêm chủng cho bé 3 tháng tuổi

Các mũi tiêm cho bé 3 tháng tuổi mà ba mẹ cần lưu ý là:

  • Uống liều 2 vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus.
  • Tiêm mũi 2 vắc-xin phòng viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu.
  • Tiêm mũi 3 vắc-xin phòng bệnh viêm gan B và mũi 2 phòng ho gà – bạch hầu – bại liệt – uốn ván – viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi do Haemophilus influenzae.

Có thể có bé tiêm mũi 2 vắc-xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 + uống liều 2 vắc-xin phòng bại liệt trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Lịch tiêm phòng cho bé 4 tháng tuổi

Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi sẽ gồm những mũi tiêm quan trọng như:

  • Uống liều 3 vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (nếu sử dụng vắc-xin Rotateq của Mỹ).
  • Tiêm mũi 3 vắc-xin phòng viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu.
  • Tiêm mũi 4 vắc-xin phòng bệnh viêm gan B và mũi 3 phòng ho gà – bạch hầu – bại liệt – uốn ván – viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng do vi khuẩn Haemophilus influenzae.

Hoặc tiêm mũi 3 vắc-xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 + uống liều 3 vắc-xin phòng bại liệt trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

những mũi tiêm cho trẻ sơ sinh
Tiêm vắc-xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia sẽ giúp bé phát triển toàn diện

Lịch tiêm phòng cho bé 5 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, ba mẹ chỉ cần tiêm 1 liều vắc-xin phòng bại liệt nếu lúc bé 2, 3, 4 tháng tuổi sử dụng vắc-xin 5 trong 1 và uống vắc xin phòng bại liệt trong Chương trình tiêm chủng quốc gia ở Phường/ xã.

Lịch tiêm chủng cho trẻ 6 tháng tuổi

Sổ tiêm chủng cho bé giai đoạn 6 tháng tuổi sẽ bổ sung thêm:

  • Mũi 1 vắc-xin phòng bệnh cúm, và mũi 2 sẽ tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiếp tục tiêm nhắc lại hàng năm.
  • Mũi 1 vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu B, C. Mũi 2 sẽ tiêm cách nhau tối thiểu 6 – 8 tuần (thường là 2 tháng).

Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi

Lịch tiêm vắc xin cho trẻ 9 -12 tháng tuổi cụ thể như sau:

  • Tiêm mũi 1 vắc-xin phòng bệnh sởi hoặc vắc-xin phòng quai bị – rubella – sởi (MMR). Nếu mũi 1 tiêm lúc trẻ ở giai đoạn 9 đến dưới 12 tháng thì vắc-xin phòng quai bị – rubella – sởi phải tiêm cách mũi sởi hoặc MMR 6 tháng, tiêm nhắc lại MMR sau 4 năm. Khi có dịch sởi xảy ra, trẻ từ 6 tháng tuổi có thể sử dụng vắc-xin phòng sởi MVVAC.
  • Trẻ trước 1 tuổi nếu không được tiêm vắc-xin có thành phần kháng nguyên sởi thì lúc 12 tháng, tiêm mũi 1 vắc-xin phòng quai bị – rubella – sởi (MMR). Sau 6 tháng, ba mẹ có thể tiêm tăng cường cho bé 1 mũi vắc-xin sởi – rubella (MR) hoặc phòng sởi MVVAC. Và 4 năm sau tiêm nhắc lại MMR mũi 2.
  • Từ 9 tháng tuổi, có thể cho trẻ tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản (Imojev), 2 mũi được tiêm cách nhau 1 – 2 năm. Có thể tiêm cùng ngày với vắc-xin phòng sởi và sởi – quai bị – rubella. Hoặc ba mẹ cũng có thể cho trẻ tiêm cách vắc-xin này tối thiểu 1 tháng.
lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
Hãy tiêm vắc-xin cho con ở những cơ sở y tế phường/xã, thành phố để đảm bảo an toàn cho con

Lịch tiêm chủng cho bé từ 12 – 24 tháng tuổi

Ở giai đoạn từ 12 – 24 tháng tuổi, lịch tiêm vacxin cho trẻ phức tạp hơn những giai đoạn khác. Ba mẹ sẽ cần lưu ý để cho bé tiêm đầy đủ:

  • Nếu bé chưa được tiêm Imojev mũi 1 thì ba mẹ có thể chọn vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B.
  • Mũi 1 vắc-xin Imojev và nhắc lại mũi 2 sau 1 – 2 năm.
  • Mũi 1 vắc-xin Jevax và mũi 2 tiêm sau đó 1 – 2 tuần. Mũi 3 vắc-xin sẽ tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần, cho đến khi ít nhất bé tròn 15 tuổi.
  • Mũi 1 vắc-xin phòng bệnh thủy đậu, sau 4 năm tiêm nhắc lại mũi 2.
  • Mũi 1 vắc-xin phòng bệnh viêm gan A. Tiêm lại mũi 2 sau 6 – 12 tháng.
  • Vắc-xin phòng bệnh viêm gan B và mũi 4 phòng ho gà – bạch hầu – bại liệt – uốn ván – viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng do vi khuẩn Haemophilus influenzae hoặc vắc-xin 6 trong 1 lúc 18 tháng. Phải tiêm đủ trước khi bé được 24 tháng tuổi.
  • Mũi 1 vắc-xin phòng thương hàn khi bé tròn 24 tháng. Và tiêm nhắc lại mũi 2 sau 3 năm.

Bảng tổng hợp các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh

Lịch tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng tuổi cụ thể như sau:

Độ tuổiVắc – xinLưu ý
Sơ sinhVắc xin viêm gan BSớm nhất có thể sau sinh
Vắc xin phòng bệnh LaoTrong 30 ngày sau sinh
2 tháng tuổiVắc xin 6 trong 1: Uốn ván; ho gà; bạch hầu; viêm màng não do vi khuẩn Hib; viêm gan virus B; bại liệtMũi 1
Vắc xin Phế cầuMũi 1
Vắc xin Rota virusLiều 1
3 tháng tuổiVắc xin 6 trong 1: Uốn ván; ho gà; bạch hầu; viêm màng não do vi khuẩn Hib; viêm gan virus B; bại liệtMũi 2
Vắc xin Phế cầuMũi 2
Vắc xin Rota virusLiều 2
4 tháng tuổiVắc xin 6 trong 1: Uốn ván; ho gà; bạch hầu; viêm màng não do vi khuẩn Hib; viêm gan virus B; bại liệtMũi 3
Vắc xin Phế cầuMũi 3
Vắc xin Rota virusLiều 3 (tùy loại vắc-xin)
6 tháng tuổiVắc xin viêm màng não do não mô cầu B+CMũi 1
Vắc xin cúmMũi 1
9 tháng tuổiVắc xin viêm não Nhật BảnMũi 1 (tùy loại vắc-xin)
Vắc xin sởi đơnMũi 1
Từ 12 đến 24 tháng tuổiVắc xin bại liệt – uốn ván – ho gà – bạch hầuMũi 4
Vắc xin phế cầuMũi 4, sau mũi 3 ít nhất 6 tháng
Vắc xin viêm não Nhật BảnMũi 2, sau mũi 1 ít nhất 1 năm
Vắc xin viêm gan AMũi 1
Vắc xin thủy đậuMũi 1
Vắc xin MMRMũi 1
Từ 24 tháng tuổiVắc xin thương hànMũi 1, tiêm lại mũi 2 sau 3 năm
lịch chích ngừa cho bé
Ba mẹ đừng quên theo dõi lịch tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh

FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh những thông tin về lịch tiêm chủng trẻ sơ sinh đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.

Các loại vắc-xin được phát triển sau một quá trình dài nghiên cứu và kiểm định cực kỳ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc tiêm chủng cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ như sưng tại chỗ tiêm, đau nhức, buồn nôn, sốt nhẹ,… Những tác dụng phụ này thường chỉ tạm thời và không gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. 

 

Nếu trẻ đang trong tình trạng ốm nặng thì lịch tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh có thể bị hoãn lại để đảm bảo an toàn cho bé. Và trong trường hợp này, ba mẹ cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế để lên kế hoạch tiêm chủng phù hợp cho con.

Câu trả lời là hoàn toàn không ba mẹ nhé. Các loại vắc-xin sử dụng trong tiêm chủng thường không chứa những tác nhân gây bệnh và việc tiêm chủng cho trẻ cũng được thực hiện dựa trên các quy định an toàn y tế. Thực tế, việc tiêm chủng đúng lịch và đủ sẽ giúp trẻ phát triển miễn dịch chống lại những mầm mống bệnh nguy hiểm.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên đã giúp các bậc phụ huynh nắm được lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh đầy đủ nhất. Từ đó, hãy chủ động tiêm phòng cho bé đúng thời điểm để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho con.

thong tin felisa momspa

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)