Sự phát triển ba mẹ nên biết ở trẻ 3 tháng tuổi và lưu ý khi chăm sóc

tre 3 thang tuoi

BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Tháng thứ 3 là cột mốc quan trọng và rất đáng nhớ trong hành trình phát triển của trẻ. Thời điểm này, cơ thể bé không chỉ trở nên hoạt bát và linh động hơn mà còn xuất hiện những phản ứng đa dạng mỗi ngày. Vậy trẻ 3 tháng tuổi đã biết làm những việc gì? Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về con ba mẹ nhé!

Sự phát triển ở trẻ 3 tháng tuổi

Bên cạnh việc tăng trưởng cơ thể, mẹ sẽ thấy bé ngày càng “mạnh dạn” hơn với những hoạt động tương tác với xung quanh. Cùng khám phá xem em bé 3 tháng tuổi biết làm gì ngay dưới đây nhé!

Ngẩng đầu khi nằm sấp

Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, các cơ của bé đã phát triển tương đối khỏe và dần trở nên cứng cáp hơn, đặc biệt là phần cơ cổ. Mẹ có thể thấy rằng giờ đây đầu của bé đã giữ ổn định hơn, không còn lắc lư như trước. Đặc biệt, khi được đặt nằm lật hay sấp, bé sẽ ngẩng đầu lên cao một góc 45 độ hoặc dùng tay để hỗ trợ đẩy người lên cao một chút.

Có phản ứng với âm thanh

Bé 3 tháng tuổi bắt đầu có phản ứng rõ rệt với âm thanh xung quanh mình hơn. Lúc này, bé có thể quay đầu, thay đổi tư thế hướng về phía có  tiếng chuông điện thoại reo, tiếng nhạc hay khi ba mẹ đang nói chuyện với nhau,…

sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi
Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, các cơ của trẻ đã dần phát triển cứng cáp hơn

Nhận diện các khuôn mặt khác nhau

Theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Michael Lewis – thuộc Viện nghiên cứu về giáo dục New Jersey cho biết: Vào giai đoạn này, bé đã có thể ghi nhớ và nhận biết sự khác biệt giữa những khuôn mặt với nhau.

Bé sẽ “ê a” và mỉm cười khi thấy khuôn mặt của ba mẹ, ông bà hay những người thân quen thường xuyên tiếp xúc với bé. Ngược lại, bé sẽ cảm thấy sợ hãi, khó chịu và òa khóc khi tiếp xúc với người lạ.

trẻ 3 tháng tuổi biết làm những gì
Trẻ 3 tháng tuổi có thể nhận diện khuôn mặt của người thân quen

Bộc lộ biểu cảm đa dạng

Càng lớn, cảm xúc của bé sẽ càng được bộc lộ đa dạng hơn. Khi nhìn thấy mẹ hoặc vật gì đó mà bản thân yêu thích, ánh mắt của bé sẽ ngập tràn niềm vui, phấn khích. Khi bé không vừa ý thì sẽ “giả vờ” mếu máo, nhăn mặt để được mẹ ôm ấp, vỗ về. Khi sợ hãi sẽ lập tức đòi mẹ chứ không nằm một mình như lúc trước.

Cười đáp lại khi trò chuyện hoặc chơi với ba mẹ

Cùng với sự xuất hiện nhiều biểu cảm trên khuôn mặt, trẻ 3 tháng tuổi còn biết mỉm cười đáp lại khi chơi đùa cùng ba mẹ. Vì thế, khi chơi với con, cha mẹ nên tạo ra thật nhiều nét mặt và âm thanh khác nhau để tăng sự tương tác, giúp bé thêm vui vẻ, thích thú.

bé trai 3 tháng tuổi biết làm gì
Ba mẹ nên tạo thật nhiều nét mặt và âm thanh khác nhau để tăng tương tác với bé

Bắt đầu giao tiếp

Trẻ 3 tháng tuổi cũng dần biết giao lưu với người thân bằng những âm thanh thì thầm bập bẹ như “gahs, ohh, guhs,…” hoặc bé sẽ búng tay chân liên tục, thậm chí bật cười khanh khách thành tiếng.

Vào giai đoạn này, ba mẹ nên tích cực trò chuyện với bé để góp phần tăng khả năng quan sát và lắng nghe của con.

Khả năng quan sát tốt hơn

Nếu như lúc trước bé sẽ gặp nhiều khó khăn để xác định được vị trí, kích thước và hình dạng của vật thì thời điểm 3 tháng tuổi, bé đã bắt đầu có thể nhận biết rõ ràng những vật thể cách xa mình trong khoảng 20 – 38cm. Không những thế, bé cũng có thể nhìn theo những đồ vật chuyển động, quan sát xung quanh mà không phải đảo mắt qua lại.

bé 3 tháng biết làm gì
Ba mẹ hãy trò chuyện với bé thường xuyên để kích thích giác quan của con

Khả năng kết hợp hoạt động mắt và tay

Ở giai đoạn này, bé cũng bắt đầu học được cách phối hợp chuyển động của tay với thứ mà chúng nhìn thấy.

Ví dụ, khi bé nhìn thấy một món đồ chơi thì sẽ biết cách với lấy nó. Mặt khác, bé sẽ cầm lấy mọi thứ trong tầm mắt của mình nên ba mẹ đừng ngạc nhiên hay khó chịu khi con liên tục nhổ râu, nắm tóc, kéo áo của mình nhé.

Điều khiển tay linh hoạt

Bé lúc này cũng đã biết điều khiển đôi tay của mình để cầm nắm đồ chơi, với lấy đồ vật, đập tay xuống sàn, vỗ tay… để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.

Sự tăng trưởng ở trẻ 3 tháng tuổi

Trong quá trình chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi, chắc hẳn ba mẹ luôn có nhiều băn khoăn, thắc mắc liệu bé nhà mình có nhỏ quá không? Liệu bé có đang bị suy dinh dưỡng hay không? Liệu bé có phát triển chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa hay không?…

Tuy nhiên thực tế là, ba mẹ hay những người xung quanh không thể khẳng định chính xác về tình trạng tăng trưởng của bé chỉ bằng cảm quan thông thường. Thay vì cứ thắc mắc bé thừa cân hay thiếu cân, có đang bị suy dinh dưỡng hay không, ba mẹ nên chủ động theo dõi tình trạng tăng trưởng của con mình thông qua bảng cân nặng theo chiều cao, biểu đồ tăng trưởng, để có thể đánh giá một cách chính xác nhất về sự phát triển của bé, đặc biệt những bé nhỏ trong độ tuổi ba tháng tuổi.

em bé 3 tháng biết làm gì
Ba mẹ cần theo dõi sự tăng trưởng của bé để có đánh giá chính xác nhất về sự phát triển của con

Để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng tăng trưởng, phát triển của con mình một cách chính xác nhất, ba mẹ nên tham vấn bác sĩ chuyên môn, đặc biệt là khi trẻ tăng cân và tăng chiều cao vượt trội hơn rất nhiều so với cân nặng, chiều cao trung bình của lứa tuổi.  Theo đó, trong giai đoạn này, chiều dài và cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi dao động khoảng:

  • Bé gái: cân nặng trong khoảng 5,9 kg; dài 59.8 cm.
  • Bé trai: cân nặng trong khoảng 6,4 kg; dài 61.4 cm.

Ba mẹ cần đặc biệt lưu tâm điều này là vì nếu bé tăng cân quá nhanh trong 6 tháng đầu thì có thể bị béo phì khi đến 3 tuổi. Không những thế, nếu lên 4 tuổi bé vẫn béo phì thì nguy cơ béo phì khi ở tuổi trưởng thành của bé là rất cao. Chính vì thế, ba mẹ cần phải theo dõi sự tăng trưởng của con mình mỗi ngày và có biện pháp điều chỉnh phù hợp nếu bé tăng cân quá nhanh.

Ngược lại, nếu như bé chậm tăng trưởng thì nên cho bé ăn nhiều hơn, tăng số lượng bữa ăn và lượng sữa trong ngày. Trong trường hợp bé khó ăn hoặc biếng ăn, ba mẹ cần phải hết sức nỗ lực và kiên nhẫn hơn trong việc chăm sóc. Nếu bé đã ăn no thì không nên cố ép ăn thêm và hãy cho bé vận động, đừng bắt bé phải ngồi yên một chỗ cả ngày.

cân nặng bé gái 3 tháng tuổi 
Ba mẹ cần hết sức lưu ý cách chăm sóc bé 3 tháng tuổi để đảm bảo sự tăng tưởng của bé

Vấn đề khi chăm trẻ 3 tháng tuổi ba mẹ cần lưu ý

Thời điểm nào trẻ ngủ xuyên đêm?

Đây là vấn đề băn khoăn và mong mỏi của rất nhiều bậc cha mẹ. Và thật may là trẻ từ 3 tháng tuổi đã bắt đầu có thể ngủ một giấc dài từ 6 – 8 giờ vào buổi tối, vì thế ba mẹ cũng không phải tỉnh giấc giữa đêm như lúc trước. Bên cạnh đó, bé sẽ còn ngủ thêm vài giấc cách quãng vào ban ngày, nên tổng thời gian ngủ trong một ngày của trẻ đạt từ 14 – 16 giờ.

trẻ 3 tháng tuổi biết những gì
Giấc ngủ của em bé 3 tháng tuổi sẽ kéo dài 6-8 tiếng mỗi ngày

Những hoạt động hỗ trợ trẻ phát triển

Ở giai đoạn này, ba mẹ có thể sử dụng nhiều hoạt động cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của bé. Ba mẹ có thể thông qua những hoạt động như:

  • Hát hò, trò chuyện cùng con mỗi ngày.
  • Cho bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài, thông qua những hành động như nghe tiếng chim hót, ngắm nhìn cây cối, hoa lá, nghe tiếng của những loài động vật khác nhau, tiếng xe cộ và nhiều hình thức khác.
  • Hãy gọi tên bé trong khi chơi đùa, nói chuyện hoặc lồng ghép vào bài hát với giai điệu vui tươi để hỗ trợ bé nhận biết tốt hơn.
  • Thực hành tư thế hỗ trợ phần đầu bằng cách cho bé ngồi vào lòng, lưng dựa vào đùi của bạn. Tư thế này giúp hỗ trợ cho vùng cổ và lưng còn non nớt của trẻ phát triển được cứng cáp hơn.
  • Cho bé với lấy đồ chơi khi đang nằm sấp. Cách này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho phần thân trên của bé.
  • Hướng dẫn bé quan sát đồ vật chuyển động bằng cách đẩy ô tô, lăn bóng trước mặt để bé tập quan sát và theo dõi chuyển động của đồ vật.

Các trò chơi dành cho trẻ 3 tháng tuổi

mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổi, bé thường chơi những đồ vật, trò chơi đơn giản. Bé cũng đã biết cách sử dụng các đồ vật xung quanh để tự tạo ra cho mình thêm nhiều trò chơi khác nhau. Ba mẹ có thể chơi với bé bằng cách đưa một quả bóng đến trước mắt trẻ, lúc này bé đã có thể phối hợp mắt tay để bắt được quả bóng.

trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì
Bé 3 tháng tuổi đã biết chơi những đồ vật, trò chơi đơn giản

Bé ở giai đoạn này đã có những sự thay đổi lớn trong cách thức hoạt động hằng ngày cũng như nhu cầu vận động. Vì thế, ngoài những yêu cầu về đảm bảo sức khỏe, thể chất và sự phát triển cho bé hàng ngày, ba mẹ hãy tìm thêm những trò chơi, những vận động an toàn phù hợp nhất cho bé, đảm bảo sự phát triển và an toàn cho bé.

Bí quyết khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi 

Để em bé 3 tháng tuổi phát triển an toàn và khỏe mạnh, mẹ đừng quên tham khảo một vài lưu ý sau:

Đảm bảo dinh dưỡng

Thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt của bé thường rơi vào giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi, sự phát triển có thể diễn ra ngay cả khi bé đang ngủ. Thế nên, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Mẹ nên tăng cường ăn những thực phẩm kích sữa như đu đủ, chân giò, thịt bò, tăng cường sử dụng những loại rau xanh (rau đay, rau ngót) và trái cây (chuối, quýt, cam), đồng thời nghỉ ngơi hợp lý để tạo nguồn sữa mẹ chất lượng, dồi dào cho bé.

Chú ý đến giấc ngủ của trẻ

Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của bé. Vì thế, mẹ nên tập thói quen ngủ ngoan cho bé từ sớm. Hãy đặt bé vào nôi hoặc giường ngay khi bé có dấu hiệu buồn ngủ. Đồng thời, phòng ngủ của bé nên yên tĩnh, ánh sáng phân bổ phù hợp để giấc ngủ được sâu và ngon hơn.

trẻ 3 tháng biết làm gì
Giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển của em bé 3 tháng tuổi nói riêng và trẻ em nói chung

Kích thích kỹ năng giao tiếp của trẻ

Ba mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển não bộ của bé bằng những phương pháp đơn giản như chơi ú òa, làm những cử chỉ hay biểu cảm thú vị để bé cười. Ba mẹ cũng có thể hát và trò chuyện với bé bằng nhiều tông giọng cao thấp khác nhau. Trong quá trình kể chuyện cho con, có thể thay tên nhân vật bằng tên bé để bé dần làm quen với tên của mình.

Đảm bảo an toàn cho trẻ

Những đồ vật gây nguy hiểm cho bé như dao, kéo, nước nóng, ổ điện… cần phải đặt ngoài tầm với của bé. Bởi vì ở giai đoạn 3 tháng tuổi, bé có thói quen cho tất cả những gì mà con nắm được cho vào miệng, hoặc vứt lung tung rất nguy hiểm.

su phat trien tre 3 thang tuoi
Ba mẹ có thể kích thích sự phát triển não bộ của trẻ bằng một vài phương pháp đơn giản

Thúc đẩy sự phát triển của trẻ

Trong giai đoạn này, ba mẹ sẽ nhận thấy bé có nhiều thay đổi, phát triển quan trọng như chảy nước miếng, hành động mút và nhai sẽ diễn ra. Lúc này, ba mẹ có thể cho bé dùng ti giả. Vì trẻ 3 tháng tuổi sẽ rất thích nhai mọi thứ mà con cầm được và đây cũng có thể là một món giải trí thú vị cho bé. Ngoài ra, hãy thường xuyên đưa con ra ngoài chơi để bé có cơ hội tiếp xúc với môi trường xung quanh.

Đọc vị đúng nhu cầu của trẻ

Trên cương vị là một người mẹ, bây giờ bạn đã có thể phân biệt được tiếng khóc buồn chán và tiếng khóc đòi bú, khóc vì khó chịu, đau bệnh hay khóc đòi ẵm của bé. Hãy dựa vào đó để biết được em bé của bạn đang biểu đạt nhu cầu gì nhé!

trẻ 3 tháng biết những gì
Đọc vị đúng nhu cầu của trẻ sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc

FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về trẻ 3 tháng tuổi

Bên cạnh những thông tin về trẻ 3 tháng tuổi đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.

Có rất nhiều lớp học được thiết kế đặc biệt để hướng dẫn cho ba mẹ cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi hiệu quả và an toàn. Tùy theo nhu cầu, thời gian biểu và ngân sách của gia đình mà ba mẹ có thể lựa chọn cho mình lớp phù hợp nhất. Một số lớp học phổ biến mà ba mẹ có thể tìm hiểu như:

  • Lớp học massage cho trẻ sơ sinh
  • Lớp học chăm sóc răng miệng cho con
  • Lớp học về chăm sóc sức khỏe và phát triển của trẻ
  • Lớp học yoga cho ba mẹ và trẻ

Bệnh Colic là tình trạng khi trẻ thường xuyên khó chịu và có cảm giác đau rát ở bụng mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng này thường xuất hiện vào cuối ngày và có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Một số biểu hiện của colic ở trẻ 3 tháng tuổi là:

  • Trẻ kêu khóc liên tục trong một khoảng thời gian nhất, thường là vào buổi tối.
  • Trẻ trở nên dễ bị kích thích và khó chịu, thậm chí khó ngủ.
  • Trẻ có thể vươn cơ thể, co cơ lại và làm những cử động tỏ ra bất an.
  • Khó chịu sau khi bú xong

Để giúp bé giảm bớt tình trạng này mẹ nên:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình, tránh những thực phẩm không tốt cho bé như cafein, thực phẩm cay nóng
  • Massage nhẹ nhàng ở phần bụng của bé để giảm cảm giác đau rát
  • Đặt một túi chườm ấm lên bụng bé để con cảm thấy dễ chịu hơn

Nếu bé vẫn không thuyên giảm và có dấu hiệu trở nặng hơn, ba mẹ cần đưa con đến ngay bác sĩ chuyên môn để thăm khám và điều trị kịp thời.

Độ tuổi này cần uống khoảng 720 – 960 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi bé khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau, vì thế hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc bác sĩ dinh dưỡng để biết lượng sữa cụ thể phù hợp nhất cho bé của bạn.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết thêm những kiến thức thú vị về sự phát triển ở trẻ 3 tháng tuổi và bỏ túi cho mình những bí quyết để chăm sóc con trẻ dễ dàng hơn. Đừng bỏ lỡ những bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về các giai đoạn phát triển khác của trẻ nhé!

thong tin felisa momspa

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)