Rôm sảy là gì? Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi gây ra nhiều bệnh, nhất là những bệnh ở ngoài da. Một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ vào mùa hè chính là bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh . Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ và cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy ở bài viết này nhé!

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là gì?

Rôm sảy trẻ sơ sinh xuất hiện do tuyến mồ hôi bị bít tắc, dẫn đến mồ hôi bị ứ đọng, ống bài tiết dễ bị bụi bít kín khiến cho da bị viêm nhiễm và xuất hiện những mụn nhỏ màu hồng trên da.

bé bị rôm sảy phải làm sao
Tình trạng trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt và toàn thân rất dễ xuất hiện vào mùa hè

Ở trẻ em, tuyến mồ hôi chưa được phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết mùa hè nóng bức khiến cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thể thoát hết ra ngoài, gây ứ đọng và bít tắc tuyến mồ hôi.

Đa số trẻ sơ sinh chỉ bị tình trạng rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ trở lại những mẩn đỏ trên da có thể tự lặn mà không gây ra tác hại gì. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu, gãi nhiều gây trầy xước da, dẫn đến nhiễm khuẩn thành những mụn mủ và nhọt.

Phân loại rôm sảy thường gặp ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy ở trẻ em có 4 dạng phổ biến, gồm:

  • Rôm sảy kết tinh (miliaria crystalina): Đây là loại rôm sảy nhẹ nhất, chỉ gây ảnh hưởng đến những tuyến mồ hôi trên da. Da sẽ xuất hiện những mụn hoặc bỏng nước dễ vỡ nhưng không gây đau và ngứa.
  • Rôm sảy đỏ (miliaria rubra): Rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mới đầu, những nốt mụn đỏ gây ngứa sẽ xuất hiện trên da, khi trẻ dùng tay gãi sẽ khiến cho nốt mụn vỡ ra. Da lúc ấy sẽ bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm trùng nếu không được điều trị đúng cách.
  • Rôm sảy mủ (miliaria pustulosa): Trên da sẽ xuất hiện những nốt đỏ hoặc mụn có lông ở giữa. Khi mụn bị vỡ sẽ có máu hoặc mủ chảy ra gây ngứa ngấy, đau rát và nhiễm trùng.
  • Rôm sảy sâu (miliaria profunda): Da bị rôm sảy sâu thường sẽ có màu đỏ giống như màu da gà. Bệnh khiến mồ hôi trẻ bị ứ đọng, lỗ chân lông bị bít tắt nhưng ít khí gây đau rát hay ngứa ngáy.
trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao
Tình trạng nổi sảy ở trẻ em chia làm 4 loại chính

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy, như:

  • Tuyến mồ hôi ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên mồ hôi không thể thoát ra ngoài hết, bị bít tắc gây ra bệnh rôm sảy.
  • Cho trẻ mặc quá nhiều quần áo hay quần áo không thông thoáng
  • Môi trường sống ô nhiễm, quá nhiều khói bụi cũng làm gia tăng nguy cơ rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
  • Không gian không thông thoáng, quá bí bách, oi bức, chật chội cũng dễ khiến bé bị nổi rôm sảy hơn so với bé ở nơi mát mẻ, thông thoáng.
  • Da của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, nhất là vào mùa hè oi bức
  • Trẻ bị dị ứng với một thành phần nào đó có trong sữa tắm
  • Cơ thể bị mất nước khi thời tiết quá nóng và trẻ không được bổ sung đủ nước khiến quá trình thải độc của gan và thận trở nên kém đi, rôm sảy sẽ xuất hiện.
  • Có rất nhiều thống kê chỉ ra rằng, những trẻ trên 2 tuổi có người thân trong gia đình có cơ địa dị ứng thì nguy cơ bị rôm sảy sẽ cao hơn trẻ bình thường.
nguyên nhân bé sơ sinh bị rôm sảy
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Thông thường, tình trạng bị rôm sảy ở trẻ em rất dễ nhận biết, tuy nhiên ba mẹ có thể nhầm lẫn với một vài bệnh có triệu chứng tương tự như phát ban dị ứng, sốt phát ban,…

Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị rôm sảy là:

  • Xuất hiện những mụn nước nhỏ, mọc thành đám, da mẩn đỏ
  • Bé khó chịu, bứt rứt, ngứa ngày và quấy khóc
  • Trẻ gãi liên tục vào những vết đỏ. Tuy nhiên ba mẹ hãy ngừng ngay hành động này của con lại, vì nó sẽ gây xước da, nhiễm khuẩn thành những mụn mủ hay nhọt trên da.
  • Rôm sảy chủ yếu nổi lên ở những vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như cổ, vai, trán, ngực và lưng.
dấu hiệu rôm sảy em bé
Rôm sảy dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như phát ban, dị ứng

Rôm sảy ở trẻ có tự hết không?

Bản chất của rôm sảy ở trẻ em là do quá nóng mà hình thành, do đó khi thời tiết trở nên mát mẻ thì rôm sảy sẽ tự “hết”. Tuy nhiên, “hết” ở đây không phải bệnh đã khỏi hoàn toàn mà chỉ là các triệu chứng biến mất khi da trẻ bớt nóng và không còn tiết mồ hôi nữa. Bệnh sẽ tái phát lại khi gặp thời tiết nóng bức, đặc biệt vào mùa hè.

Khi rôm sảy bị tái phát nhiều lần sẽ phát triển thành dạng rôm sảy sâu – một dạng rôm sảy hình thành do sự tái phát rôm sảy đỏ nhiều lần trước đó. Khi này mức độ của bệnh đã nghiêm trọng hơn nhiều so với ban đầu, trẻ bị tổn thương không chỉ trên bề mặt da mà còn tổn thương vào sâu bên trong da. Khi này trẻ dễ bị kiệt sức, nôn ói liên tục, mạch đập nhanh,…

bé bị nổi sảy có tự hết không
Tình trạng em bé sơ sinh bị nổi sảy sẽ không thể tự hết nếu ba mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời

Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ không thể nào tự khỏi nếu như ba mẹ không có những biện pháp can thiệp kịp thời. Thậm chí, khi mụn nước bị vỡ ra sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập vào da, gây nhiễm trùng da, viêm da mãn tính. Nguy hiểm hơn là gây ra nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng và đe dọa đến mạng sống của bé. Không những thế, khi bị tình trạng rôm sảy kéo dài sẽ khiến bé ngứa ngáy, quấy khóc cả ngày và đêm, bỏ ăn, dẫn đến cơ thể nhanh chóng bị suy nhược và sụt cân. Những mụn mủ sau khi bị vỡ ra còn để lại sẹo, ảnh hưởng tới thẩm mỹ về sau của bé.

Cách điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Có khá nhiều cách chữa mụn rôm cho trẻ sơ sinh đơn giản, nhanh chóng mà ba mẹ có thể áp dụng, như:

  • Giảm tiết mồ hôi bằng cách điều hòa nhiệt độ trong phòng. Ba mẹ có thể bật máy quạt, máy lạnh để thông khí, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và hạn chế để trẻ vận động. Khi da được làm mát thì rôm sảy sẽ tự biến mất.
  • Nếu tình trạng rôm sảy khá nặng thì ba mẹ cần dùng những loại thuốc bôi đặc trị để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng sau này cho con.
  • Giữ cho bé không gãi hay cào mạnh vào các nốt rôm để tránh làm trầy da, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công gây biến chứng nhiễm trùng lan rộng.
  • Nếu bé quá khó chịu, ba mẹ hãy xoa nhẹ vào vùng da bị rôm để con cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Luôn giữ cho cơ thể bé được mát mẻ, da sạch sẽ, lỗ chân lông không bị bít kín.
  • Cho trẻ tắm với dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10.000, sữa tắm không chứa xà phòng, không màu, không mùi, các bài thuốc dân gian như tắm với lá khế, mướp đắng, lá chè xanh,… khi con chớm bị rôm sảy
trị rôm sảy ở mặt trẻ sơ sinh
Giữ cho cơ thể bé luôn thoáng mát, sạch sẽ là cách phòng bệnh trẻ bị nổi sảy hiệu quả nhất

Cách phòng tránh bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Vào mùa hè, thời tiết trở nên oi bức khiến bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ tăng mạnh. Để phòng tránh tình trạng này các chuyên gia đã khuyến cáo:

  • Ba mẹ nên cho trẻ ở những nơi thoáng mát, thoáng gió, tránh đem trẻ đi những nơi tụ tập đông người.
  • Lưu ý giữ cơ thể con luôn khô ráo, hạn chế để mồ hôi ứ đọng trên da trẻ trong thời gian dài.
  • Nên cho trẻ mặc các loại áo quần rộng rãi, được làm từ cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Ba mẹ cho trẻ uống đủ nước và bổ sung các loại trái cây tươi, đồ uống giàu vitamin C để tăng sức đề kháng của trẻ.
  • Không nên cho trẻ mặc quá nhiều áo quần hay ủ trẻ quá kỹ.
  • Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng cần đảm bảo để trẻ phát triển khỏe mạnh và phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và vận động.
rom say o tre so sinh
Lựa cho trẻ những loại áo quần thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt để phòng tránh rôm sảy

Những lưu ý quan trọng khi điều trị rôm sảy cho trẻ

Để bệnh nổi rôm sảy ở trẻ em sớm thuyên giảm, tránh bị những biến chứng không đáng có, trong quá trình chăm sóc và điều trị cho bé, ba mẹ cần lưu ý một vài điều sau:

  • Không bôi phấn rôm lên vùng da đang bị rôm sảy vì sẽ khiến da thêm phần bức bí, cản trở quá trình bài tiết mồ hôi.
  • Không cho chanh vào nước tắm của trẻ vì chanh chứa axit, sẽ khiến tình trạng tổn thương của da do rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không tùy tiện dùng nước lá để tắm cho bé nếu chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu.
  • Không sử dụng sữa tắm có chất tẩy mạnh vì sẽ khiến da bị kích ứng.
chăm sóc trẻ bị rôm sảy ở mặt
Ba mẹ cần hết sức lưu ý khi chăm sóc và điều trị tình trạng rôm sảy em bé

FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh những thông tin về rôm sảy ở trẻ sơ sinh đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.

Ba mẹ nên cho em bé bị rôm sảy thăm khám bác sĩ nếu tình trạng rôm sảy của con không tự cải thiện sau 7 – 10 ngày, có dấu hiệu lan rộng ra toàn thân và các dấu hiệu bội nhiễm như: Da nóng đỏ, sưng, đau, có mủ chảy ra, bị sưng hạch ở vùng cổ, bẹn, nách, bị sốt, ớn lạnh,…

Rôm sảy thường không lây lan nhưng trong một số trường hợp, nếu có nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm thì nó có thể lây lan.

Rôm sảy sẽ không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, bức bối. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách thì có thể khiến tình trạng bị rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

 

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là bệnh phổ biến, vì thế ba mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng, dễ dẫn đến việc được người ta chỉ đâu thì làm đó mà không hiểu rõ đúng sai. Lúc này, cách tốt nhất là hãy chọn lọc thông tin, tham vấn ý kiến của chuyên gia để có cách chăm sóc con đúng đắn nhất.

thong tin felisa momspa

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)