Tư vấn chuyên môn bài viết BS. CKI. Lê Thảo Nhi Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM
Sau khi sinh, người mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề về tâm lý, sức khỏe và sắc đẹp…. Trong đó, có thể kể đến tình trạng xuất hiện nhiều mụn nội tiết sau sinh. Điều này khiến chị em lo lắng và tìm cách trị mụn nội tiết sau sinh sao cho an toàn và hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về những thông tin về trị mụn cho mẹ sau sinh qua bài viết của chúng tôi dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. Mụn nội tiết sau sinh là gì?
- 2. Nguyên nhân gây ra mụn nội tiết sau sinh
- 3. Mụn nội tiết thường sẽ kéo dài trong bao lâu?
- 4. Mẹ sau sinh có nên trị mụn trong thời gian ở cữ không?
- 5. Cách trị mụn nội tiết sau sinh hiệu quả, an toàn mẹ bầu nên biết
- 6. Những lưu ý khi trị mụn nội tiết cho mẹ sau sinh
- 7. Những thắc mắc thường gặp khi có dấu hiệu xuất hiện mụn nội tiết sau sinh
Mụn nội tiết sau sinh là gì?
Mụn nội tiết sau sinh hình thành do cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi về hormone suốt quá trình mang thai.
Lượng hormone thay đổi gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết, từ đó khiến cho da tiết nhiều bã nhờn hơn bình thường. Lượng bã nhờn tiết ra dư thừa tích tụ trong các lỗ chân lông kết hợp với tế bào chết của cơ thể gây nên tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển gây viêm da, tạo thành những nốt mụn nội tiết.
Vị trí mụn nội tiết thường xuất hiện nhiều nhất là 2 bên má, vùng trán, cằm và phía dưới xương quai hàm. Các loại mụn nội tiết có thể là mụn không viêm (mụn cám, mụn đầu đen, đầu trắng), nặng hơn là mụn viêm (mụn bọc, mụn nang và mụn mủ…) gây ra tình trạng sưng đau và khó chịu.
Nguyên nhân gây ra mụn nội tiết sau sinh
Nguyên nhân chính yếu là do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Đặc biệt phải kể đến hormone Estrogen, là loại hormone quyết định về sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp của phụ nữ.
Hormone Estrogen có thể tăng thêm từ 500-1000 lần trong suốt thai kỳ để thích ứng với sự phát triển của em bé. Sau sinh, hormone Estrogen sẽ giảm xuống để hormone Prolactin tăng lên để giúp mẹ có sữa. Vì thế, sự mất cân bằng nội tiết sẽ diễn ra, dẫn đến các tình trạng: rụng tóc, móng dễ gãy, da nổi mụn và nhăn nheo.
Nồng độ Estrogen có thể trở lại bình thường khi bé ngừng bú sữa mẹ. Nhưng theo nghiên cứu, có hơn 60% mẹ sau sinh, đặc biệt các mẹ sau 30 tuổi hoặc sau khi sinh bé thứ 2, không thể đạt lại được sự cân bằng hormone Estrogen. Vì thế, nếu muốn điều trị mụn sau sinh mẹ cần can thiệp sớm.
Ngoài vấn đề nội tiết, một số nguyên nhân đến từ bên ngoài cũng dẫn đến việc mụn nội tiết không thuyên giảm hoặc kích thích mụn nổi nhiều hơn:
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ: Việc thường xuyên thức khuya chăm sóc, cho bé bú… nên thói quen sinh hoạt của mẹ cũng phải điều chỉnh theo. Từ đó mẹ sẽ thường xuyên ăn uống không đúng cữ hoặc để lợi sữa nên thường ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng (bột, sữa, chất béo bão hòa…), ngủ không đủ hoặc không sâu giấc dẫn đến stress, cơ thể tiết ra nhiều cortisol làm tuyến bã nhờn tiết ra ngày một nhiều.
- Không chăm sóc da, môi trường ô nhiễm: Bụi bẩn từ môi trường sống, thời tiết nóng bức và do bận rộn chăm sóc bé mà nhiều mẹ sau sinh không quan tâm nhiều đến việc chăm sóc da hay chăm sóc sơ sài, từ đó khiến cho lớp sừng hóa tăng sinh, gây bít tắc lỗ chân lông.
Từ các nguyên nhân này mà vi khuẩn C.Acnes có điều kiện phát triển, tạo thành các nốt mụn sưng đau do bạch cầu được cơ thể điều đến để tiêu diệt. Một nguyên nhân khác đó là việc tác động vật lý đến bề mặt da như nặn, sờ mặt nhiều khi tay chưa vệ sinh kỹ…
>>> Nguyên nhân và cách điều trị mụn nội tiết sau sinh hiệu quả từ FELISA.
Mụn nội tiết thường sẽ kéo dài trong bao lâu?
Sự thay đổi nội tiết tố của phụ nữ sau sinh kéo theo rất nhiều thay đổi khác trong cơ thể, điển hình là sự xuất hiện của mụn nội tiết. Tùy vào thời gian mà cơ thể cân bằng lại được nội tiết tố sẽ thấy được sự biến mất của mụn nội tiết là vài tuần hoặc có thể kéo dài hơn đến vài tháng.
Có nhiều yếu tố tác động đến thời gian cân bằng nội tiết tố để mụn nội tiết biến mất như: cơ địa mỗi người, chế độ ăn uống hàng ngày cả trước và sau sinh, cách mỗi người sử dụng các sản phẩm bổ sung nội tiết tố, thời gian mẹ cho con bú sữa, thói quen chăm sóc da và cách trị mụn mà mọi người lựa chọn…
Đặc biệt, nếu nguyên nhân mụn không phải do sự mất cân bằng nội tiết mà từ các yếu tố bên ngoài thì việc điều trị mụn sẽ trở nên khó khăn hơn vì nếu nội tiết tố có cân bằng thì mẹ cũng không hết mụn. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý, bên cạnh việc chăm sóc bé, chăm sóc bản thân cũng là việc cần được ưu tiên.
Mẹ sau sinh có nên trị mụn trong thời gian ở cữ không?
Mụn nội tiết có thể hết sau khi ngừng cho bé bú, tuy nhiên, như đã nói, điều này tùy thuộc cơ địa của mỗi người. Mụn nội tiết nếu không được xử lý sớm có thể gây cho làn da của mẹ nhiều hậu quả, trong đó hậu quả lớn nhất là mẹ trở nên mất tự tin vì mụn nổi nhiều, hoặc thâm mụn còn lại…
Các mẹ sau sinh thường sợ việc điều trị mụn có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa và sức khỏe của bé nên trì hoãn việc điều trị thăm khám.
Thế nhưng, các bác sĩ chuyên khoa Da liễu và Sản phụ tại FELISA MOMSPA cho biết rằng các mẹ hoàn toàn có thể điều trị mụn nội tiết trong quá trình ở cữ và cho con bú. Điều cần lưu ý là các mẹ phải tuân theo phác đồ điều trị cũng như các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Cách trị mụn nội tiết sau sinh hiệu quả, an toàn mẹ bầu nên biết
Trị mụn nội tiết sau sinh từ bên ngoài
Đối với da bị mụn nội tiết sau sinh thì việc chăm sóc trực tiếp cho làn da là việc ưu tiên số một. Chăm sóc da có mụn nội tiết sau sinh cần phải tập trung vào ba bước là làm sạch da, dưỡng ẩm cho da và chống nắng mỗi ngày.
Ở bước đầu tiên là làm sạch da với nước tẩy trang và sữa rửa mặt. Dù không trang điểm nhưng làm sạch da hàng ngày bằng nước tẩy trang trước khi dùng sữa rửa mặt sẽ đạt được hiệu quả rất tốt. Với sữa rửa mặt, các mẹ nên chọn những sản phẩm có tính dịu nhẹ, pH từ 5 – 6 để đạt hiệu quả làm sạch da, dịu với da và chứa thành phần có tác dụng hỗ trợ trị mụn cho da.
Sau bước làm sạch da là bước cung cấp cung cấp dưỡng chất cho da bằng các sản phẩm như serum, kem dưỡng ẩm để cân bằng độ ẩm giúp trị mụn và giúp da trở nên khỏe mạnh, trông da mịn màng hơn. Kể cả giai đoạn đang ở cữ mà xuất hiện mụn nội tiết thì bạn cũng không nên kiêng bước làm sạch da này, vậy mới có thể trị mụn khi ở cữ được.
Tiếp đến là bước chống nắng, không chỉ áp dụng riêng cho da mụn mà loại da nào thì cũng cần được chống nắng kỹ càng. Dù ở trong nhà hay ra ngoài đường thì bạn vẫn cần bôi kem chống nắng do da. Thành phần trong kem chống nắng giúp ngăn cản tác động từ tia UV và các tác nhân độc hại từ môi trường. Tia UV chính là tác nhân gây ra nhiều vấn đề về da, làm sạm da, đen da, khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn. Hơn thế nữa, những nốt thâm mụn mà tiếp xúc với tia UV thì rất lâu mờ.
Ngoài ra, các mẹ nên chú ý tẩy các tế bào chết của da một đến hai lần mỗi tuần để loại bỏ các tế bào chết, nguyên nhân góp phần làm tắc lỗ chân lông, giữ cho lỗ chân lông được khô thoáng, hiệu quả hơn trong việc giảm mụn. Những sản phẩm chăm sóc da mà mẹ bỉm dùng thì nên lựa chọn những loại lành tính, có nguồn gốc rõ ràng, có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và đặc biệt là phù hợp với bản chất làn da của mình thì mới đạt hiệu quả tối ưu.
Tham khảo thêm: Mỹ phẩm cho mẹ sau sinh để bỏ túi cho mình những sản phẩm an toàn và phù hợp với chu trình skincare sau sinh mẹ nhé!
Trị mụn nội tiết sau sinh nên được chú trọng ngay trong thời gian mẹ đang ở cữ để quá trình trị mụn được đẩy nhanh. Mẹ có thể kết hợp chăm sóc da khi ở cữ song song với việc điều trị mụn để đem lại hiệu quả điều trị tối ưu hơn.
Duy trì được những bước kể trên thành thói quen và tích cực chăm sóc da mỗi ngày là cách trị mụn nội tiết sau sinh tốt nhất. Dù có bận rộn nhưng bạn nên dành ra một chút thời gian dành cho việc chăm sóc da để bảo vệ làn da của mình thật khỏe mạnh từ bên ngoài nhé.
Trị mụn nội tiết sau sinh từ bên trong
Để có làn da khỏe và trị mụn nội tiết sau sinh từ sâu bên trong bạn cần có chế độ ăn uống và duy trì được thói quen sinh hoạt khoa học:
- Nên uống nhiều nước, ít nhất là đủ được 2 lít mỗi ngày. Nên uống nước lọc và nước ép trái cây, hạn chế các loại nước ngọt.
- Nên chọn cho mình nhiều loại trái cây giàu vitamin, tích cực ăn rau xanh, các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bổ sung protein từ thịt có nguồn gốc rõ ràng và chất xơ từ các loại hạt, bơ,…
- Các mẹ nên hạn chế tối đa các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến từ đồ đông lạnh, đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán qua dầu mỡ, đồ ngọt chứa nhiều đường tổng hợp,… đây chính nguyên nhân góp phần vào việc gây nổi mụn nhiều hơn.
- Duy trì cho mình thói quen vận động nhẹ nhàng, tập những động tác thể dục vừa sức hoặc tập yoga hàng ngày từ 20 – 30 phút sẽ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và hỗ trợ việc cân bằng lại nội tiết tố trong cơ cơ thể người mẹ sau sinh và cũng là cách trị mụn nội tiết sau sinh rất tốt.
- Đặc biệt là mẹ bỉm nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi, tránh rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh vì có thể làm nặng hơn tình trạng rối loạn nội tiết tố và dễ nổi mụn hơn.
Trị mụn nội tiết sau sinh từ thiên nhiên
- Trị mụn với giấm táo: Pha giấm táo với nước tinh khiết theo tỷ lệ 1:3 để tạo thành nước hoa hồng chứa enzym tự nhiên và axit alpha hydroxy. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này và thoa lên da để hút dầu và làm sạch lỗ chân lông.
- Trị mụn bằng trái cây họ cam, quýt: Nước chanh tươi có thể được sử dụng bằng cách thấm vào bông gòn và thoa trực tiếp lên nốt mụn, để yên trong 10 phút và dùng nước sạch để rửa lại. Chanh có đặc tính kháng khuẩn và giúp se khít lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết và giúp da thông thoáng.
- Sử dụng nghệ để trị mụn nội tiết sau sinh: Nghiền nhuyễn nghệ tươi và lấy nước cốt, sau đó thoa nhẹ nhàng lên da để hỗn hợp thẩm thấu sâu vào bên trong. Thư giãn trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch với nước. Nếu kiên trì, bạn sẽ thấy mụn giảm đi rõ rệt và da trở nên hồng hào, rạng rỡ hơn.
- Trị mụn bằng mật ong sau sinh: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và làm dịu da, rất hiệu quả trong việc điều trị mụn nội tiết. Sau khi rửa mặt bằng nước ấm, thoa mật ong lên vùng da bị mụn và giữ trong 20-30 phút trước khi rửa sạch bằng nước.
- Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa nguyên chất có tính kháng khuẩn và kháng nấm, có thể được thoa trực tiếp lên da để điều trị mụn nội tiết sau sinh.
- Trị mụn nội tiết bằng sữa mẹ: Sữa mẹ chứa axit lauric, có khả năng kháng khuẩn và hỗ trợ loại bỏ mụn nội tiết. Bạn có thể thoa sữa mẹ lên da mặt, để khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước.
Áp dụng cách này thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng mụn nội tiết của các mẹ sau sinh. Đặc biệt là những trường hợp mẹ có mụn trứng cá sau sinh.
Lưu ý: Các trường hợp mụn viêm mủ nhiều, mụn dạng nang, dạng nốt gây đau nhức không nên sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì dễ dẫn đến tình trạng viêm nặng hơn.
Ngoài ra, trong sữa mẹ có chứa acid lauric có khả năng kháng khuẩn, đây cũng là một gợi ý tốt giúp loại bỏ mụn hiệu quả. Thoa một lượng nhỏ sữa mẹ lên vùng da bị mụn, kiên trì sử dụng một thời gian sẽ thấy mụn hết dần, hơn nữa còn giúp da trở nên mịn màng và trắng sáng hơn.
Mẹ có thể tham khảo thêm các công thức mặt nạ trị mụn thâm sau sinh từ những nguyên liệu thiên nhiên lành tính để đánh bay thâm mụn sau khi điều trị mụn trứng cá.
Nếu những phương pháp thiên nhiên kể trên không đem lại nhiều thay đổi tích cực trên làn da thì mẹ nên cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm kem trị mụn cho mẹ sau sinh sau khi thăm khám và xin ý kiến từ bác sĩ có chuyên môn.
Sử dụng thuốc trị mụn nội tiết sau sinh
Khi xuất hiện mụn nội tiết sau sinh, bạn có thể sử dụng những loại thuốc có chứa các chất kháng khuẩn, chống viêm, giúp tẩy tế bào chết và làm thông thoáng lỗ chân lông. Tuy nhiên những loại thuốc trị mụn dành cho phụ nữ cho con bú nên được sự cho phép của bác sĩ mới dùng được để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bác sĩ khuyên dùng các sản phẩm benzoyl peroxide hoặc thuốc chứa axit salicylic để làm sạch mụn. Nhưng một số sản phẩm, chẳng hạn như retinoid, không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai hoặc khi cho con bú. Nếu mẹ bị nổi mụn ở ngực, hãy tránh sử dụng kem hoặc gel trị mụn ở vùng đó. Mẹ nên cẩn thận với những sản phẩm này để bé không tiếp xúc với chúng.
Các loại thuốc bôi ngoài da có thể được kê trong trường hợp này nhưng nên lưu ý là tránh bôi thuốc khi nổi mụn ở ngực.
Tuy nhiên, đối với những mẹ bỉm sau sinh thì việc sử dụng thuốc là vô cùng hạn chế do nhiều thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động cho con bú vì thuốc có thể theo đường sữa vào cơ thể con.
Do vậy, để trị mụn nội tiết an toàn cho mẹ sau sinh thì nên cân nhắc việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc da tại các spa dành riêng cho mẹ và bé nhiều hơn là dùng thuốc điều trị.
Tại FELISA MOMSPA, chúng tôi hiện có liệu trình LACTA A- chuyên trị mụn cho mẹ sau sinh, đặc biệt là mụn trứng cá khi ứng dụng công nghệ DPL (Dye Pulsed Light) thâm nhập sâu vào bề mặt da để kháng viêm, diệt khuẩn, điều trị mụn viêm… Ngoài ra, liệu trình còn giúp trẻ hóa da bằng các phương pháp không xâm lấn như enzyme peel, vi tảo, laser không xâm lấn, RF…
Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại đây: LACTA A- Trị mụn trứng cá sau sinh
Kinh nghiệm mẹ bầu cần biết khi trị mụn nội tiết sau sinh
Để điều trị mụn nội tiết sau sinh, các mẹ nên duy trì những thói quen chăm sóc da sau đây:
- Uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho da luôn được cấp ẩm từ bên trong.
- Rửa mặt sạch sẽ và tẩy trang trước khi đi ngủ để loại bỏ bụi bẩn và lớp trang điểm, ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Tránh chạm tay vào da mặt để hạn chế vi khuẩn xâm nhập và gây mụn.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu, giúp lỗ chân lông thông thoáng và giảm nguy cơ nổi mụn.
- Tắm rửa và vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động mạnh để loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn trên da.
- Rửa mặt với xà phòng dịu nhẹ hai lần mỗi ngày và tẩy tế bào chết 1-2 lần mỗi tuần để làm sạch sâu và tái tạo da.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau củ, thực phẩm giàu protein và chất béo tốt, đồng thời hạn chế đường và thực phẩm chế biến sẵn.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài, và duy trì thói quen gội đầu thường xuyên.
- Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mụn sau sinh. Hãy chú ý đến phản ứng của cơ thể khi tiêu thụ các loại thực phẩm béo, thực phẩm có nguồn gốc từ sữa hoặc những loại thực phẩm có tính axit. Nếu thấy tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ăn những thực phẩm này, bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày.
>>> Tham khảo thêm: Điều trị mụn trứng cá khi mang thai và cho con bú: Đánh giá tường thuật – Dermatology and Therapy
Những lưu ý khi trị mụn nội tiết cho mẹ sau sinh
Những mẹ sau sinh cần bỏ túi những lưu ý sau đây để có cho mình phương pháp trị mụn nội tiết sau sinh nhanh chóng và hiệu quả:
- Như đã nói, sửa sạch mặt là bước rất quan trọng khi trị mụn nội tiết, tuy nhiên không nên rửa mặt quá nhiều lần trong ngày vì sẽ khiến độ ẩm của da mất đi sự cân bằng tự nhiên vốn có, tăng sản xuất dầu thừa hơn.
- Không nên tự ý gãi hay nặn mụn, đặc biệt là dùng tay vì có thể gây nhiễm vi khuẩn từ tay, nhiễm trùng da và để lại thâm sẹo. Đặc biệt là trường hợp đang trị mụn trứng cá cho mẹ sau sinh vì sẽ khiến mẹ bỉm còn phải chịu đau nữa.
- Nên rửa mặt với các sản phẩm có tính dịu nhẹ và nên sử dụng nước lạnh hoặc nước hơi ấm để rửa mặt vào buổi sáng, tối hoặc sau khi hoạt động khiến da mặt bị bẩn. Không nên sử dụng nước quá nóng để rửa mặt cũng như tắm vì sẽ khiến da bị khô dễ nổi mụn hơn.
- Nên dùng tay hoặc khăn lau mềm để làm sạch da và massage theo chuyển động tròn, không nên dùng lực kỳ cọ da mặt quá mạnh khiến xước các nốt mụn.
- Khi còn cho con bú, nếu cần sử dụng bất kỳ loại thuốc hay sản phẩm nào nên cần tham khảo ý kiến các bác sĩ, dược sĩ.
Những thắc mắc thường gặp khi có dấu hiệu xuất hiện mụn nội tiết sau sinh
Bên cạnh những thông tin về mụn nội tiết sau sinh đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.
Rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc là sau sinh nặn mụn được không vì sợ ảnh hưởng đến quá trình chăm con nhỏ.Tuy nhiên, khi lựa chọn nặn mụn tại các sơ sở uy tín thì việc thực hiện rất nhanh, đảm bảo thẩm mỹ và an toàn cho mẹ. Cho nên, việc nặn mụn sau khi sinh là hoàn toàn có thể, nhưng không khuyến cáo tự thực hiện tại nhà.
Khi được điều trị đúng cách và kịp thời kết hợp với việc chăm sóc da mỗi ngày thì việc tạm biệt với mụn nội tiết là hoàn toàn có thể. Không những thế, khi bạn đã nắm được các bước chăm da đúng cách thì da sẽ trở nên khỏe mạnh và ngăn ngừa hình thành mụn về sau.
Các sản phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ hiện nay được các chị em dử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cần đảm bảo được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm để sử dụng sản phẩm có chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt là với những mẹ bỉm vẫn trong giai đoạn cho con bú.
Tóm lại, những loại mụn nội tiết xuất hiện sau sinh có thể khiến các mẹ bỉm cảm thấy không chỉ khó chịu, đau nhức mà còn mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Do đó, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình cách trị mụn nội tiết sau sinh bằng các những biện pháp an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Xem thêm:
- Nguyên nhân và cách trị rạn bụng sau sinh hiệu quả
- Thời điểm sử dụng mỹ phẩm sau sinh, mẹ cần lưu ý gì cho làn da?
- Hướng dẫn cách chăm sóc da khô sần sau sinh mà mẹ cần tham khảo
- Postpartum Acne: Causes, Prevention & Treatment. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24416-postpartum-acne
- Dréno B, Blouin E, Moyse D, Bodokh I, Knol AC, Khammari A. Acne in pregnant women: a French survey. Acta Derm Venereol. 2014 Jan;94(1):82-3. doi: 10.2340/00015555-1594.
- Postpartum Acne: Causes and Treatments That Work. https://www.healthline.com/health/postpartum-acne
- Pugashetti R, Shinkai K. Treatment of acne vulgaris in pregnant patients. Dermatol Ther. 2013 Jul-Aug;26(4):302-11. doi: 10.1111/dth.12077. PMID: 23914887. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23914887/
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi