Da mặt khô, da sần sùi sau sinh là tình trạng mà nhiều mẹ bỉm gặp phải. Điều này khiến mẹ cảm thấy tự ti và khó chịu. Trong bài viết sau, Felisa sẽ cùng mẹ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh xong da mặt bị khô và cách chăm sóc phù hợp cho làn da khô, sần sùi.
Mục lục
- 1. Nguyên nhân sinh xong da mặt bị khô
- 2. Chăm sóc da mặt khô sau sinh từ bên ngoài
- 2.1. Tẩy tế bào da chết loại bỏ sần sùi
- 2.2. Dưỡng ẩm cho da khô bằng dầu oliu
- 2.3. Dưỡng ẩm cho da khô bằng nha đam
- 2.4. Dưỡng ẩm cho da khô bằng quả bơ
- 2.5. Dưỡng ẩm cho da khô bằng bột yến mạch
- 2.6. Dưỡng ẩm cho da khô bằng mật ong
- 2.7. Dưỡng ẩm cho da khô bằng sữa tươi
- 2.8. Dùng tinh chất serum dưỡng ẩm cho da khô
- 2.9. Dùng kem dưỡng ẩm để điều trị da khô
- 2.10. Massage da mặt
- 3. Chăm sóc da mặt khô sau sinh từ bên trong
- 4. Chăm sóc da khô sần sau sinh cần lưu ý gì?
- 5. Các câu hỏi về da mặt khô sau sinh
Nguyên nhân sinh xong da mặt bị khô
Nhiều phụ nữ phải đối mặt với tình trạng sau sinh da mặt khô ráp, bong tróc và sần sùi. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng da khô này:
- Thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh, nồng độ nội tiết tố giảm đột ngột, khiến làn da mất đi độ ẩm, độ đàn hồi và trở nên khô ráp, sần sùi.
- Thiếu hụt dưỡng chất và độ ẩm: Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng da mặt bị khô ở phụ nữ sau sinh là vì cơ thể thiếu hụt dưỡng chất cấp ẩm cho da trong quá trình mang thai, sinh nở.
- Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Thiếu ngủ, stress, không có thời gian cho bản thân nghỉ ngơi, chăm sóc sức khoẻ cũng là những nguyên nhân khiến tình trạng da sau sinh trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, sự thay đổi của da sau sinh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp hoạt động kém, thường gặp ở 2-5% phụ nữ sau sinh trong vòng một năm. Xét nghiệm máu đơn giản có thể được bác sĩ chỉ định để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng của bạn.
Chăm sóc da mặt khô sau sinh từ bên ngoài
Chăm sóc da mặt khô sau sinh từ bên ngoài là một bước quan trọng để phục hồi làn da bị tổn thương và mất nước. Việc sử dụng mỹ phẩm chuyên dụng kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên không chỉ giúp dưỡng ẩm sâu mà còn hỗ trợ tái tạo tế bào da. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm sau sinh, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.
Tẩy tế bào da chết loại bỏ sần sùi
Để sở hữu làn da mới mịn màng, rạng rỡ, bước đầu tiên vô cùng quan trọng chính là loại bỏ hoàn toàn lớp da sần sùi, tế bào chết tích tụ trên bề mặt. Mẹ bỉm cần tẩy tế bào chết đều đặn 2 lần một tháng và kết hợp dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết.
Dưỡng ẩm cho da khô bằng dầu oliu
Dầu oliu có công dụng dưỡng ẩm sâu cho làn da khô. Khi thẩm thấu vào da, dầu oliu sẽ tạo lớp màng giữ ẩm tự nhiên, giúp da mềm mại, mịn màng và giảm tình trạng khô ráp, bong tróc. Hơn nữa, Vitamin E trong dầu oliu giúp chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa da, giảm nếp nhăn và làm sáng da. Chất diệp lục trong dầu oliu thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, giúp da nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh hơn.
Sử dụng dầu oliu thường xuyên sẽ cải thiện da hiệu quả đáng kể. Mẹ bỉm có thể sử dụng trực tiếp dầu oliu dưỡng ẩm ngay trên da:
- Thoa trực tiếp dầu oliu lên da mặt và massage nhẹ nhàng trong 10 phút. Để dầu oliu trên da khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
- Hoặc thoa dầu oliu lên vùng da khô trước khi tắm 30 phút và tắm lại bằng nước sạch
- Tẩy tế bào chết: Trộn đều hỗn hợp gồm 1 muỗng cà phê dầu oliu, 4 muỗng cà phê đường nâu và 1 muỗng cà phê mật ong. Thoa nhẹ hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng và rửa sạch với nước ấm.
Dưỡng ẩm cho da khô bằng nha đam
Nếu sinh xong da mặt bị khô, mẹ bầu có thể sử dụng nha đam để chăm sóc da. Trong nha đam có nhiều khoáng chất và vitamin, nhờ đó có khả năng dưỡng ẩm, làm trắng da, giúp da phục hồi nhanh chóng.
Mẹ bỉm sữa sử dụng nha đam để dưỡng da bằng cách sau:
- Lấy gel từ lá nha đam tươi, thoa đều lên da mặt và massage nhẹ nhàng.
- Để gel nha đam trên da khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
- Rửa sạch bằng nước ấm
- Lặp lại phương pháp này bằng 2-3 lần/ngày trong khoảng một tháng
Hoặc bạn có thể sử dụng nha đam theo cách sau:
- Trộn đều gel nha đam với 2 muỗng đường nâu hoặc 2 muỗng cà phê.
- Thoa hỗn hợp vừa trộn lên da mặt hoặc toàn thân
- Massage nhẹ nhàng trên da theo chuyển động tròn để tẩy tế bào chết.
- Rửa sạch da với nước ấm.
Dưỡng ẩm cho da khô bằng quả bơ
Thành phần vitamin E,C cùng các gốc chất béo tốt có trong bơ giúp làn da của mẹ bỉm thoát khỏi tình trạng khô ráp, xỉn màu. Còn nhóm vitamin B chính là trợ thủ đắc lực giúp da mịn màng, tóc chắc khỏe và móng tay cứng cáp. Không những vậy, bơ còn là thực phẩm ngăn ngừa tình trạng lão hóa hiệu quả nhờ hàm lượng omega 3 dồi dào.
- Dầu dưỡng ẩm từ bơ: Trộn 20ml tinh dầu bơ với 10ml tinh dầu Emu hoặc tinh dầu hương thảo. Thêm 3-4 giọt tinh dầu yêu thích như hoa oải hương hoặc hoa hồng. Trộn đều hỗn hợp và sử dụng trực tiếp lên da.
- Dưỡng ẩm trực tiếp: Nghiền nhuyễn bơ chín, thoa đều lên da mặt và massage nhẹ nhàng. Để hỗn hợp bơ trên da khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
- Mặt nạ dưỡng ẩm: Trộn đều bơ nghiền nhuyễn với sữa chua, mật ong hoặc bột yến mạch. Thoa hỗn hợp lên da mặt, để yên trong 15-20 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch.
Dưỡng ẩm cho da khô bằng bột yến mạch
Thành phần bột yến mạch chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng làn da khô, giảm ngứa, kích ứng. Đồng thời, đây cũng là một chất tẩy tế bào chết tự nhiên nhẹ nhàng, giúp loại bỏ tế bào da chết, thông thoáng lỗ chân lông, mang đến làn da tươi sáng cho mẹ bầu.
Mẹ có thể làm mặt nạ dưỡng ẩm từ bột yến mạch theo cách sau:
- Trộn đều bột yến mạch, mật ong và một ít nước trong chén nhỏ.
- Hâm nóng hỗn hợp bằng lò vi sóng hoặc phương pháp khác cho đến khi ấm.
- Để hỗn hợp nguội bớt đến nhiệt độ vừa phải.
- Thoa đều hỗn hợp lên da mặt và cổ, massage nhẹ nhàng như tẩy tế bào chết
- Hoặc để mặt nạ trong 15-20 phút hoặc đến khi khô và rửa sạch mặt bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
Dưỡng ẩm cho da khô bằng mật ong
Mật ong là thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, E và khoáng chất thiết yếu. Nhờ đó, mật ong có khả năng dưỡng ẩm tốt, giúp phục hồi da mặt khô, khiến da trở nên mềm mại, rạng rỡ.
Dưới đây là hai công thức đơn giản từ mật ong giúp bạn dễ dàng áp dụng cho da mặt và da toàn thân:
- Dưỡng ẩm da mặt với mật ong: Cho 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất 8 muỗng nước lọc khuấy đều đến khi hỗn hợp đặc lại. Thoa trực tiếp hỗn hợp lên da mặt, kết hợp massage nhẹ nhàng và để mặt nạ trong 10-15 phút. Sau đó, rửa sạch mặt bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
- Dưỡng ẩm da toàn thân với mật ong: Pha loãng mật ong với nước theo tỉ lệ 1:4. Thoa đều hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng, để hỗn hợp trên da trong 10 phút cho mật ong thẳm sâu vào da. Sau đó, tắm lại bằng nước ấm.
Dưỡng ẩm cho da khô bằng sữa tươi
Với hàm lượng vitamin, khoáng chất và axit lactic dồi dào, sữa tươi không chỉ cung cấp độ ẩm cần thiết mà còn giúp làm dịu da, giảm kích ứng. Axit lactic có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, giúp da sáng mịn hơn. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong sữa tươi còn bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa sớm.
Dưới đây là hai công thức dưỡng ẩm đơn giản từ sữa tươi để bạn áp dụng ngay:
- Mặt nạ dưỡng ẩm da: Thấm đều sữa tươi vào bông gòn và thoa đều bông gòn lên da mặt, cổ và vùng da khô. Thư giãn trong 15-20 phút và rửa sạch mặt bằng nước ấm.
- Tẩy tế bào chết da mặt: Trộn đều 1 muỗng sữa tươi và bột yến mạch trong chén nhỏ. Trước khi thoa hỗn hợp lên da, da mặt cần rửa sạch và khô ráo, kết hợp massage nhẹ nhàng. Để hỗn hợp trên da trong 15 phút, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.
Dùng tinh chất serum dưỡng ẩm cho da khô
- Công dụng: Đánh bay nếp nhăn, rãnh nhăn và các dấu hiệu lão hoá khác, đồng thời giúp che khít và làm mịn lỗ chân lông
- Thành phần chính: Pro-retinol, keo ong đỏ, ceramide.
- Loại da phù hợp: Da lão hóa, xuất hiện nếp nhăn, nám, tàn nhang; Da khô, thiếu sức sống; Da sần sùi, lỗ chân lông to.
Lưu ý: Mẹ bầu được khuyến nghị chỉ được sử dụng một lượng rất nhỏ Pro-retinol. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua bất kỳ tinh chất serum nào có chứa Pro-retinol.
Dùng kem dưỡng ẩm để điều trị da khô
Để khắc phục tình trạng sinh xong da mặt bị khô, việc lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số thành phần bạn nên ưu tiên tìm kiếm trong kem dưỡng ẩm cho da khô như axit lactic, axit hyaluronic, dimethicone, glycerin, lanolin, dầu khoáng, petrolatum, ceramide.
Massage da mặt
Khi massage da mặt, các đầu ngón tay sẽ tác động lên da, giúp tăng cường tuần hoàn máu, kích thích sản sinh collagen và elastin. Điều này giúp da trở nên săn chắc, đàn hồi hơn và cải thiện tình trạng khô sần.
Bên cạnh đó, massage còn giúp thư giãn cơ mặt, giảm căng thẳng, giúp mẹ sau sinh lấy lại tinh thần sảng khoái. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể kết hợp massage với các loại dầu nền tự nhiên như dầu oliu, dầu dừa hoặc các loại tinh dầu có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da.
Chăm sóc da mặt khô sau sinh từ bên trong
Da mặt khô sau sinh phải làm sao? Bên cạnh các biện pháp chăm sóc da mặt khô sau sinh từ bên ngoài đã giới thiệu ở trên, việc bổ sung dưỡng chất từ bên trong cũng vô cùng quan trọng.
Không quên uống đủ nước mỗi ngày
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi nhiều, dễ bị mất nước, khiến da trở nên khô ráp, bong tróc. Việc cung cấp đủ nước giúp cấp ẩm cho da từ sâu bên trong, tăng cường độ đàn hồi, ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm. Chính vì vậy, mẹ cần phải uống đủ 2 lít – 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng nước cần thiết.
Mẹ hãy duy trì việc uống nước theo các mốc thời gian như sau:
- Uống 2 ly nước lọc ngay sau khi thức dậy để kích thích quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố, giúp da sáng mịn hơn.
- Uống nước trước khi tắm để bù lại lượng nước sẽ mất, cấp ẩm cho da từ bên trong, giúp da mềm mại và giảm tình trạng ngứa ngáy.
- Uống nước 30 phút sau khi ăn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Uống nước ấm trước khi cho bé bú 15 – 30 phút để kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn, giúp sữa về nhiều và dễ dàng tiết ra khi bé bú.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện làn da sần sùi sau sinh. Các vitamin A, E, B3, chất béo, kẽm… có trong rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu nành, cá béo… không chỉ giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong mà còn tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này giúp da trở nên mềm mại, mịn màng, giảm thiểu tình trạng khô ráp, bong tróc.
Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, bưởi, các loại hạt sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa sớm. Vì vậy, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp làn da luôn khỏe mạnh và rạng rỡ.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Khi vận động, cơ thể sẽ tăng cường tuần hoàn máu, giúp các tế bào da được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Điều này kích thích quá trình tái tạo tế bào da, giúp da nhanh chóng phục hồi và trở nên mịn màng hơn. Bên cạnh đó, vận động còn giúp cơ thể sản sinh ra endorphin – hormone hạnh phúc, giúp giảm stress, cải thiện chất lượng giấc ngủ, từ đó giúp làn da khỏe mạnh hơn. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc các bài tập kegel đều rất phù hợp cho mẹ sau sinh.
Chăm sóc da khô sần sau sinh cần lưu ý gì?
Khi chăm sóc da khô sần sau sinh, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ và chất lượng là yếu tố quan trọng giúp phục hồi sức khỏe và tái tạo làn da, đặc biệt đối với các mẹ sau sinh. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể có cơ hội tự phục hồi, giúp da duy trì độ ẩm và giảm thiểu tình trạng khô sần.
- Sử dụng kem chống nắng: Da khô và nhạy cảm sau sinh cần được bảo vệ khỏi tác hại của tia UV, nguyên nhân chính gây lão hóa và làm da trở nên sần sùi, thô ráp. Mẹ nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, và thoa đều 20 phút trước khi ra ngoài để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da.
- Làm sạch da: Làm sạch da là bước quan trọng để giữ cho da khô luôn sạch sẽ và hạn chế tình trạng bong tróc. Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ hai lần mỗi ngày và tẩy tế bào chết một lần mỗi tuần sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và các tế bào da chết, giúp da mịn màng hơn.
- Xông hơi mặt: Xông hơi là một phương pháp hiệu quả giúp da khô sau sinh trở nên mềm mại và tươi sáng hơn. Hơi nước ấm sẽ giúp mở lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn và kích thích tuần hoàn máu, từ đó giúp da hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc da.
Các câu hỏi về da mặt khô sau sinh
Bên cạnh những thông tin về da mặt khô sau sinh đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu, các mẹ nên tạm ngưng việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt thông thường trong ít nhất 3 tháng sau sinh. Tuy nhiên, sau 3 tháng, các mẹ có thể bắt đầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt theo lời khuyên của bác sĩ, phù hợp với loại da và tình trạng da của mình. Bong da sau sinh là hiện tượng da mặt xuất hiện những mảng da khô, sần sùi, bong tróc, ngứa ngáy thường gặp ở nhiều phụ nữ sau khi sinh. Tuy không gây nguy hiểm, tình trạng này có thể khiến chị em cảm thấy khó chịu và mất tự tin. Để cải thiện tình trạng này và giúp da nhanh chóng phục hồi, bạn có thể chăm uống nước, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và dưỡng ẩm đều đặn cho da. Da mặt khô sau sinh là hiện tượng phổ biến ở nhiều phụ nữ do sự thay đổi nội tiết tố sau khi sinh nở. Với trường hợp da khô nhẹ, các mẹ bỉm có thể áp dụng các cách chăm sóc da đã kể trên. Với các trường hợp nặng hơn như da khô nghiêm trọng, bong tróc mảng lớn, ngứa rát, sưng đỏ, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để điều trị nhanh chóng.
Nguyên nhân chính của tình trạng sinh xong da mặt bị khô thường là do thiếu hụt nước ở lớp ngoài cùng của da. Để cải thiện tình trạng da, mẹ hãy kết hợp giữa việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho da. Đồng thời, cần thăm khám bác sĩ khi tình trạng trở nặng. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Felisa đã cung cấp sẽ giúp bạn có một làn da đẹp và khoẻ mạnh.
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi