Tư vấn chuyên môn bài viết BS. CKI. Lê Thảo Nhi Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM
Lông mọc rậm rạp sau sinh là tình trạng nhiều mẹ bỉm gặp phải. Vì vậy có rất nhiều tìm kiếm liên quan đến triệt lông an toàn khi cho con bú. Nhưng liệu rằng đang cho con bú triệt lông được không? Hãy cùng Felisa tìm hiểu qua bài viết sau!
Mục lục
- 1. Tại sao sau sinh lông mọc rậm và dài hơn ?
- 2. Đang cho con bú triệt lông được không?
- 3. Sau sinh bao lâu có thể triệt lông?
- 4. Phương pháp triệt lông hiệu quả
- 5. Vấn đề có thể gặp khi triệt lông
- 6. Lưu ý cho mẹ bầu khi tẩy lông
- 7. Ai không nên dùng sản phẩm triệt lông
- 8. Các câu hỏi thường gặp về triệt lông sau sinh
Tại sao sau sinh lông mọc rậm và dài hơn ?
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi do lượng hoocmon sản sinh nhiều hơn. Một số hiện tượng phổ biến bao gồm rạn da, tăng cân, nổi mụn, nám,… Đặc biệt, lông sẽ mọc rậm rạp hơn ở các vùng như nách, tay chân, bụng hay vùng bikini khi mẹ mang bầu bé trai do hormone nam tính tăng lên đáng kể.
Hiện tượng này không gây hại cho sức khỏe, nó chỉ khiến mẹ cảm thấy mất thẩm mỹ tự ti vì vẻ ngoài và ngứa ngáy trong sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy lông mọc bất thường với tốc độ nhanh thì đây có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang do cơ thể sản sinh quá nhiều Androgen. Lúc này, mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ chăm sóc thai kỳ để được tư vấn và thăm khám.
Đang cho con bú triệt lông được không?
Nhiều chị em phụ nữ mong rằng sau sinh nội tiết tố ổn định lại thì lông sẽ rụng dần. Điều này rất khó xảy ra vì cơ thể sống được nuôi dưỡng mỗi ngày nên khi triệt lông thì lông vẫn sẽ mọc lại. Nó khiến các chị em cảm giác tự ti, nhiều cơ thể nhạy cảm dẫn đến ngứa ngáy gây ra bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
Câu trả lời cho câu hỏi trong giai đoạn đang cho con bú triệt lông được không là CÓ. Bạn có thể triệt lông trong giai đoạn cho con bú nhưng bởi vì mỗi cơ thể mẹ mỗi khác nên để đảm bảo an toàn hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa để đưa ra các biện pháp phù hợp với tình trạng của mẹ đang cho con bú.
Sau sinh bao lâu có thể triệt lông?
Theo các chuyên gia, khoảng sau 5 tháng nội tiết tố khá ổn định, bạn có thể đến Spa hoặc triệt lông tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc lựa chọn các phương pháp triệt lông an toàn cũng như kết hợp sử dụng các sản phẩm chăm sóc da được chỉ định sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sức khỏe.
Phương pháp triệt lông hiệu quả
Sau đây là các phương pháp triệt lông an toàn cho mẹ bỉm phổ biến:
- Triệt lông bằng laser: phương pháp này giảm thiểu tình trạng lông mọc đáng kể khi dùng ánh sáng laser để tiêu diệt nang lông. Phương pháp công nghệ cao này sẽ được đảm bảo nếu thực hiện bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm.
- Cạo lông: phương pháp này đơn giản nhất nhưng không hoàn toàn tiêu diệt được chân lông và lông có thể mọc lại cứng hơn, nếu không cẩn thận còn có thể gây ra tổn thương cho da. Vì vậy phương pháp này chỉ để chữa cháy khi có công việc gấp mà chưa thể triệt lông.
- Waxing bằng sáp: tẩy lông bằng cách nấu chảy sáp cũng là cách triệt lông tại nhà phổ biến hiện nay nhưng cần chú ý độ nóng khi bôi lên da để tránh bị bỏng. Ngoài ra, dùng phương pháp này không đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng lông mọc ngược.
- Electrolysis: là một phương pháp công nghệ cao cũng khá hiệu quả nhưng phải được thực hiện bởi các chuyên gia vì phải sử dụng điện để triệt lông tận gốc.
- IPL (Intense Pulsed Light): đây là phương pháp an toàn, không xâm lấn và làm tổn thương bề mặt da. Sử dụng ánh sáng có cường độ cao để phá hủy nang lông đồng thời giúp giảm nếp nhăn và tăng độ đàn hồi của da.
Hãy tìm đến các cơ sở uy tín và được cấp phép để đảm bảo quá trình triệt lông diễn ra suôn sẻ. Đồng thời, hãy chăm sóc sau triệt lông theo hướng dẫn để hạn chế tình trạng lông mọc lại nhanh chóng.
Vấn đề có thể gặp khi triệt lông
Việc lựa chọn phương pháp triệt lông an toàn cho bà mẹ và chăm sóc sau khi triệt có thể gây ra những vấn đề về da nếu phương pháp đó không phù hợp. Sau đây là một số tình trạng thường gặp sau khi triệt lông:
- Nổi mẩn đỏ, sưng tấy: đây là tình trạng thường thấy khi sử dụng phương pháp cạo, waxing. Thậm chí các biện pháp này có thể gây ra hiện tượng lông mọc ngược. Để phòng ngừa tình trạng này, sau khi triệt lông hãy thoa một lớp kem dưỡng làm dịu da và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Nổi mụn: da bị viêm nang lông sau khi triệt gây ra tình trạng mụn.
- Viêm nhiễm: đây là tình trạng xảy ra khi quá trình triệt lông không được thực hiện đúng theo quy trình hoặc các dụng cụ triệt lông không được vệ sinh sạch sẽ trước khi triệt. Để tránh xảy ra viêm nhiễm, hãy lựa chọn các cơ sở triệt lông uy tín và theo dõi kỹ thuật viên vệ sinh dụng cụ trước khi triệt lông.
- Da kích ứng, khô sần: sau khi triệt lông sẽ hạn chế dùng nước trong khoảng thời gian quy định, điều này khiến da trở nên khô đi và có thể kích ứng. Vì vậy hãy sử dụng các kem dưỡng ẩm cơ thể phù hợp theo chỉ định của bác sĩ và không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để da được ẩm mịn.
- Da thâm, sạm: triệt lông có thể gây thâm hoặc sạm da do điều chỉnh nhiệt độ cao, thường gặp ở phương pháp triệt lông bằng laser. Để hạn chế việc thâm sạm sau khi triệt lông, hãy sử dụng kem chống nắng và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tìm hiểu rõ các sản phẩm sử dụng lên da sau khi triệt lông để hạn chế hóa chất gây tổn thương cho da.
Nếu các mẹ gặp vấn đề nghiêm trọng về da sau khi triệt lông, hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ tư vấn kịp thời và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Lưu ý cho mẹ bầu khi tẩy lông
Triệt lông có thể gây ra các tổn thương cho da và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nếu không tìm hiểu kỹ phương pháp triệt lông an toàn, thời điểm thích hợp có thể triệt lông. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé hãy tuân thủ các quy tắc cơ bản và lưu ý các điều sau:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện về việc lựa chọn phương pháp triệt lông an toàn trong thời kỳ mang thai hoặc biết được tình trạng cơ thể mẹ có phù hợp triệt lông trong thai kỳ hay không.
- Không sử dụng kem dưỡng có chứa thành phần thioglycolic acid để tẩy lông vì nó thẩm thấu qua da và có thể gây kích ứng, phát ban. Hãy sử dụng phương pháp cạo lông thông thường hoặc tìm hiểu waxing bằng sáp tự nhiên.
- Tuyệt đối không sử dụng phương pháp laser hoặc IPL trong thời kỳ mang thai vì xung ánh sáng các phương pháp này tác động tình trạng biến đổi nội tiết tố khiến da nhạy cảm, dễ kích ứng hơn.
- Chỉ triệt lông từng vùng nhỏ, hạn chế triệt lông toàn thân trong thời kỳ mang thai để tránh ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ những vùng nào có thể triệt.
- Triệt lông bằng phương pháp cạo hay waxing đều phải cẩn thận vì cơ thể thay đổi nội tiết tố khiến da trở nên mỏng hơn có thể gây đau rát hoặc bỏng nhẹ.
- Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ khá nhạy cảm, tuyệt đối không dùng bất kỳ phương pháp triệt lông nào kể cả phương pháp cạo lông đơn giản nhất để tránh gây ra tổn thương da dẫn đến viêm nhiễm.
Theo khuyến cáo không triệt lông trong giai đoạn mang thai thì càng tốt. Nếu lông mọc quá nhiều gây ngứa ngáy ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của thai phụ, có thể đến bác sĩ theo dõi thai định kỳ của mẹ để được tư vấn kỹ càng.
Ai không nên dùng sản phẩm triệt lông
Triệt lông tưởng chừng là phương pháp làm đẹp ai cũng có thể thực hiện nhưng vẫn có một số trường hợp không nên dùng sau đây:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú trong thời gian đầu sau sinh. Vì nội tiết tố chưa được ổn định nên da nhạy cảm hơn bình thường và có thể xuất hiện tình trạng da nổi mẩn đỏ, ngứa nghiêm trọng.
- Người bị bệnh đái tháo đường, đặc biệt các thai phụ thường mắc tiểu đường thai kì nên hãy thăm khám sức khỏe thường xuyên để đưa ra các lựa chọn đúng đắn.
- Bệnh nhân có bệnh lý về da như viêm da cơ địa, làn da mỏng yếu, nhạy cảm, viêm da tiếp xúc hay viêm da kích ứng không nên sử dụng.
- Bệnh nhân có vấn bệnh lý tuần hoàn máu như giãn tĩnh mạch.
- Những ai có vết thương hở, vùng da nhạy cảm như mí mắt, niêm mạc mũi, vùng bikini hoặc ngực, vùng da đang yếu do tác động của môi trường xung quanh. Vì kem tẩy lông thường rất nóng rát nếu bôi dày.
Các câu hỏi thường gặp về triệt lông sau sinh
Bên cạnh những thông tin về đang cho con bú triệt lông được không đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.
Thông thường, nên tránh sử dụng kem tẩy lông trong thời gian cho con bú vì một số thành phần hóa học có thể gây kích ứng da và có khả năng ảnh hưởng đến em bé nếu chúng tiếp xúc với vùng da đã được tẩy lông. Nhổ lông nách sau sinh 2 tháng thường không gây vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu da bạn vẫn còn nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng, nên cân nhắc sử dụng các phương pháp nhẹ nhàng hơn. Sau sinh, da và cơ thể cần thời gian phục hồi. Cạo lông vùng kín có thể gây kích ứng hoặc nhiễm trùng nếu không thực hiện cẩn thận. Tốt nhất nên chờ ít nhất 6 tuần sau sinh và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành.
Felisa hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc đang cho con bú triệt lông được không. Đặc biệt, các mẹ bầu đừng cảm thấy tự ti và áp lực khi lông mọc nhiều trong thai kỳ và sau sinh nở nhé. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với Felisa để được tư vấn chuyên gia về phương pháp triệt lông khi cho con bú an toàn tại Spa.
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi