Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng trong năm đầu tiên

các giai đoạn phát triển của trẻ
BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Các giai đoạn phát triển của trẻ trong những tháng đầu đời về thể chất lẫn tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ sau này. Đây cũng là lúc trẻ có sự phát triển nhanh chóng và rõ rệt nhất, phụ huynh có thể theo dõi bài biết dưới đây để dễ dàng chăm sóc và hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.

Các mốc phát triển của trẻ trong năm đầu tiên

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các giai đoạn phát triển của trẻ không có một tiêu chuẩn cụ thể về thời gian vì mỗi bé đều sẽ phát triển khác nhau, tuy nhiên trong những năm đầu đời, hầu hết các bé đều trải qua những cột mốc phát triển quan trọng. Và dưới đây là những thông tin tổng quan về sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng.

Giai đoạn 1: Trẻ từ 1 – 3 tháng

Từ khi chào đời cho đến khi được 3 tháng tuổi, cơ thể cũng như hệ thống thần kinh của bé sẽ dần thích nghi với môi trường bên ngoài, một số biểu hiện của sự phát triển trong giai đoạn này có thể kể đến như:

  • Bé bắt đầu phản ứng với thế giới xung quanh bằng cách cười và cười đáp lại với bố mẹ
  • Bé bắt đầu có khả năng nâng đầu và phần ngực lên cao khi được đặt ở tư thế nằm sấp, đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống cơ bắp và xương đang phát triển
  • Bé thấy thích thú và để mắt đến những đồ vật có khả năng gây chú ý
  • Bé có thể cầm nắm đồ vật hoặc thường xuyên đưa tay lên miệng
  • Bé nhận biết và đưa mắt dõi theo những đồ vật di chuyển trong tầm mắt
  • Bé tò mò, thích chạm và nắm lấy các đồ vật yêu thích
các giai đoạn phát triển của trẻ
Trẻ đã có thể cười mỉm đáp lại ba mẹ trong 3 tháng đầu đời

Giai đoạn 2: Trẻ từ 4 – 6 tháng

Giai đoạn phát triển của trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi đã bắt đầu biết khám phá và tiếp cận với thế giới xung quanh nhiều hơn. Bé lúc này đã phát triển khả năng sử dụng tay một cách linh hoạt và bắt đầu chú ý đến giọng nói của mình. ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy một vài biểu hiện sau:

  • Bé có thể tự lật người và trườn đến những nơi bé muốn
  • Có thể phát ra âm thanh bập bẹ gần giống như tiếng nói, đây là bước phát triển quan trọng trongq quá trình tập nói của bé
  • Bé có thể cười lớn thành tiếng để thể hiện cảm giác thích thú
  • Bé có thể đưa tay với lấy những đồ vật trong tầm mắt cũng như có thể nắm đồ vật có kích thước nhỏ
  • Bé đã có thể chuyền đồ vật giữa hai tay một cách thuần thục
  • Bé có thể ngồi nếu được ba mẹ hỗ trợ nâng đỡ, đây cũng là một bước để bé tập cân bằng và tập ngồi
sự phát triển của trẻ
Em bé có khả năng lật và trườn người trong khoảng 4 đến 6 tháng tuổi

Giai đoạn 3: Trẻ từ 7 – 9 tháng

Theo chu kỳ phát triển của trẻ sơ sinh, bé từ 7 đến 9 tháng tuổi thường đã có thể trườn đến các địa điểm bé muốn, từ đó nâng cao khả năng quan sát và tìm hiểu thế giới xung quanh một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bé sẽ cần thêm khoảng vài tháng nữa để biết tiến và lùi, vậy nên ba mẹ cần dành nhiều thời gian để bên cạnh, chăm sóc, đảm bảo an toàn và dạy bé tên của những đồ vật quen thuộc. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của trẻ trong thời gian này:

  • Trẻ có thể bò và trườn xung quanh nhà một cách linh hoạt, đây là sự phát triên quan trọng để chuẩn bị cho việc trẻ tập đứng sắp tới
  • Một vài trường hợp thì trẻ sẽ tập đi trước mà không cần tập bò, phụ huynh cũng không cần lo lắng vì đây là khả năng độc đáo của bé
  • Trẻ có thể ngồi cố định một mình mà không cần ba mẹ hỗ trợ
  • Bé thường sẽ phản ứng khi nghe những từ quen thuộc như tên của mình, nói “không” khi không thích điều gì đó và có phản ứng dừng lại khi nghe ba mẹ nói “không được”
  • Trẻ đã có thể nói bập bẹ những từ đơn giản như “mẹ”, “ba”, “ông”,…
  • Biết cười và vỗ tay khi thích thú và biết chơi các trò chơi đơn giản như tìm đồ vật, ú òa,…
  • Bé có thể bám vào những đồ vật xung quanh để tập đứng lên
sự phát triển của trẻ sơ sinh thế nào
Em bé ở giai đoạn này có thể bập bẹ nói một vài từ đơn giản

Giai đoạn 4: Trẻ từ 10 – 12 tháng

Trong giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh 400;”>này, trẻ sẽ trải qua những cột mốc quan trọng trong việc phát triển của mình cũng như khám phá và tương tác với thế giới xung quanh nhiều hơn, một vài đặc điểm nổi bật mà phụ huynh có thể thấy như sau:

  • Bé có thể cầm đồ vật một cách thành thạo, thậm chí bé có thể cầm đồ vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ. Bé cũng có thể tập cầm muỗng để chuẩn bị cho việc tự tập ăn.
  • Bé có thể phát âm những từ đơn giản một cách rõ ràng và bé có thể nói được nhiều từ hơn, có thể nói đến 3 từ liên tục
  • Bé chỉ quan tâm và chú ý đến đồ vật mà mình yêu thích, việc này thể hiện khả năng tò mò và chọn lựa
  • Bé có thể gọi tên ba mẹ hoặc kéo áo để được ba mẹ chú ý
  • Bé có thể học theo các hành động và cử chỉ của ba mẹ như đặt điện thoại lên tai để nói chuyện, cầm lược chải đầu,…
các mốc phát triển của trẻ
Em bé từ 10 tháng tuổi có thể phát âm rõ ràng và nhiều hơn

Bảng thống kê sự phát triển của trẻ theo từng tháng

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh vào những tháng đầu đời thường phát triển với tốc độ rất ấn tượng và mỗi bước tiến là một hành trình đầy thú vị cho bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhi khoa, mỗi bé đều có thời gian phát triển và trưởng thành riêng biệt, vậy nên ba mẹ không cần quá lo lắng khi cảm thấy bé phát triển có phần chậm hơn các bạn đồng trang lứa. Để dễ dàng theo dõi những giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh, phụ huynh có thể tham khảo qua bảng sau:

Độ tuổiPhát triển thể chấtPhát triển ngôn ngữ và khả năng nhận thứcPhát triển giao tiếp xã hội
Trẻ 1 thángBé có thể nâng đầu hoặc di chuyển phần đầu qua lại khi nằm ngửa.

Khi có vật chạm vào tay, bé có thể nắm chặt bàn tay lại.

Bé thường hay chăm chú nhìn vào bàn tay và ngón tay của mẹ.Bé có thể quan sát biểu cảm của mẹ ở khoảng cách gần.
Trẻ 2 thángBé có thể ngẩng đầu khi nằm sấp lâu hơn.

Thay vì chỉ nắm thì bé có thể mở rộng bàn tay thường xuyên hơn.

Bé sẽ tập làm quen với cổ họng và lưỡi để phát ra những âm thanh ở cổ họng như “o e”

Bé có thể tự chơi đùa với bàn tay của mình

Bé có thể mỉm cười và dõi mắt theo khi mẹ di chuyển.
Trẻ 3 thángBé có thể xoay đầu hướng đến những vật bé chú ý.

Có thể nắm lấy các đồ vật nhỏ bằng tay.

Bé thích được nghe kể chuyện và lắng nghe giọng nói của ba mẹ.

Bé có thể ríu rít và bi bô hơn khi thanh quản phát triển hơn.

Bắt đầu biết gây sự chú ý với mẹ bằng cách cười.
Trẻ 4 thángBé đã có thể chống tay và dùng lực cánh tay để nâng người khi nằm sấp.

Có thể với để lấy và cầm chắc được đồ vật.

Có thể cười ra tiếng.

Bé có thể phát ra những âm đơn giản, phổ biến như “a”, “e”, “o”,…

Bé sẽ thích được chơi đùa cùng ba mẹ và khua tay chân khi cảm thấy phấn khích, bé có thể khóc khi phải dừng chơi.
Trẻ 5 thángBé có thể nằm lăn qua lăn lại.

Chuyền đồ vật giữa hai tay một cách linh hoạt.

Có thể mỉm cười với ba mẹ hoặc với những người mới gặpBé bắt đầu biết đưa tay về phía ba mẹ.

Bé có thể sẽ khóc nếu không thấy ba mẹ bên cạnh

Trẻ 6 thángBé có thể dùng tay để chơi cùng những món đồ nhỏ.

Bé có thể kiểm soát gần như toàn bộ cử động của phần đầu.

Tự ngồi vững

Bé có thể nhún nhảy nếu được ba mẹ đỡ.

Thường đưa đồ vật lên miệng vì đây là cách khám phá của bé.

Có thể kết hợp các nguyên âm và phụ âm, chẳng hạn như “aaaa”, “ooo” hay “ummmm”

Có thể nhận ra những khuôn mặt quen hay lạ.
Trẻ 7 thángTrườn, bò xung quanh để khám phá.

Bé tập cầm và nắm đồ vật bằng ngón cái cùng ngón trỏ.

Có thể di chuyển đầu dễ dàng và linh hoạt hơn.

Có thể tập phát âm những từ phức tạp hơnCó thể phản ứng và đáp lại phản ứng của người xung quanh
Trẻ 8 thángBé có thể tự chơi một mình.

Bé sẽ vỗ tay khi thấy chuyện gì vui hoặc thú vị.

Răng cửa hàm dưới bắt đầu mọc trong giai đoạn phát triển của bé

Bé có thể phản ứng và đáp lại khi được gọi tên.

Bé có thể gọi “mama” và “baba” dù chưa hiểu ý nghĩa

Chơi các trò chơi có sự tương tác
Trẻ 9 thángTrẻ có thể tập bò và tập leo lên một vài bậc thang.

Bé có thể cầm nắm đồ vật một cách dễ dàng hoặc có thể dùng ngón cái và ngón trỏ để cầm nắm.

Bắt đầu mọc răng cửa ở hàm trên.

Bé có thể nhận biết sự tồn tại của một vài đồ vật dù bị cất giấu hoặc bị che.Bé cảm thấy lo sợ, lo lắng khi gặp người lạ
Trẻ 10 thángBé có thể tập đứng lên bằng cách vịn vào những vật xung quanh nhà.

Biết cách dẹp đồ chơi vào đúng vị trí.

Có thể thực hiện một vài cử chỉ phổ biến như hôn gió, tạm biệt,…Có thể hiểu được một số ý nghĩa của nguyên nhân và kết quả
Trẻ 11 thángBé tập bước đi nếu được ba mẹ hỗ trợ.

Bắt đầu mọc hai răng cạnh bên răng cửa ở hàm dưới.

Bé có thể phát âm rõ được từ “ba” và “mẹ”Bé bắt đầu thể hiện sở thích về món ăn, thức uống.

Bé có thể né tránh hoặc đẩy thức ăn ra xa và quan sát cảm xúc của mẹ.

Trẻ 12 thángBé có thể lật trang sách nếu có ba mẹ hỗ trợ.

Bé bước những bước đầu tiên mà không cần ba mẹ.

Có thể phối hợp đưa tay, đưa chân khi ba mẹ mặc quần áo.

Bé bắt đầu mọc hai răng cạnh bên răng cửa ở hàm trên.

Có thể phát âm những cụm từ và câu ngắn

Nghe hiểu và tạm dừng khi nghe từ “Không”

Thực hiện theo và bắt chước cử chỉ, hành động của ba mẹ.

 

be phat trien theo tung thang tuoi
Thời gian và những dấu hiệu phát triển có thể thay đổi tùy vào từng đứa trẻ

Một số phương pháp hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất trong năm đầu tiên

Để sự phát triển của trẻ em qua các giai đoạn trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn, ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

  • Ba mẹ hãy dành thời gian bên cạnh, bế, âu yếm và dành thời gian trò chuyện cùng bé. Sự gần gũi và âm thanh của giọng nói mẹ hay cha sẽ khiến bé cảm thấy an tâm hơn.
  • Trẻ thường học ngôn ngữ bằng cách lặp lại âm thanh đã nghe rồi thêm từ vào, vậy nên ba mẹ hãy phản ứng và tương tác khi bé tạo ra âm thanh để khuyến khích bé phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.
  • Đọc sách và kể chuyện không chỉ là cách kết nối, gần gũi với bé mà còn giúp bé hiểu được ngôn ngữ và âm điệu của giọng đọc.
  • Âm nhạc và giọng hát có thể giúp kích thích não bộ của bé trong các giai đoạn phát triển của bé sơ sinh, nó thúc đẩy sự phát triển sáng tạo và khả năng ghi nhớ. Chơi cùng bé cũng là cách tuyệt vời để tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và tăng cường kết nối cùng bé.
  • Thường xuyên bày tỏ sự quan tâm, yêu thương và khen ngợi chính là nền tảng quan trọng để xây dựng niềm tin và kết nối với ba mẹ.
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý chính là chìa khóa để đảm bảo sự phát triển toàn diện và sức khỏe của bé. Tuy nhiên đừng chỉ quan tâm đến cân nặng mà hãy đảm bảo thực đơn đã cung cấp đầy đủ các khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, lysine, vitamin A, D,… Việc này không chỉ đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết mà còn tối ưu hóa quá trình tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, cải thiện trải nghiệm vị giác và khuyến khích bé ăn uống đều đặn hơn.
  • Chơi cùng và hướng dẫn bé về những vật dụng không nên chạm vào để bé bắt đầu nhận thức và hiểu biết về thế giới xung quanh, đây cũng là cách giúp bé phát triển khả năng tự chủ, rèn luyện sự tò mò và khéo léo, đồng thời bảo vệ bé khỏi những vật dụng nguy hiểm.
  • Ba mẹ cũng cần phải duy trì tốt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, nguồn năng lượng tích cực của ba mẹ sẽ giúp cho việc chăm sóc bé hiệu quả hơn.
các thời kỳ phát triển của trẻ em
Phụ huynh phải đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống cho trẻ

Một số điều ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ trong năm đầu tiên

Đảm bảo an toàn luôn là yếu tố nên được đặt lên hàng đầu trong các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh, bao gồm cả an toàn về thể chất lẫn tinh thần. Ba mẹ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời:

  • Xương của trẻ sơ sinh còn khá yếu và có thể gãy khi bị lay lắc. Không chỉ thế hành động này còn có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho não và gây nguy hiểm đến tính mạng của bé
  • Hãy đảm bảo môi trường nhiệt độ ổn định cho bé, đặc biệt là khi bé ngủ, nếu phòng của bé có nhiệt độ quá cao thường có thể gây ra cảm giác khó thở, ngột ngạt và tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở bé sơ sinh (SIDS)
  • Che chắn cho bé cẩn thận khi ra ngoài và được ngồi ghế dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  • Không nên cho bé chơi những đồ chơi độc hại, có xuất sứ không rõ ràng và có kích thước nhỏ vì bé có thể bỏ vào miệng hay mũi gây nguy hiểm
  • Khi bé bắt đầu ăn dậm, hãy cho bé làm quen với thức ăn nghiền nhuyễn và nên đút bé ăn từ từ để tránh gây nghẹn
  • Không cho bé sinh hoạt trong môi trường có mùi hóa học, chất độc hại hay khói thuốc
  • Đảm bảo không có nước, thức ăn hay vật có nhiệt độ cao ở gần bé
  • Đảm bảo tuân thủ và cho bé tiêm vaccine đúng lịch và đủ loại theo khuyến nghị của Bộ Y Tế
quá trình phát triển của trẻ sơ sinh
Hãy đảm bảo bé được sinh hoạt trong không gian an toàn và mát mẻ

FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về các giai đoạn phát triển của trẻ

Bên cạnh những thông tin về từng giai đoạn phát triển của bé đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến của nhiều bậc phụ huynh như dưới đây.

Bé thường bắt đầu ăn dặm vào khoảng 6 tháng, khi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển đủ để xử lý thức ăn rắn. Ba mẹ nên bắt đầu tập ăn dặm cho bé bằng các loại thực phẩm mềm như khoa lang, cà rốt, bắp và các loại hoa quả như chuối và lê. Hãy đảm bảo đã nấu chín và nghiền nhuyễn trước khi cho bé ăn để tránh những rủi ro không đáng có.

Phụ huynh có thể sử dụng một vài loại đồ chơi hỗ trợ như xe đẩy, xe tập đi hay đồ chơi vận động có thể hỗ trợ trong các giai đoạn của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn và không nên quá lạm dụng vào chúng, không nên gượng ép khi bé không muốn.

Mặc dù mỗi đứa trẻ đều có quá trình phát triển khác nhau và nhiều trường hợp trẻ có thể phát triển chậm hơn so với bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên nếu ba mẹ cảm thấy có nhiều điều bất thường và nghi ngờ con chậm phát triển thì hãy đến gặp bác sĩ và chuyên gia để được phương án hỗ trợ kịp thời và phù hợp.

Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên thường diễn ra liên tục, nhanh chóng và trong từng cột mốc thì trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Và đây cũng là thời kỳ quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ sau này, ba mẹ hãy luôn lưu ý quan tâm đến con để có thể hỗ trợ kịp thời nhé.

thong tin felisa momspa

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)