Tư vấn chuyên môn bài viết BS. CKI. Tô Văn Vinh Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ thường sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Các mẹ cần kiểm soát tâm lý của mình thật tốt để vừa bảo vệ bản thân cũng như sức khỏe của thai nhi. Tại sao lại có sự thay đổi tâm lý của bà bầu và làm cách nào để kiểm soát được điều đó? Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn về cảm xúc mẹ bầu nhé.
Mục lục
Tại sao lại có sự biến đổi về tâm lý của bà bầu?
Ở phụ nữ mang thai, tâm lý của họ rất dễ biến đổi. Các mẹ bầu sẽ thường cảm thấy khó chịu trong người, mệt mỏi, stress, cáu gắt, lo âu, dễ quên, thèm ăn, buồn nôn,…
Tâm lý của bà bầu như vậy là do có sự thay đổi các hormone và nội tiết tố gây ảnh hưởng thần kinh, cụ thể như sau:
- Ở phụ nữ có thai, tuyến yên to lên khoảng 35% so với bình thường. Prolactin – một hormone được tiết ra từ thùy trước tuyến yên và đóng vai trò quan trọng liên quan đến sự sản xuất sữa tăng lên gấp 10 lần so với trước khi có thai trong khi các hormon khác của tuyến yên ít thay đổi.
- Tuyến giáp to lên do mạch máu tăng sinh và tuyến tăng sản sinh ra nhiều hormone làm cho chuyển hóa cơ bản tăng.
- Cơ thể của phụ nữ mang thai có thêm hai tuyến nội tiết mới là hoàng thể thai nghén và rau thai, dẫn đến sự thay đổi về 2 loại nội tiết- HCG (hormone sinh dục hướng rau thai) và các steroid:
-
- HCG (Human Chorionique Gonadotropin) là loại hormone xuất hiện rất sớm, thường chỉ sau 2 tuần thụ thai đã có thể phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu hoặc huyết thanh. HCG giúp hoàng thể thai nghén trong 3 tháng đầu được duy trì & nuôi dưỡng bởi hoàng thể kinh nguyệt.
- Các steroid, trong đó estrogen và progesterone là 2 hormone quan trọng với phụ nữ mang thai sẽ tăng dần và đạt mức cao nhất trong tháng cuối cùng của thai kỳ.
-
Chính vì những sự thay đổi về các hormone và nội tiết này mà cơ thể người mẹ cũng cần phải thay đổi theo để có thể đáp ứng cho những kích thích sinh lý trong quá trình thai nghén. Sự thay đổi này cũng phần nào ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong đó phải kể đến serotonin là chất tác động tâm trạng, cụ thể làm cho mẹ bầu có nhiều trạng thái tâm lý khác lạ như đã kể.
>>> Xem thêm: 6 trạng thái tâm lý cảm xúc thường gặp của mẹ bầu tại FELISA
10 thay đổi thường gặp ở tâm lý của bà bầu khi mang thai
Hạnh phúc và vui vẻ
Mẹ bầu không bị ốm nghén, được quan tâm và chăm sóc từ những người thân xung quanh nên cơ thể khỏe mạnh cùng với tâm lý thoải mái đón chờ em bé. Do vậy, mẹ bầu luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tâm lý của bà bầu càng vui vẻ và hạnh phúc thì khả năng con sinh ra khỏe mạnh và thông minh càng cao. Vì vậy, duy trì trạng thái hạnh phúc trong suốt quá trình mang thai là rất quan trọng.
Một số cách duy trì trạng thái hạnh phúc của mẹ bầu:
- Sống lành mạnh, khoa học: Ăn uống đầy đủ, điều độ, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết; thường xuyên vận động, có thể tập yoga và thiền.
- Hạn chế nhất có thể việc giao tiếp với những người có suy nghĩ tiêu cực.
- Không làm việc quá sức gây căng thẳng đầu óc.
- Đọc sách dành cho mẹ bầu, viết nhật ký về quá trình mang thai hàng ngày.
- Đi spa, massage để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Hồi hộp, chờ đợi, háo hức
Ở phụ nữ lần đầu mang thai, tất cả những biểu hiện đầu tiên của thai kỳ đều khiến mẹ cảm thấy hồi hộp, háo hức và mong chờ em bé ra đời. Tâm lý này thường sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý tránh tâm lý quá hồi hộp khiến mẹ khó tập trung, dễ quên. Tâm lý háo hức khiến mẹ tò mò, suốt ruột sự phát triển của con mà đi siêu âm liên tục.
Hào hứng và phấn khích
Phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy thoải mái, yên tâm hơn khi được chia sẻ bởi người chồng, cha mẹ, người thân và bạn bè xung quanh. Với bản năng làm mẹ, mẹ bầu sẽ cảm thấy hào hứng và phấn khích khi cân bằng được cảm xúc.
Cảm giác hào hứng, phấn khích là tâm lý của bà bầu thường gặp. Trạng thái này không đáng lo ngại và khá phổ biến nhất là phụ nữ mang thai lần đầu. Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý không để cảm giác này thái quá mà dẫn tới khó ngủ, mất ngủ.
Để cảm giác hào hứng và phấn khích không ảnh hưởng tới mẹ và bé thì mẹ nên đọc sách, nghe nhạc, đi dạo và tâm sự cùng chồng.
Bị nhạy cảm
Tâm lý của bà bầu rất nhạy cảm từ những lời nói, hành động nhỏ từ những người xung quanh. Mẹ có thể khóc khi thấy hình ảnh siêu âm của em bé, khi bị tổn thương từ những câu nói hay đơn giản là xem một bộ phim có tình tiết buồn,…
Mẹ bầu khóc ít thường không ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu mẹ bầu khóc nhiều, khóc liên tục trong thời gian mang thai thì có thể làm tăng nguy cơ sinh non và con sinh ra sẽ bị nhẹ cân.
Vì vậy mẹ bầu cần điều chỉnh tâm lý bằng cách suy nghĩ tích cực; chia sẻ, tâm sự với người thân nếu thấy hành động, lời nói làm bản thân buồn để có những lời khuyên và bản thân cảm thấy thoải mái hơn.
Rơi vào trạng thái lo lắng
Tâm lý của bà bầu khi mang thai ba tháng đầu thường là lo lắng:
- Chế độ ăn uống không phù hợp, nghén nhiều dẫn tới không ăn uống được nhiều, không đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
- Căng thẳng, mệt mỏi gây ảnh hưởng tới thai nhi.
- Có thể bị sảy thai.
- Lo sợ khi đau đẻ.
- Sợ bị sinh non, em bé sinh ra bị khiếm khuyết.
- Đối với phụ nữ mang thai lần đầu: lo xa về việc làm sao để chăm con tốt, làm sao để con phát triển toàn diện về sức khỏe và trí tuệ,…
- Về việc chăm con, cho con bú, giảm cân sau sinh.
Tâm lý lo lắng ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn này được biểu hiện như sau:
- Không kiểm soát được cảm giác lo lắng, hồi hộp..
- Cảm thấy khó chịu, dễ bị kích động. Cơn hoảng loạn có thể xuất hiện: cảm giác khó thở, bực tức, dễ nổi cáu,…
- Căng cơ.
- Khó tập trung, khó ngủ.
Để giảm tâm lý lo lắng trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần:
- Thư giãn, nghỉ ngơi và làm điều mình thích nhiều nhất có thể.
- Ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng để cả mẹ và bé cùng khỏe.
- Tập thể dục hay tập yoga nhẹ nhàng mỗi ngày như một lời nhắc nhở não giải phóng hormone giúp giảm cảm giác lo lắng hiệu quả.
- Dành thời gian trò chuyện với những người mà bạn cảm thấy tin tưởng để chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Từ đó mẹ bầu sẽ cảm thấy được giải tỏa những muộn phiền, lo lắng đang gặp phải.
Căng thẳng
Mẹ bầu bị căng thẳng trong ba tháng đầu mang thai do ốm nghén, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, thay đổi hormone, căng thẳng trong công việc và cuộc sống…
Biểu hiện tâm trạng phụ nữ khi mang thai ba tháng đầu khi bị căng thẳng:
- Lúc thèm ăn, lúc chán ăn.
- Lo lắng, tức giận, dễ bị kích động, dễ khóc,…
- Cảm thấy bất lực, bản thân vô dụng.
- Luôn trong tình trạng tâm lý chán nản, mệt mỏi.
- Đau đầu, khó tập trung, trí nhớ giảm sút.
- Khó ngủ, mất ngủ.
Phụ nữ có thai bị căng thẳng có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy máu gây ảnh hưởng đến não bộ. Từ đó em bé sinh ra bị nhẹ cân, có nguy cơ bị chậm nói, tự kỷ, tăng động, giảm khả năng học tập,… Tâm lý của bà bầu bị căng thẳng kéo dài làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, giảm thị lực, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, tiền sản giật,… Nhận biết sớm dấu hiệu bà bầu bị stress giúp bản thân và gia đình mẹ bầu có những biện pháp giúp mẹ giải tỏa tâm lý, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.
Một số biện pháp giúp giảm căng thẳng cho mẹ bầu:
- Nghe nhạc: Các nghiên cứu khoa học cho biết nghe nhạc giúp giảm hormone gây căng thẳng, tâm trí được thư giãn, hạn chế tăng nhịp tim, hạ huyết áp,… Đặc biệt nghe nhạc không lời, nhạc giao hưởng hay nhạc nhẹ nhàng, chậm rãi không chỉ giúp mẹ giảm căng thẳng mà còn giúp em bé phát triển tốt hơn.
- Tập yoga, tập thể dục nhẹ nhàng sẽ tạo hormone Endorphin – một chất dẫn truyền thần kinh trong não được giải phóng sau khi luyện tập thể thao giúp cơ thể có cảm giác thoải mái, tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng. Từ đó chống trầm cảm, giảm đau, giảm căng thẳng cho mẹ bầu.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: ngủ đủ giấc giúp mẹ bầu thư giãn đầu óc và tinh thần hoàn toàn, có sức khỏe.
Khó tính, dễ tức giận
Mẹ bầu trở nên khó tính do ốm nghén, cơ thể mệt mỏi, khó chịu,… Tâm lý người mang thai lúc này thể hiện ở cảm xúc mạnh dù việc đó rất nhỏ. Họ sẽ hay bốc hỏa và nổi cáu trong mọi trường hợp, thường xuyên bực bội, khó chịu, gắt gỏng,…
Khó tính là biểu hiện đầu tiên của tâm lý căng thẳng cần được khắc phục sớm tránh gây trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, trong ba tháng đầu thai kỳ cần giúp mẹ bầu “mát tính” hơn bằng cách: bạn bè, người thân, đặc biệt là chồng cần trò chuyện và chia sẻ suy nghĩ với mẹ nhiều hơn, dành thời gian nhiều thời gian cho bản thân nghỉ ngơi, thư giãn; chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và hợp lý; tập thể dục nhẹ nhàng, đúng cách, đều đặn; đi du lịch để thay đổi không khí,…
Hay cáu gắt, khó ở
Cảm thấy mệt mỏi do ốm nghén, có cảm giác yếu đuối và bất lực,… chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu hay cáu gắt hơn. Trong thai kỳ, tâm lý của bà bầu thường xuyên cáu gắt có thể dẫn tới thiếu oxy ở các mô; tim của mẹ bầu đập nhanh hơn; hơi thở ngắn hơn bình thường; rối loạn nhu động ruột; tử cung co thắt, nguy cơ khó sinh,… Bé sinh ra bị nhẹ cân, hay quấy khóc, dễ bị tăng động, rối loạn hành vi, chậm nói, gây khó khăn trong học tập,…
Trong ba tháng đầu, để giảm cáu gắt mẹ có thể khóc để giải tỏa tâm lý, tâm sự để chia sẻ với người thân, bạn bè nhất là chồng. Bên cạnh đó mẹ cần dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí như đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, xem phim hài, đi dạo,… hay có thể tham gia khóa học dành cho các mẹ bầu.
Bị trầm cảm
Một số yếu tố có thể khiến mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai: do mang thai ngoài ý muốn, áp lực về tài chính, áp lực công việc và xã hội, thiếu sự quan tâm của người thân, hormone thay đổi, rối loạn tuyến giáp,…
Khi bị trầm cảm, mẹ bầu sẽ có biểu hiện sau:
- Luôn trong trạng thái không thoải mái, không hứng thú với bất cứ thứ gì.
- Luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, dễ khóc.
- Chậm chạp, dễ kích động, dễ cáu giận vô cớ hơn trước khi mang thai.
- Khó ngủ hay thậm chí mất ngủ trong thời gian dài.
- Nhịp tim tăng cao, thỉnh thoảng có thể bị choáng ngất.
- Không khám thai định kỳ, không nghe lời bác sĩ hướng dẫn.
- Thích dùng chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu,…
- Có thể nghĩ tới cái chết.
Phụ nữ mang thai ba tháng đầu bị trầm cảm sẽ có nguy cơ cao bị sảy thai, tăng nguy cơ sinh non, thai phát triển kém, còi cọc, nhẹ cân, tiểu đường thai kỳ,… Nếu tâm lý của bà bầu rơi vào trạng thái trầm cảm nặng thì con sinh ra có thể bị chậm phát triển, rối loạn hành vi, chậm ngôn ngữ và có thể bị tự kỷ.
Vì vậy, khi thấy mình có dấu hiệu của bị trầm cảm thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay để tránh bệnh diễn biến nặng hơn gây hậu quả khôn lường. Để vượt qua trầm cảm mẹ bầu cần:
- Sử dụng thuốc đúng cách theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Vì trầm cảm là rối loạn tâm lý nên mẹ cần tham khảo tư vấn của bác sĩ tâm lý.
- Trò chuyện và chia sẻ với bạn bè, người thân nhiều hơn. Đặc biệt người chồng cần quan tâm, lắng nghe, chia sẻ và động viên vợ mỗi ngày để họ không có cảm giác bị bỏ rơi. Từ đó, chứng trầm cảm của mẹ bầu sẽ mất dần.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh suy nghĩ tiêu cực.
- Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để cơ thể được vận động, giúp tinh thần sảng khoái.
Tự cô lập bản thân
Tự cô lập bản thân là trạng thái tâm lý gặp phải không ít ở nhiều phụ nữ mang thai. Mẹ bầu thường che giấu cảm xúc của bản thân, không muốn trò chuyện và gặp gỡ bạn bè.
Trạng thái tâm lý này sẽ ảnh hưởng không tốt tới cả mẹ và bé. Để giảm bớt tình trạng tự cô lập ở mẹ bầu cần sống tích cực, giữ tinh thần thoải mái nhất có thể nhé.
Tâm lý của bà bầu theo từng giai đoạn
Mỗi giai đoạn, tâm lý của bà bầu sẽ có những thay đổi rõ rệt. Tâm lý dễ thấy nhất là sự nhạy cảm và lo lắng suy nghĩ nhiều. Sự thôi thúc của bản năng làm mẹ sẽ khiến cho các mẹ luôn mong muốn cảm nhận, tìm hiểu và kết nối với em bé của mình. Cụ thể tâm lý của các mẹ bầu trong mỗi chu kỳ 3 tháng.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ
Đặc biệt trong tháng đầu phát hiện có em bé, tâm lý của bà bầu sẽ vui mừng, hồi hộp xen lẫn lo lắng, nghi ngờ và những cảm xúc lẫn lộn này sẽ biến đổi liên tục trong ít nhất 2 tuần từ khi biết mình có tin vui. Một số suy nghĩ tiêu cực có thể xuất hiện như: lo lắng về sự an toàn của em bé, cảm giác lo lắng về việc phải nuôi dưỡng em bé, tiếc nuối về kế hoạch công việc đang phát triển hay trở nên ghen tuông nhiều hơn.
Tùy thuộc thể trạng các mẹ, 3 tháng đầu thai kỳ thường mẹ sẽ có những triệu chứng của nội tiết tố thay đổi:
- Ốm nghén, buồn nôn, không ăn được gì hoặc không muốn ăn. Mẹ cũng thường bị áp lực do suy nghĩ phải ăn cho con và khiến mẹ trở nên mệt mỏi.
- Sức khoẻ suy giảm, chóng mặt, mệt mỏi, chán nản, tiết nhiều nước bọt.
- Nhạy cảm và dễ xúc động, dễ khóc hơn
- Ngáp vạt, hay buồn ngủ hoặc bị mất ngủ
Tuy nhiên, mẹ cũng nên biết rằng những thay đổi này sẽ dần biến mất khi thai nhi ngày càng lớn lên. Vì vậy, mẹ cần cố gắng vượt qua, tạo cho mình cảm giác thoái, ăn thuốc và nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ
Em bé ngày càng lớn, hormone Oxytocin- loại hormone tăng tình cảm giữa mẹ và bé cũng tăng theo. Khoảng thời gian này mẹ bầu sẽ có những thay đổi về tâm lý, trong đó là tình mẫu tử gia tăng, tình trạng ốm nghén cũng không còn, bên cạnh là tình cảm với người thân cũng dần ổn định, ít nhạy cảm, xúc động.
Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, tâm lý của bà bầu sẽ:
- Luôn bị hồi hộp, cảm giác ngực bị đánh trống dồn dập
- Luôn cảm thấy vùng kín ẩm ướt, khí hư nhiều
- Thai nhi cũng sẽ bắt đầu máy từ tháng 4 hoặc 5. Khi thai nhi đã được 4 tháng tuổi, mẹ bầu cũng cần đến bệnh viên để có thể khám sàng lọc,thăm khám sức khoẻ của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần giữ tâm trạng thoải mái, ổn định, lạc quan trước khi khám sàng lọc và sau khi nhận kết quả nhé!
Trong gia đoạn 3 tháng giữa này, mẹ bầu cũng sẽ nhận thấy bụng mình to dần, vì vậy mẹ cần cẩn thận trong đi đứng và quan tâm đến quần áo cho bà bầu.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ
Ở gia đoạn này, thai nhi đã phát triển lớn hơn và mẹ sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc đi lại và sinh hoạt, tâm lý của bà bầu sẽ:
- Có cảm giác căng, đau vùng bụng dưới khi em bé cử động.
- Cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, đi tiểu nhiều và thường xuyên bị chuột rút.
- Vú tiết nhiều sữa non khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng, tức thở.
- Bị phù nhẹ ở mắt cá chân.
Ngoài ra, khi thai phát triển ngày càng lớn, cơ thể người mẹ sẽ trở nên nặng nề, dẫn đến tâm lý ngại ngùng về nhan sắc và vóc dáng. Đồng thời tâm lý lo lắng về ngày sinh sắp tới cũng bắt đầu xuất hiện bên cạnh sự háo hức chờ đón em bé.
Đây là những triệu chứng bình thường ở 3 tháng cuối thai kỳ, vì vậy mẹ nên tránh lo lắng quá mức ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khoẻ của mẹ và bé. Đặc biệt, mẹ cũng cần đến các bệnh viện uy tín để thăm khám sức khoẻ thai nhi, tìm và chọn nơi sinh an toàn, phù hợp, và tiêm SAT để phát hiện các biểu hiện nguy hiểm nếu có,…
Chuyển dạ và sinh con
Khi đến khoảnh khắc chuyển dạ để chuẩn bị gặp gỡ em bé, các mẹ bầu vẫn gặp các trạng thái tâm lý như:
- Sợ hãi khi vỡ ối
- Đau đẻ vượt ngưỡng chịu đựng
- Lo lắng về em bé trong bụng
- Sợ hãi việc không sinh thường được
- Sợ hãi việc đẻ mổ và các rủi ro…
Đây là những trạng thái tâm lý người mang thai rất dễ gặp phải từ khi mang thai đến khi chuyển dạ đối với bất cứ mẹ bầu nào chứ không chỉ là những mẹ mang thai lần đầu. Làm mẹ và trở thành một người mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng và cao cả. Mong rằng mỗi bà mẹ trên thế giới đều có thể khỏe mạnh và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đón các thiên thần chào đời.
>>> Xem thêm: Mang thai – Một góc nhìn tâm lý của Khoa Y Đại học Novi Sad, Serbia và Khoa Sản Phụ khoa, Trung tâm Lâm sàng Vojvodina, Novi Sad, Serbia
Tâm lý của bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ngoài việc phát triển về cơ thể khỏe mạnh dựa vào chế độ ăn uống, sự phát triển và thay đổi tâm lý của bà bầu trong khi mang thai cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển chức năng của em bé.
Cụ thể, nếu như tâm lý của mẹ thường rơi vào trạng thái lo lắng, nóng giận thì có thể ảnh hưởng tới hành vi, thái độ và một phần nhận thức của bé. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu mẹ có tâm lý không ổn định, thường khóc, lo lắng, giận dữ, bé dễ mắc phải các bệnh như phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, khả năng tiếp thu kém, chậm nói,…
Những mẹ bầu có trạng thái tâm lý tốt cùng thái độ lạc quan trong suốt quá trình mang thai sẽ thuận lợi cho bé phát triển hơn, trẻ sinh ra khỏe mạnh và tiếp thu nhanh nhẹn các kiến thức từ đời sống.[4]
>> Xem ngay: Cách khắc phục trầm cảm sau sinh
Cách giúp mẹ bầu giải tỏa tâm lý
Giữ lối sống khoa học, lành mạnh
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên dành thời gian cho những hoạt động lành mạnh như tập yoga, đi bộ, bơi lội. Những bài tập nhẹ nhàng này không chỉ giúp mẹ giữ gìn vóc dáng mà còn cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt sẽ cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Đừng quên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để cơ thể được phục hồi và sẵn sàng cho những ngày tiếp theo.
Tâm sự chia sẻ cùng những người xung quanh
Những cảm xúc như lo lắng, sợ hãi, hồi hộp là điều hoàn toàn bình thường. Thay vì giữ những cảm xúc tiêu cực trong lòng, hãy chia sẻ chúng với những người mà mẹ tin tưởng. Việc tâm sự với người bạn đời, người thân, bạn bè hoặc tham gia các nhóm hỗ trợ cho mẹ bầu sẽ giúp mẹ cảm thấy được lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành.
Khi chia sẻ, mẹ không chỉ giải tỏa được những căng thẳng mà còn nhận được những lời khuyên hữu ích, những cái ôm ấm áp và sự động viên tinh thần. Hãy nhớ rằng, mẹ không đơn độc trên hành trình mang thai, và việc chia sẻ sẽ giúp mẹ cảm thấy tự tin và lạc quan hơn rất nhiều.
Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
Việc dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn là một cách tuyệt vời để mẹ bầu chăm sóc bản thân. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc yên bình với những hoạt động mà mẹ yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo trong công viên,… Những hoạt động này không chỉ giúp mẹ bầu giảm stress, cải thiện giấc ngủ mà còn giúp tăng cường sức khỏe và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
Giữ tinh thần lạc quan, phấn chấn
Suy nghĩ tích cực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Mặc dù thai nhi chưa thể nhìn thấy mẹ, nhưng bé hoàn toàn cảm nhận được những cảm xúc của mẹ qua nhịp tim, hơi thở và sự thay đổi hormone. Khi mẹ luôn giữ cho tâm trạng vui vẻ, lạc quan, những hormone tích cực sẽ được giải phóng, tạo ra một môi trường ấm áp, yêu thương trong bụng mẹ. Điều này không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái mà còn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi
Tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ
Để vượt qua những khó khăn và tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc làm mẹ, mẹ bầu cần chuẩn bị kỹ lưỡng cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc tham gia các lớp học tiền sản và hậu sản sẽ giúp mẹ bầu trang bị những kiến thức cần thiết để chuẩn bị tâm lý để vượt cạn, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với những bà mẹ khác.
Bên cạnh đó, nếu cảm thấy tâm lý không ổn định, mẹ bầu không nên ngần ngại tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Những thắc mắc khác về vấn đề thay đổi tâm lý của bà bầu
Bên cạnh những thông tin về tâm lý của bà bầu đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.
Những trường hợp mang thai lần đầu chưa chuẩn bị trước khiến mẹ bầu gặp nhiều rắc rối về tài chính, áp lực công việc, cuộc sống hàng ngày bị đảo lộn nhiều làm gia tăng sự căng thẳng, mệt mỏi ở cả vợ lẫn chồng.
Phụ nữ mang thai có sự thay đổi rất nhiều về tâm lý nên rất cần sự quan tâm, chia sẻ từ người chồng. Chỉ là một lời hỏi thăm, mua một món ăn mẹ thích hay tạo một sự bất ngờ nhỏ,… sẽ khiến mẹ bầu vui cả ngày.
Những sản phẩm hỗ trợ mà mẹ bầu dùng cần có khuyến cáo xác nhận có thể dùng được cho phụ nữ có thai. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo tính an toàn trước hết nhé.
Tóm lại, tâm lý của bà bầu rất dễ bị tác động và thay đổi, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau khi sinh ra. Do vậy, trong thời gian mang thai, việc chăm sóc và kiểm soát sức khỏe tinh thần là điều rất quan trọng đối với các mẹ bầu. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp không chỉ mẹ bầu mà cả những ông chồng hiểu hơn về tâm lý phụ nữ khi mang thai.
- Bjelica A, Kapor-Stanulović N. Trudnoća kao psiholoski dogadaj [Pregnancy as a psychological event]. Med Pregl. 2004 Mar-Apr;57(3-4):144-8. Serbian. doi: 10.2298/mpns0404144b. PMID: 15462597.
- Kumar P, Magon N. Hormones in pregnancy. Niger Med J. 2012 Oct;53(4):179-83. doi: 10.4103/0300-1652.107549. PMID: 23661874; PMCID: PMC3640235. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3640235/
- Roesch, S. C., Schetter, C. D., Woo, G., & Hobel, C. J. (2004). Modeling the types and timing of stress in pregnancy. Anxiety, Stress & Coping: An International Journal, 17(1), 87–102. https://doi.org/10.1080/1061580031000123667
- Petri E, Palagini L, Bacci O, Borri C, Teristi V, Corezzi C, Faraoni S, Antonelli P, Cargioli C, Banti S, Perugi G, Mauri M. Maternal-foetal attachment independently predicts the quality of maternal-infant bonding and post-partum psychopathology. J Matern Fetal Neonatal Med. 2018 Dec;31(23):3153-3159. doi: 10.1080/14767058.2017.1365130. Epub 2017 Aug 21. PMID: 28783985. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28783985/
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi