20 Lời khuyên giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý khi vượt cạn nên lưu ý

chuẩn bị tâm lý để vượt cạn

BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Khi mang thai, các mẹ bầu thường trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ vui mừng, hạnh phúc cho đến lo lắng, bồn chồn, đặc biệt là những mẹ sinh con lần đầu tiên. Do vậy, việc chuẩn bị tâm lý để vượt cạn là điều rất cần thiết, nên tìm hiểu trước và trong khi mang thai các mẹ bầu nhé!

Thực hiện khám sàng lọc trước khi sinh

Các mẹ bầu sẽ được tư vấn thực hiện khám sàng lọc thai nhi vào khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ.

Các xét nghiệm chính bao gồm sàng lọc huyết thanh và siêu âm kiểm tra độ mờ da gáy của bé, thường được thực hiện khi thai nhi được 10 đến 13 tuần tuổi.

Các xét nghiệm này giúp nhận biết sớm những thai nhi có nguy cơ cao có nhiễm sắc thể bất thường gây ra hội chứng Down hoặc các dị tật bẩm sinh của thai nhi, chẳng hạn như trường hợp khuyết tật ống thần kinh hở.

Thực tế có rất nhiều loại xét nghiệm để sàng lọc huyết thanh với các tiêu chí xét nghiệm và thời gian thực hiện khác nhau. Vì vậy bà bầu cần lắng nghe tư vấn và tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.

khám sàng lọc trước khi sinh
Khám sàng lọc để biết tình trạng bé yêu và sức khỏe của mẹ

Các xét nghiệm này là do mẹ bầu quyết định có thực hiện hay không. Việc kiểm tra sàng lọc trước khi sinh giúp bà bầu biết được tình hình của thai nhi để yên tâm và điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp. Nếu có điều kiện kiểm tra trước, các mẹ bầu sẽ có tâm lý vững vàng hơn trong chuẩn bị tâm lý để vượt cạn thành công.

Cân nhắc giữa sinh thường hay sinh mổ

Việc sinh thường sẽ được bác sĩ khuyến khích vì đem lại nhiều lợi ích cho mẹ. Khi sinh thường, người mẹ sẽ hồi phục nhanh hơn và được chăm sóc con tốt hơn. Hơn nữa, nhiều bà mẹ cho rằng việc sinh thường thuận theo tự nhiên sẽ là một trải nghiệm trọn vẹn cho cả mẹ và bé.

Đối với nhiều trường hợp khó khăn trong sinh thường, lựa chọn mổ sẽ an toàn hơn. Các trường hợp như mẹ bầu bị tiền sản giật, mẹ cạn ối, thai nhi cần sinh trước khi mẹ bầu chuyển dạ, tâm lý quá lo lắng khi sinh con lần đầu… thì phương pháp sinh mổ nên được ưu tiên. Hiện nay, y học đã có sự phát triển về cả chuyên môn lẫn thiết bị, các trường hợp sinh mổ sẽ được thực hiện đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé yêu chào đời.

Nên sinh thường hay sinh mổ?
Lựa chọn phương pháp sinh phù hợp là rất quan trọng

Để lựa chọn phương pháp sinh con phù hợp nhất và an toàn nhất, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định nhé.

Khi đau chuyển dạ mẹ bầu nên làm gì?

Khi có biểu hiện chuyển dạ, mẹ bầu sẽ phải chịu những cơn đau khá nặng nề kèm theo cảm giác lo lắng. Tuy nhiên có thể can thiệp để giúp mẹ bầu giảm tình trạng trên bằng cách:

  • Mẹ bầu tập thể dục với bóng tròn, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách
  • Chịu khó xoa bóp massage nhẹ nhàng vùng bụng, trang bị những kiến thức và tham khảo kinh nghiệm khi chuẩn bị tâm lý để vượt cạn.
  • Tắm bằng nước ấm giúp giãn các cơ co thắt để giảm mức độ đau

Trường hợp người mẹ đau quá không chịu được thì bác sĩ sẽ cân nhắc dùng giảm đau hay gây mê để kiểm soát cơn đau chuyển dạ cho mẹ.

Các cơn co thắt cơ tử cung khi chuyển dạ xảy ra cách nhau ít hơn 10 phút có thể là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ đã bắt đầu. Những điều này có thể trở nên thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn khi quá trình chuyển dạ diễn ra.

Dấu hiệu khi chuyển dạ
Dấu hiệu khi chuẩn bị chuyển dạ

Lời khuyên khi mẹ bầu vượt cạn

Không để bụng rỗng khi đi sinh

Để có đủ sức để vượt qua cơn đau chuyển dạ thì bạn hãy ăn uống đầy đủ khi đi sinh nhé. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm từ các mẹ bỉm về những thực phẩm dễ ăn khi chuẩn bị sinh em bé.

Dùng sức cơ bụng để rặn đẻ

Khi lên bàn đẻ, bạn có thể dùng sức từ cơ bụng như khi tập động tác gập bụng dành cho nữ. Như vậy sẽ giúp bạn sinh nhanh và dễ dàng hơn do lực đẩy mạnh hơn. Ngoài ra, việc rặn sinh thường có thể khiến âm đạo của mẹ đau nhiều đấy, nên cố gắng dùng sức của cơ bụng nhé.

lưu ý khi vượt cạn
Khi lên bàn đẻ, mẹ bầu nên sử dụng sức từ cơ bụng sẽ giúp sinh nhanh hơn và dễ dàng hơn

Thân thiện với các hộ sinh

Người thường xuyên ở cạnh và hỗ trợ bạn nhiều nhất là các hộ sinh. Vì vậy bạn nên thân thiện với họ nhiều hơn nhé. Khi cần hỗ trợ có thể nhờ họ hướng dẫn và làm giúp những yêu cầu của mình nhanh hơn.

Đừng e ngại việc đi vệ sinh trước khi đẻ

Khi rặn đẻ, không tránh khỏi việc bạn cũng sẽ có cảm giác buồn đi vệ sinh. Vì thế, bạn nên đi vệ sinh trước khi lên bàn sinh để có tâm lý thoải mái nhất nhé.

điều cần biết khi vượt cạn
Mẹ bầu nên đi vệ sinh để có tâm lý thoải mái nhất trên bàn sinh

Không thực hiện gây tê ngoài màng cứng quá sớm

Việc gây tê màng cứng giúp sản phụ giảm đau trong quá trình sinh. Bác sĩ sẽ là người trực tiếp theo dõi và căn giờ gây tê đúng thời điểm cổ tử cung đã mở khoảng 5 – 6cm để có hiệu quả cũng như an toàn cho cả sản phụ và em bé.

Nên tham gia các lớp học tiền sản cho mẹ

Các lớp tiền sản bổ sung kiến thức và hướng dẫn các lưu ý quan trong sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình sinh nở. Nhất là các bạn mới lần đầu làm mẹ và chưa có kinh nghiệm, việc trang bị trước các kỹ năng và chuẩn bị tâm lý để vượt cạn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi sinh em bé.

tham gia lớp học về sinh sản
Lớp học tiền sản sẽ giúp mẹ trạng bị nhiều kiến thức hơn

Đừng e ngại thể hiện cảm xúc của mình

Cảm giác đau đớn khi sinh là điều không tránh khỏi và rất tự nhiên tuy nhiên hãy tập bình tĩnh hít thở, làm theo lời của bác sĩ và các nữ hộ sinh. Không nên khóc hoặc la hét quá nhiều điều này sẽ khiến mẹ bầu bị mất sức, giảm lượng oxy trong máu khiến em bé dễ bị thiếu oxy trong quá trình vượt cạn.

>>> Xem thêm: Trải nghiệm tâm lý của phụ nữ sinh con – BMJ – Journals

Không bắt buộc theo những kế hoạch đã lên sẵn

Việc lên kế hoạch sẵn và trạng bị trước là rất cần thiết, tuy nhiên thực tế có thể xảy ra những tình huống bất ngờ. Khi đó, hãy bỏ qua những định kiến của mình và xử lý tình huống hiện tại sao cho hợp lý nhất nhé.

lời khuyên vượt cạn cho mẹ bầu
Mẹ bầu nên chuẩn bị tinh thần cho những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình mang thai

Không quá quan tâm đến ý kiến của người xung quanh

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc chăm sóc trẻ cũng như mẹ bỉm sau sinh. Những lời khuyên của mọi người xung quanh cũng là một phương tiện giúp bạn có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm con và bản thân mình. Tuy nhiên, để đúng nhất với tình trạng của bản thân, bạn hãy cân nhắc lựa chọn những điều phù hợp nhất cho mình và em bé nhé.

Nên tìm hiểu về việc chăm sóc sức khỏe sau sinh

Bạn nên lắng nghe bác sĩ tư vấn về những vấn đề về sức khỏe sau sinh thường gặp như như trầm cảm sau sinh, cảm giác lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Khi có kiến thức về những triệu chứng, bạn có thể phát hiện sớm bệnh và nhờ sự giúp đỡ sớm hơn từ mọi người xung quanh. Việc chuẩn bị tâm lý để vượt cạn cũng là một cách tự chăm sóc mình, tâm lý vững vàng thì cơ thể cũng sẽ thoải mái, dễ chịu.

chăm sóc mẹ bỉm sau sinh
Cần chú ý đến sức khỏe sau sinh để tránh bị trầm cảm

Nên hiểu rõ tình huống của mình

Mỗi gia đình sẽ có những hoàn cảnh khác nhau, cách sống khác nhau. Hãy thấu hiểu tình huống của mình, hãy trải nghiệm cuộc sống làm mẹ, coi đó là một trải nghiệm tuyệt vời.

Không bận tâm với những điều nhỏ nhặt

Khi đi sinh, có lúc bạn sẽ phải khỏa thân để dễ vệ sinh cá nhân, hoặc để tiện cho con bú thì sẽ cần cởi bỏ áo ngực, điều này là rất bình thường và bạn không cần phải e ngại hay quá bận tâm việc đó. Hãy nghĩ đến em bé của mình nhé để vượt qua những suy nghĩ tiêu cực nhé.

Ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ của cả mẹ và bé

Bạn có thể nhờ người thân quay chụp lại giây phút bé yêu cất tiếng khóc chào đời, đây sẽ là kỷ niệm tuyệt vời của cả gia đình đấy.

Ghi lại hình ảnh bé chào đời
Khoảnh khắc em bé vừa chào đời bên cạnh mẹ

Chuẩn bị đầy đủ băng vệ sinh

Băng vệ sinh cho mẹ bỉm là thứ rất cần thiết sau khi sinh em bé, vì sau sinh sản dịch vẫn sẽ ra thường xuyên. Bạn hãy chuẩn bị cho mình loại băng vệ sinh phù hợp và có khả năng thấm hút tốt.

Tìm hiểu trước các thông tin về quá trình sinh nở

Nếu như đây là lần đầu tiên bạn bắt đầu làm mẹ, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình bệnh viện uy tín để sinh em bé. Tìm hiểu về các dịch vụ chăm sóc bé yêu mới chào đời để có lựa chọn đúng đắn và phù hợp điều kiện của mình.

các kiến thức về vượt cạn
Mẹ bầu nên tìm hiểu rõ các kiến thức về quá trình sinh nở từ đó giúp quá trình sinh nở được dễ dàng hơn

Dũng cảm khi vào phòng sinh

Lo lắng và sợ hãi sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và khó sinh hơn, bạn nên trấn an tinh thần mình, thư giãn và chuẩn bị tâm lý để vượt cạn. Hãy dũng cảm trải nghiệm điều mới mẻ, mọi thứ đều sẽ an toàn và bé yêu sẽ chào đời mạnh khỏe.

Chuẩn bị sớm đầy đủ đồ đi sinh

Trong thời gian mang thai, các mẹ nên chuẩn bị dần các đồ dùng cần thiết mang theo khi sinh. Mọi thứ nên chuẩn bị trước lúc vào viện khoảng 2 tuần. Nếu chưa có kinh nghiệm bạn nên tham khảo bạn bè, bác sĩ, gia đình. Hiện nay, các cửa hàng mẹ và bé có gợi ý rất nhiều combo tiện lợi cho cả mẹ và bé, bạn cũng có thể tham khảo những cửa hàng uy tín này nhé.

Combo đồ đi sinh tiện lợi
Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết trước khi sinh

Những thắc mắc thường gặp về việc chuẩn bị tâm lý để vượt cạn

Cân nặng trong mức khuyến cáo sẽ giúp bạn phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh lý trong thai kỳ và hơn nữa là giúp hành trình sinh nở dễ dàng hơn. Khi cân nặng quá khổ sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển và rặn đẻ em bé.

Khi cơn co thắt tử cung của thai phụ trở nên dồn dập hơn, bạn hãy bình tĩnh hít thở đều cũng như thư giãn cơ thể, có thể đi bộ nói chuyện với người thân để giảm bớt mức độ đau.

Giữa mẹ và bé luôn có sự gắn kết chặt chẽ, khi tâm lý của mẹ thoải mái và vui vẻ cũng sẽ khiến em bé dễ chịu. Ngược lại, khi mẹ bị căng thẳng và cau có cũng sẽ khiến tâm trạng của em bé không tốt.

Như vậy, việc chuẩn bị tâm lý để vượt cạn sẽ giúp ích rất nhiều cho các sản phụ. Mong rằng những lời khuyên của chúng tôi sẽ giúp cho bạn có thêm sự tự tin, tâm lý thoải mái hơn để sẵn sàng đón bé yêu chào đời!

thong tin felisa momspa

  1. Lederman RP, Lederman E, Work BA Jr, McCann DS. Relationship of psychological factors in pregnancy to progress in labor. Nurs Res. 1979 Mar-Apr;28(2):94-7. PMID: 254068. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/254068/
  2. Olza I, Leahy-Warren P, Benyamini Y, Kazmierczak M, Karlsdottir SI, Spyridou A, Crespo-Mirasol E, Takács L, Hall PJ, Murphy M, Jonsdottir SS, Downe S, Nieuwenhuijze MJ. Women’s psychological experiences of physiological childbirth: a meta-synthesis. BMJ Open. 2018 Oct 18;8(10):e020347. https://bmjopen.bmj.com/content/8/10/e020347
  3. The stages of labour and birth – NHS. https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/the-stages-of-labour-and-birth/

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)