Tư vấn chuyên môn bài viết BS. CKI. Tô Văn Vinh Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Những dấu hiệu bà bầu bị stress không còn là điều mới mẻ trong xã hội ngày nay. Sự thay đổi tâm lý này không chỉ ảnh hưởng tới mẹ bầu mà còn gây ra nhiều hậu quả không tốt cho thai nhi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này ở bài chia sẻ dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. 14 Dấu hiệu bà bầu bị stress bạn nên lưu ý
- 2. Stress gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ bầu?
- 3. Stress khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
- 4. Nguyên nhân vì sao mẹ bầu bị stress
- 5. Cách giúp mẹ bầu vượt qua stress khi mang thai
- 6. Những thắc mắc thường gặp về dấu hiệu bà bầu bị stress
14 Dấu hiệu bà bầu bị stress bạn nên lưu ý
Khi mang thai, mẹ bầu có thể trải qua nhiều thay đổi về cả tinh thần, tâm lý và thể xác. Một trong những thay đổi về mặt tinh thần đó là mẹ bầu dễ bị stress hơn bình thường. Các dấu hiệu bà bầu bị stress có thể bao gồm:
- Suy giảm trí nhớ
- Hành động chậm chạp hơn bình thường.
- Giảm giao tiếp với người xung quanh, kể cả với chồng hoặc người thân, sống thu mình, cô lập bản thân.
- Không quan tâm đến bản thân, sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.
- Hay căng thẳng và lo lắng. Mẹ bầu thường có xu hướng lo lắng về sức khỏe của thai nhi, về tương lai, công việc, cái nhìn của người xung quanh. Những áp lực ngoài xã hội hay việc thường xuyên phải cân đối tài chính, các mối quan hệ gia đình…
- Lo lắng thái quá đến vấn đề sức khỏe chỉ cần một dấu hiệu nhỏ sẽ thường xuyên tra cứu trên mạng, dễ dẫn đến tiêu cực với một số thông tin không đúng.
- Giảm sự quan tâm và hứng thú với cả những việc mà mình yêu thích trước đây, thường xuyên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
- Ngủ không ngon, không sâu giấc, hay thức giấc, dễ mất ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ khác.
- Cảm xúc thay đổi, hay cáu gắt, tức giận khó kiểm soát.
- Cảm giác buồn rầu, trầm cảm, một số mẹ còn có biểu hiện cảm xúc mãnh liệt hơn bình thường như dễ khóc, khóc không có lý do hoặc hay buồn.
- Luôn cảm thấy tội lỗi, tuyệt vọng, hay nghĩ đến cái chết và có ý định tự tử.
- Xuất hiện hiện tượng tim đập nhanh, choáng, đổ nhiều mồ hôi, khó thở và thường xuyên cảm thấy mình bị suy tim hoặc bị gì cái gì đó đè nén.
- Rối loạn dinh dưỡng: Nhiều mẹ stress không muốn ăn, ăn không đủ nhưng một số lại thèm ăn, nhất là đồ ngọt khiến cơ thể mẹ mất cân bằng dinh dưỡng hoặc tăng cân không đủ.
- Gặp các vấn đề về sức khỏe. Khi bị stress mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng như đau lưng, đau đầu hoặc các triệu chứng khác khi căng thẳng cơ thể.
- Giảm tập trung vào những công việc hằng ngày.
>>> Xem thêm: Căng thẳng trong thai kỳ: Bằng chứng thực nghiệm và các vấn đề lý thuyết để hướng dẫn nghiên cứu liên ngành – The Handbook of Stress Science: Biology, Psychology, and Health
Stress gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ bầu?
Thiên chức làm mẹ mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho mẹ nhưng cũng khiến mẹ gặp phải rất nhiều áp lực từ mọi phí, từ công việc tới gia đình. Bên cạnh đó, nội tiết tố trong giai đoạn này có sự thay đổi rõ rệt khiến mẹ trở nên nhạy cảm và dễ xúc động, khả năng kiềm chế cũng giảm đi. Khi những áp lực này vượt quá sức chịu đựng mà không được giải toả rất dễ khiến mẹ gặp những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe.
Một số cha mẹ có thể cảm thấy căng thẳng nghiêm trọng về việc mang thai. Họ có thể lo lắng về việc sảy thai, sức khỏe của em bé hoặc về việc họ sẽ đối phó với quá trình chuyển dạ và sinh nở hoặc trở thành cha mẹ như thế nào. Nếu bạn cảm thấy như vậy, hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.
- Tăng khả năng mắc cao huyết áp, giảm thị lực..
- Dễ bị rối loạn giấc ngủ, tập trung kém, hay quên… Mặt khác, mẹ bầu lại hay lo lắng, sợ hãi quá mức, thất vọng về bản thân và gia đình, khóc nhiều, dễ tức giận… Nhiều trường hợp có thể giảm giao tiếp với xã hội, sống thu mình.
- Tăng nguy cơ sinh non, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ.
- Bỏ bữa, ăn ít, hoặc thèm ăn quá nhiều dẫn tới các bệnh lý tiêu hoá như đau dạ dày, viêm ruột kích thích, viêm đường ruột…
Stress khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Stress khi mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng tới thai nhi, trong đó phải kể đến:
- Nhẹ cân: Mẹ bầu căng thẳng khiến ăn uống bị rối loạn rất dễ khiến thai nhi không đảm bảo đủ các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển. Điều này kéo dài có thể làm trẻ nhẹ cân và tăng khả năng gặp tình trạng suy dinh dưỡng sau khi trẻ sinh ra.
- Chậm phát triển: Trong thời gian hình thành và phát triển não bộ của thai nhi, mẹ bầu gặp stress có thể dẫn tới gia tăng sự co bóp của từ cung và tác động đến vùng nước ối, từ đó ảnh hưởng đến não bộ của bào thai.
- Rối loạn giấc ngủ: Khi còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi có mối quan hệ mật thiết với mẹ về nhịp sinh học. Nếu mẹ có những dấu hiệu bà bầu bị stress, nhất là rối loạn giấc ngủ thì thai nhi cũng sẽ không có được những giấc ngủ ngon, thậm chí còn có thể ảnh hưởng tới cấu trúc cơ thể của trẻ.
- Rối loạn hành vi, ứng xử: Những rối loạn hành vi như tự kỷ, trầm cảm, tăng động giảm chú ý…có thể gặp phải ở trẻ nếu như mẹ bầu bị stress.
- Dị tật thai nhi: Mặc dù không phổ biến nhưng vẫn có nhiều trường hợp mẹ gặp stress khi mang thai khiến con sinh ra gặp các dị tật.
Nguyên nhân vì sao mẹ bầu bị stress
Bà bầu bị stress có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể không giống nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị stress được các chuyên gia tâm lý tổng hợp:
Thay đổi hormone
Khi mang thai hormone trong cơ thể thay đổi làm cho mẹ bầu trở nên nhạy cảm, điều này khiến các mẹ bầu suy nghĩ, lo lắng và cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.
Gánh nặng tài chính
Nhiều khoản chi phí sẽ phát sinh khi có con, chính vì vậy mẹ bầu có thể phải đối mặt với áp lực tài chính, dẫn đến lo lắng và stress nặng.
Thiếu sự hỗ trợ
Quá trình mang thai dài và mẹ bầu phải trải qua nhiều khó khăn từ cả thể chất đến tinh thần. Nếu không có ai ở bên cạnh để tâm sự, động viên và san sẻ trong giai đoạn này thì mẹ bầu rất dễ rơi vào tình trạng stress.
Áp lực xã hội
Những soi xét đến từ mọi người xung quanh như: giới tính em bé, cân nặng của mẹ, cân nặng của con,… vô tình sẽ làm mẹ bầu trở nên áp lực hơn bao giờ hết.
Cách giúp mẹ bầu vượt qua stress khi mang thai
Stress trong thai kỳ để lại nhiều hậu quả không tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi, vì thế nếu nhận thấy mình đang có các dấu hiệu bà bầu bị stress, mẹ cần phải khắc phục ngay, càng sớm càng tốt. Dưới đây là một vài gợi ý của chúng tôi mẹ có thể tham khảo:
Duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ
Mẹ cần xây dựng và hình thành thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh, nạp nhiều thực phẩm chứa đa dạng các nhóm chất như rau xanh, thịt đổ, trứng, cá mồi, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, đậu,… sẽ giúp duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái.
Tăng cường luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Việc vận động thông qua các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tăng khả năng tập trung, đầu óc được thả lỏng và hạn chế các suy nghĩ tiêu cực.
Ngủ sớm, đủ giấc
để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu cảm thấy khó ngủ, mẹ có thể uống một cốc sữa hoặc nước ấm trước khi đi ngủ hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng.
Sự chăm sóc, động viên quan tâm của bạn bè, người thân
Mẹ bầu rất cần được sẻ chia những lo lắng, băn khoăn, cần được đồng cảm và thấu hiểu từ phía gia đình và bạn bè. Điều này là mấu chốt để các dấu hiệu bà bầu bị stress được giải quyết.
Đơn giản hoá mọi việc
Mẹ bầu không nên gắng sức để làm mọi việc như trước khi mang thai. Thay vì lau nhà, mẹ bầu nên dành thời gian cho bản thân như đọc sách, ăn sáng trên giường, đi dạo quanh công viên, chăm sóc nhiều hơn cho bản thân.
Sự trợ giúp tâm lý từ các chuyên gia
Bên cạnh việc chia sẻ vấn đề với những người thân, bạn bè, mẹ cũng có thể tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý. Bên cạnh việc sử dụng liệu pháp tâm lý, bác sĩ có thể phối hợp thêm các thuốc hỗ trợ để giúp mẹ lấy lại cân bằng.
Thư giãn
Các mẹ bầu thường được khuyên nên nghe, đọc và xem những điều tươi sáng để bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ tích cực. Để giữ sự bình tĩnh, mẹ nên nghe nhạc cổ điển mỗi ngày. Ngoài ra, thai phụ nên dành 30 phút để nghĩ về những điều tốt đẹp, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc cũng giúp cải thiện tâm trạng và mang lại cảm giác tươi vui, đầy sức sống.
Thành lập lối sống, ăn uống lành mạnh
Tạo dựng và duy trì lối nếp sống hợp lý, khoa học và chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo nạp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Những thắc mắc thường gặp về dấu hiệu bà bầu bị stress
- Gạo lứt: Gạo lứt chứa nhiều vitamin B có tác dụng giúp tình thần của bà bầu phấn chấn hơn.
- Rau chân vịt: Rau chân vịt chứa nhiều vitamin A, B, C và các khoáng chất như canxi, kali,… có tác dụng giảm yếu tố căng thẳng, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.
- Trà xanh: Trong trà xanh có chứa các chất như polyphenols, flavonoid, catechin có tác dụng như thuốc an thần, giúp xoa dịu thần kinh hiệu quả.
- Quả bơ: Quả bơ giàu protein, vitamin E, C, khoáng chất thiết yếu như kali, chất xơ và chất béo lành mạnh, là thực phẩm giúp giảm stress tốt.
- Quả cam: Trong cam chứa nhiều vitamin A, B, C có công dụng chống lại các gốc tự do tốt. Từ đó hạn chế căng thẳng và những bệnh về tim.
- Sữa tươi: Sữa tươi không chỉ cung cấp canxi tốt cho xương mà còn cung cấp lượng lớn protein, vitamin A, D và các chất có khả năng chống oxy hóa.
- Sữa chua: Đây là một chế phẩm từ sữa nên cũng có công dụng tương tự, bên cạnh đó sữa chua còn cung cấp nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
- Socola: Ăn socola giúp giải phóng endorphin – hormone “hạnh phúc” của cơ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng socola nhiều.
- Khoai lang: Ăn khoai lang giúp cân bằng lượng đường và axit amino trong máu, từ đó điều hòa cảm xúc mẹ bầu hiệu quả.
- Hạt óc chó: Hạt óc chó chứa nhiều omega-3 giúp điều hòa tâm trạng mẹ bầu ổn định, hạn chế lo lắng. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm mệt mỏi hiệu quả.
Những dấu hiệu bà bầu bị stress thường xuất hiện vào những tháng đầu thai kỳ và giảm dần, gần tới lúc sinh lại có xu hướng tăng lên. Nhiều trường hợp các biểu hiện stress khi mang thai có thể kéo dài tới sau khi sinh nếu tâm lý của mẹ bầu không được điều chỉnh. Do vậy, việc stress khi mang thai khi nào sẽ hết phụ thuộc rất nhiều vào ý chí cũng như sự vững vàng tâm lý của mẹ bầu.
Massage là một trong những liệu pháp giúp cơ thể được thả lỏng và thư giãn. Điều này rất tốt cho mẹ bầu. Những động tác massage nhẹ nhàng sẽ làm tinh thần của bà bầu dễ chịu, hạn chế được những suy nghĩ tiêu cực trong giai đoạn mang thai.
Căng thẳng, lo lắng trong thai kỳ là điều không thể tránh khỏi. Hi vọng với những thông tin vừa rồi mẹ có thể nhận biết được ngay những dấu hiệu bà bầu bị stress để kịp thời điều chỉnh, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc. Nếu mẹ có những băn khoăn cần chia sẻ, đừng ngần ngại liên hệ FELISA MOMSPA nhé.
- Tháng Ba của Dimes. (2023). Căng thẳng và mang thai. Được truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2023, từ https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/pregnancy/stress-and-pregnancy
- NICHD. Will stress during pregnancy affect my baby? (2023). https://www.nichd.nih.gov/health/topics/preconceptioncare/conditioninfo/stress
- Centre of Perinatal Excellence. Cách giảm căng thẳng khi mang thai. https://www.cope.org.au/expecting-a-baby/staying-well/stress-in-pregnancy/
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi