Tư vấn chuyên môn bài viết BS. CKI. Tô Văn Vinh Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sẽ tương tác, học hỏi và khám phá thế giới tốt hơn khi bắt đầu tập nói, vậy thì trẻ mấy tháng biết nói và ba mẹ nên lưu ý những gì trong quá trình con trẻ tập nói? Những bậc ba mẹ đang quan tâm về vấn đề tập nói cho con thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Trẻ mấy tháng biết nói?
Trẻ mấy tháng biết nói là một trong những thắc mắc phổ biến của các bậc ba mẹ và đặc biệt là những ai lần đầu làm ba mẹ. Để giải đáp cho vấn đề này, nhiều chuyên gia đã giải đáp rằng: Ngay từ lúc mới sinh, tiếng khóc chào đời cũng là cách để bé thể hiện cảm xúc, ý nghĩ và tiếng khóc cũng là cách bé bày tỏ cảm giác đói, muốn đi vệ sinh và cả những nhu cầu khác. Từ 3 đến 4 tháng tuổi, bé đã bắt đầu biết lắng nghe và “hóng” chuyện xung quanh và 3 năm đầu đời là thời điểm bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ và học nói.
Để biết bé bao nhiêu tháng biết nói bạn có thể tham khảo đến quá trình sau:
- Từ 0 đến 3 tháng tuổi: Lúc này bé có thể phát ra âm thanh “ahh” đơn giản. Biện pháp giao tiếp chủ yếu của bé là thông qua tiếng khóc, tùy vào từng trường hợp mà tiếng khóc của bé cũng sẽ khác nhau.
- Từ 3 đến 4 tháng: Lúc này bé có thể tập nói bập bẹ, bé có thể lắng nghe những cuộc trò chuyện xung quanh. Nếu thấy bé giật mình khi lắng nghe âm thanh to hay lạ thì đó là dấu hiệu cho thấy bé đã bắt đầu phản ứng với tiếng động.
- Từ 7 đến 12 tháng: Bé đã có thể ê a những từ đơn giản như “mama” hay “baba”, chủ yếu là các âm lặp lại đơn giản.
- Từ 12 đến 15 tháng: Bé đã có thể hiểu và nói được những từ đôi có ý nghĩa, lúc này trẻ đã có thể học theo một số từ mà mẹ hay người lớn thường nói và đồng thời có thể dùng ngữ điệu và cử chỉ để thể hiện cảm xúc của mình.
- Từ 16 tháng: Khả năng phát âm của bé đã tiến triển khá nhiều và có thể nói được nhiều từ hơn.
- Từ 17 đến 18 tháng: Lúc này bé đã biết khoảng 20 từ và có thể dùng những cụm từ đơn giản. Trẻ cũng có phát âm rõ ràng, chuẩn hơn và bố mẹ cũng có thể nghe rõ được những từ mà còn nói.
- Từ 24 tháng tuổi: Kho từ vựng của bé đã có từ 50 đến 100 từ, bên cạnh đó bé cũng đã bắt đầu sử dụng đại từ nhân xưng để giao tiếp và thể hiện ý muốn của mình.
- Từ 2 đến 3 tuổi: Bé đã sở hữu vốn từ phong phú hơn, có thể lên đến 300 từ và bắt đầu hình thành những cụm chứa từ 3 đến 6 từ.
- Từ 3 đến 4 tuổi: Kỹ năng nói và giao tiếp của bé đã phát triển mạnh mẽ, bé thậm chí có thể kể lại những sự việc được thấy.
Cách dạy trẻ tập nói
Nguyên tắc khi dạy trẻ tập nói
Từ thông tin trẻ em bao nhiêu tuổi biết nói như trên, ba mẹ hoàn toàn có thể đồng hành và hỗ trợ trong quá trình tập nói của bé. Tuy nhiên quá trình này không chỉ trong ngày một ngày hai mà cần phải có thời gian và kiên trì.
Việc rèn luyện ngôn ngữ không chỉ giúp phát triển kỹ năng nói mà nó còn là điều kiện tiền đề cho trẻ phát triển những kỹ năng khác như lắng nghe, quan sát hay thể hiện cảm xúc,…
Ba mẹ hãy lưu ý đến những nguyên tắc dưới đây để phát triển kỹ năng nói của con:
- Nói chuyện cùng con càng nhiều càng tốt: Ba mẹ hãy tập thói quen nói chuyện với con kể từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi chào đời, việc này không chỉ giúp trẻ học nói tốt hơn mà nó còn rèn luyện khả năng cảm thụ âm thanh và nhận biết được cảm xúc của người nói.
- Cho trẻ nghe nhạc: Hầu như mọi trẻ em đều khá thích âm nhạc và đặc biệt là các ca khúc có giai điệu nhộn nhịp, vui tươi với hình ảnh minh họa nhiều màu sắc, đáng yêu. Việc này sẽ giúp bé mở rộng vốn từ phong phú hơn.
- Gây sự chú ý bằng giọng nói: Hãy thử thay đổi tốc độ, âm lượng hay nhịp độ của giọng nói khi trò chuyện với bé, đây là một phương pháp hiệu quả để trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ và khám phá giọng nói của ba mẹ. Việc này cũng có thể tạo cảm giác thích thú và khuyến khích trẻ giao tiếp cùng ba mẹ.
- Tận dụng sở thích của trẻ: Trong quá trình trẻ tập nói, ba mẹ hãy tận dụng những đồ vật hay hoạt động mà trẻ yêu thích để kích thích sự hứng thú học nói ở trẻ, bằng cách liên kết từ vựng cùng đồ chơi mà trẻ yêu thích, bạm có thể giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và lặp lại từ ngữ một cách tự nhiên.
- Khuyến khích trẻ đáp lại: Hãy tận dụng ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm trên gương mặt để khuyến khích trẻ tham gia vào cuộc trò chuyện và phản ứng lại những điều bạn nói, sự tương tác này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ mà nó còn tăng tính kết nối giữa ba mẹ và con.
- Nụ cười và sự chú ý: Thường xuyên nở nụ cười với bé, đặc biết khi bé đnag cố gắng giao tiếp với bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần dành nhiều thời gian để quan tâm, trò chuyện yêu thương và chú ý đến trẻ kể cả khi bạn có nhiều công việc khác.
- Bắt chước trẻ: Hãy bắt chước phát âm của bé, thể hiện cho bé thấy rằng “ba mẹ đang cố gắng trò chuyện và hiểu con”. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cố gắng trả lời bé, giao tiếp qua lời nói và nét mặt ngay cả khi mẹ không hiểu bé nói gì.
Cách dạy trẻ tập nói
Đã biết trẻ bao nhiêu tháng thì biết nói cũng như quá trình phát triển kỹ năng này của trẻ, ba mẹ có thể áp dụng những bài tập phù hợp cho từng giai đoạn để hỗ trợ cho bé. Dưới đây là một vài hoạt động giúp trẻ học nói tốt hơn theo từng giai đoạn:
Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi:
- Việc hát ru hay lặp lại những âm thanh do chính bé tạo ra sẽ giúp bé làm quen với ngôn ngữ cũng như kích thích các giác quan của bé.
- Ôm bé ở khoảng cách gần và hãy nhìn vào mặt bé khi nói chuyện, việc này sẽ tạo nên cảm giác thích thú của bé và kích thích bé hồi đáp lời bạn nói.
- Trò chuyện cùng bé mọi lúc mọi nơi, bất kể khi bạn đang cho bé ăn, tắm hay thay đồ cho bé.
- Thược xuyên hát cho bé nghe, nói chuyện với bé bằng giọng hát nhằm thu hút sự chú ý từ bé và giúp bé điều chỉnh nhịp điệu ngôn ngữ
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi:
- Dạy bé nhận biết các đồ vật xung quanh bằng cách đọc tên chúng mỗi ngày, để trẻ có thể nhận biết và ghi nhớ.
- Đọc sách cho bé nghe để tiếp xúc với vốn từ phong phú và từ đó thúc đẩy sự sáng tạo ngôn ngữ.
- Tập phản xạ cho bé bằng cách chơi “ú òa”, không chỉ cải thiện kỹ năng phát âm mà còn giúp bé phát triển kỹ năng kiểm sóat cơ bắp miệng.
- Hãy sử dụng đồ chơi, gấu bông hay búp bê mà bé yêu thích để làm công cụ giúp bé tập nói.
Trẻ từ 12 – 18 tháng tuổi:
- Hãy để ý đến từ ngữ bé nói để điều chỉnh phát âm, giúp bé đọc rõ ràng và chính xác hơn.
- Hãy sử dụng câu hỏi lựa chọn để khuyến khích bé giao tiếp và mở rộng vốn từ, chẳng hạn như hỏi bé thích uống nước hay uống sữa hơn.
- Tăng cường đọc sách, mở nhạc hoặc đồ chơi có thể phát ra âm thanh cho bé nghe để tăng cường tiếp xúc với ngôn ngữ.
- Ba mẹ có thể kết hợp các hoạt động như hát hoặc đọc thơ để phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho bé.
- Mở các ca khúc thiếu nhi phù hợp với độ tuổi, đặc biệt hãy chọn những ca khúc có đi kèm với hành động, việc thực hiện kèm động tác sẽ giúp bé có thể nhớ từ vựng tốt hơn.
Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi:
- Ba mẹ hãy sử dụng những câu ngắn và lặp lại nhiều lần giúp bé tiếp nhận và ghi nhớ từ vựng. Ví dụ: “Áo con có màu đỏ phải không?”, “Dép của con đâu rồi”,…
- Đọc tên các đồ vật và thách đố bé xác định vị trí của chúng, việc này giúp thúc đẩy sự tập trung và nhận biết về không gian xung quanh.
- Cho bé tham gia những trò chơi vui nhộn, xem hoạt hình hay nghe truyện cũng sẽ giúp bé tăng sự tương tác và khám phá thêm về ngôn ngữ. Tuy nhiên cần lưu ý không nên để trẻ xem ti vi quá 30 phút mỗi ngày để không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện.
- Dùng các câu nói ngắn gọn, dễ hiểu để bé có thể làm quen với việc trò chuyện, chẳng hạn như “mở cửa” hay “lấy đồ chơi”.
- Sử dụng những câu hỏi ngắn để rèn luyện tính nghe hiểu và phản xạ của bé, chẳng hạn như hỏi bé “mũi ở đâu?” và chỉ bé dùng tay để chỉ vào mũi mình.
Trẻ từ 2 – 3 tuổi :
- Khi nào trẻ biết nói, hãy khuyến khích trẻ học nói những câu dài hơn bằng cách thực hành cùng bé và mô phỏng chúng bằng các tình huống hàng ngày.
- Dạy con về nhiều từ vựng mới, mở rộng vốn từ để trẻ có thể mô tả và diễn đạt ý của mình một cách dễ dàng.
- Sử dụng các từ tượng thanh để mở rộng vốn từ của bé, chẳng hạn như tập cho bé cách hình dung được hình ảnh con mèo khi nghe được tiếng “meo meo”.
- Chỉnh âm lượng TV hay âm nhạc ở mức an toàn nhằm bảo vệ thính giác của bé.
- Tận dụng thời gian bé vui chơi hoặc giúp đỡ mẹ dọn dẹp để nói chuyện và tương tác với bé.
- Gọi tên bé trước khi bắt đầu một câu nói sẽ giúp bé tập trung hơn, nếu đó là một câu hỏi thì hãy kiên nhẫn để chờ câu trả lời.
- Bắt đầu sử dụng những câu dài hơn hoặc ghép nhiều từ lại để rèn luyện cho bé, chẳng hạn như thay vì nói “cởi áo khoác ra” thì bạn có thể nói “để mẹ cởi áo khoác ra cho con”.
Những dấu hiệu giúp nhận biết bé bị chậm nói
Thực tế, sẽ rất khó để trả lời chính xác em bé mấy tháng biết nói vì quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ đều riêng biệt, vậy nên ba mẹ không cần quá lo lắng và hối thúc con trẻ khi trẻ hơi chậm nói so với các bé đồng trang lứa.
Tuy nhiên, nếu không yên tâm thì dưới đây là một vài dấu hiệu để ba mẹ kiểm tra xem con có bị chậm phát triển ngôn ngữ không:
- Trẻ 7 tháng tuổi không phản ứng với âm thanh.
- Trẻ 12 tháng tuổi không nói được bất kỳ từ nào và không phản ứng khi được gọi tên.
- Trẻ 16 tháng tuổi không nói được và không biết chỉ vào đồ vật khi được hỏi.
- Trẻ 18 tháng tuổi không bắt chước được lời nói và không nói các từ đơn giản như “ba”, “mẹ”,…
- Trẻ 2 tuổi nhưng chỉ biết khoảng 15 từ và không thể kết hợp 2 từ cùng nhau, ngoài ra trẻ cũng không hiểu những câu nói đơn giản như yêu cầu ăn cơm, uống nước, lấy đồ chơi.
- Trẻ 2 đến 3 tuổi nhưng chỉ biết lặp lại câu hỏi nhưng không biết trả lời khi được hỏi.
Cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu chậm nói?
Thông thường, dựa vào thông tin trẻ bao nhiêu tuổi biết nói mà ba mẹ có thể theo dõi quá trình phát triển của con mình. Nếu thấy con trẻ mình chậm phát triển hoặc quá trình tập nói có vẻ chậm hơn các bạn cùng trang lứa thì hãy thảo luận với bác sĩ hoặc gặp chuyên gia để được chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ khuyên bạn đưa con đến gặp chuyên gia trị liệu ngôn ngữ để được hỗ trợ.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cũng như cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết không chỉ ảnh hưởng đến sức mạnh thể chất, sức mạnh tinh thần và thậm chí kỹ năng vận động của trẻ. Khi trẻ có một vài dấu hiệu như biếng ăn, ít tăng cân, khả năng hấp thu chậm,… đều có thể là dấu hiệu của trẻ thiếu chất dinh dưỡng. Ba mẹ hãy quan sát để kịp thời bổ sung lysine, những khoáng chất crom, kẽm, selen và vitamin nhóm B,… cho trẻ. Tuy nhiên, cũng không nên cung cấp quá nhiều dưỡng chất cho trẻ vì dư thừa chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, ba mẹ hãy kiên trì tập nói và giao tiếp cho con thường xuyên, có thể dựa vào hướng dẫn tập nói ở mục trên. Cho bé gặp gỡ và vui chơi cùng bạn bè cùng trang lứa cũng sẽ kích thích quá trình trao đổi và giao lưu. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên chú ý không nên ép bé học nói hay tập nói quá nhiều, khi thấy trẻ có dấu hiệu khó chịu hay muốn khóc thì nên ngừng lại.
FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về trẻ mấy tháng biết nói
Bên cạnh thắc mắc em bé mấy tuổi biết nói thì nhiều nhiều ba mẹ cũng quan tâm đến một vài vấn đề khác trong quá trình phát triển và tập nói của trẻ. Bạn có thể tham khảo các câu trả lời dưới đây nếu có cùng thắc mắc nhé.
Nếu ba mẹ thấy bé phát âm “a”, “o” hay có thể phản ứng với âm thanh xung quanh hoặc lặp lại theo giai điệu hoặc từ ngữ mà bé nghe được từ sớm thì đó cũng là dấu hiệu cho việc bé biết nói sớm. Ba mẹ cũng có thể tham khảo quá trình phát triển của trẻ ở mục 1 để biết trẻ mấy tuổi biết nói và nếu như con mình có khả năng nói sớm hơn so với bảng trên thì đó là dấu hiệu con biết nói sớm.
Ba mẹ cần tránh tạo áp lực cho trẻ, không nên so sánh trẻ cùng các bạn khác, không nên chê trách và đặc biệt không nói thay cho trẻ. Mà thay vào đó hãy tạo một môi trường thoải mái để khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến của mình và kết hợp cùng những nội dung mà bé yêu thích để tạo cảm giác thích thú.
Đây cũng là một phương pháp lý tưởng để hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ vì những loại đồ chơi này thường được thiết kế để tập trung vào việc mở rộng từ vựng, kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp thông qua các hoạt động giáo dục và trò chơi tương tác. Tuy nhiên, không nên quá phụ thuộc vào nó mà cần phải kết hợp với các hoạt động nói chuyện và đọc sách để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Hy vọng với bài viết trên đây, ba mẹ đã nắm rõ trẻ mấy tháng biết nói và những biện pháp tích cực để hỗ trợ bé rèn luyện và phát triển khả năng ngôn ngữ. Đừng bỏ lỡ những bài viết khác từ chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích đối với quá trình chăm sóc con trẻ nhé!
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi