Tư vấn chuyên môn bài viết
BS. CKI. Tô Văn Vinh
Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp bé tránh được những bệnh lý về răng miệng mà còn khiến việc ăn uống của bé được ngon miệng hơn. Tuy nhiên không phải ba mẹ nào cũng biết rơ lưỡi đúng cách cho bé. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho các ba mẹ cách rơ lưỡi khoa học, an toàn cho bé ngay tại nhà.
Mục lục
- 1. Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?
- 2. Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lần là tốt nhất?
- 3. Hướng dẫn cách rơ lưỡi an toàn cho trẻ
- 4. Gạc rơ lưỡi an toàn, phù hợp cho trẻ sơ sinh
- 5. Một số điều khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ba mẹ cần lưu ý
- 6. FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?
Khoang miệng của trẻ sơ sinh chứa rất nhiều vi khuẩn, có thể gây mùi hôi và những bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh còn rất nhỏ và chưa thể tự vệ sinh răng miệng nên ba mẹ sẽ là người giúp con thực hiện điều đó.
Việc uống sữa sẽ làm lắng cặn trên phần mặt lưỡi của trẻ, nếu không được làm sạch sẽ dẫn đến tình trạng tưa lưỡi, trẻ lúc này sẽ không thể cảm nhận được hương vị dẫn đến tình trạng bỏ bú. Và theo thời gian, vi khuẩn ngày càng tích tụ và phát triển tại vị trí này, gây bệnh và ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
Vì thế ba mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên để khoang miệng được sạch sẽ hơn, từ đó cải thiện được khẩu vị và thói quen ăn uống của trẻ.
Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lần là tốt nhất?
Rơ lưỡi cho bé là việc làm cần thiết và quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ sơ sinh. Và tùy vào từng trường hợp cụ thể, mẹ cần thực hiện số lần rơ lưỡi khác nhau. Cụ thể:
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn
Trong trường hợp này, mẹ không cần rơ lưỡi hằng ngày cho trẻ. Vì khi bú mẹ, lưỡi của bé cọ sát vào núm ti nên rất ít khi bị đọng lại cặn sữa. Vì thế, mẹ có thể rơ lưỡi cho bé khoảng 2 – 3 ngày 1 lần.
Với bé bú sữa mẹ kết hợp cùng sữa ngoài
Trường hợp này mẹ cần rơ lưỡi cho bé 1 lần/ngày. Ngoài ra, sau khi cho bú bình xong, nên cho trẻ uống khoảng 1 – 2 thìa nước ấm để tráng miệng sạch sẽ cho trẻ.
Với trẻ bú ngoài hoàn toàn
Trẻ uống sữa công thức cần được rơ lưỡi thường xuyên vì lưỡi rất dễ bị đóng cặn, gây ra tình trạng đen lưỡi hay tưa lưỡi. Nếu không được rơ lưỡi thường xuyên trẻ sẽ bị viêm họng, viêm lưỡi hoặc lười bú. Để tránh tình trạng này, sau mỗi cữ bú, mẹ hãy tráng miệng cho trẻ bằng 1 – 2 thìa nước ấm và rơ lưỡi khoảng 2 lần/ngày.
Hướng dẫn cách rơ lưỡi an toàn cho trẻ
Thao tác rơ lưỡi cho bé mới sinh rất đơn giản, đầu tiên ba mẹ cần tìm mua gạc rơ lưỡi ở những hiệu thuốc hoặc tại những cửa hàng, hệ thống siêu thị mẹ và bé. Sau đó thực hiện các bước rơ lưỡi như sau:
- Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh răng miệng cho bé
- Bước 2: Lấy gạc ra khỏi bì đựng và luồn vào ngón tay trỏ hoặc ngón út của ba mẹ
- Bước 3: Đưa ngón tay đã đeo gạc vào trong miệng bé, vệ sinh lần lượt từ hai má trong cho đến lưỡi và lợi của bé để loại bỏ những mảng bám và cặn sữa.
Bên cạnh đó, rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch cũng là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Ba mẹ có thể kết hợp với những thành phần tự nhiên sau để việc vệ sinh khoang miệng của trẻ sơ sinh được sạch và an toàn hơn:
Rơ lưỡi bằng rau ngót
Rau ngót không chỉ có tác dụng lợi tiểu, làm mát và thanh lọc cơ thể mà giúp làm sạch, tái tạo tế bào và điều trị chứng tưa lưỡi, lưỡi trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau ngót với nước muối loãng, để ráo, giã nhuyễn với một chút muối.
- Chắt lấy nước cốt, nếu hỗn hợp quá đặc thì cho thêm chút nước sôi để nguội.
- Rửa tay sạch sẽ, dùng gạc lưỡi hoặc khăn sạch khô quấn quanh ngón tay.
- Dùng gạc thấm nước rau ngót rồi rơ lưỡi cho trẻ đến khi sạch hết cặn trắng. Sau đó rơ lại bằng nước sạch.
- Áp dụng từ 3 – 4 lần mỗi tuần.
Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn. Các mẹ có thể tự pha nước muối sạch ở nhà hoặc mua nước muối sinh lý. Cách này có thể áp dụng cho những bé sơ sinh từ 0 – 4 tháng tuổi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nước muối sinh lý và một miếng gạc rơ lưỡi sạch.
- Rửa sạch tay rồi quấn miếng gạc vào ngón trỏ.
- Thấm vào dung dịch muối và rơ lưỡi nhẹ nhàng cho bé.
- Nên rơ lưỡi vào buổi sáng hoặc trước mỗi bữa ăn 30 phút.
Rơ lưỡi bằng lá hẹ
Theo nhiều báo cáo y khoa, lá hẹ giúp diệt khuẩn, kháng viêm, sát trùng, nên thường được dùng để phòng tránh những bệnh về viêm lợi và tình trạng trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh. Phương pháp này thích hợp cho những trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá hẹ và ngâm trong nước muối loãng 15 phút
- Đun sôi hẹ với một ít nước sau đó vớt ra, để ráo rồi giã nhuyễn.
- Vắt hỗn hợp lấy nước, thấm vào gạc rồi đem rơ lưỡi cho trẻ.
- Áp dụng phương pháp từ 3 – 4 lần mỗi tuần.
Rơ lưỡi bằng trà xanh
Lá trà xanh có các tinh chất giúp sát khuẩn tự nhiên và an toàn. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trà với nước muối loãng rồi để ráo
- Đun lá trà với nước và vài hạt muối cho trà phai ra.
- Để nước trà nguội bớt rồi mới đem rơ lưỡi em bé.
Gạc rơ lưỡi an toàn, phù hợp cho trẻ sơ sinh
Để đảm bảo an toàn khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lựa chọn những loại gạc rơ lưỡi y tế uy tín, chính hãng. Một số gợi ý về gạc rơ lưỡi mà mẹ có thể tham khảo như:
Gạc rơ lưỡi cho trẻ Dr Papie
Dr Papie là thương hiệu đến từ Việt Nam, chuyên sản xuất những sản phẩm cho trẻ sơ sinh như khăn hạ sốt, sữa tắm, gạc rơ lưỡi,… Gạc rơ lưỡi cho trẻ Dr Papie sở hữu những đặc điểm nổi bật như:
- Được làm từ sợi vải Polyester mềm mại, không bị tình trạng tước sợi nên vô cùng an toàn cho răng lợi của bé
- Gạc được tiệt trùng sạch sẽ và tẩm những loại thảo dược thiên nhiên, giúp làm sạch những mảng bám trên lưỡi, lợi của bé
Gạc rơ lưỡi cho trẻ Baby Bro
Đây là dòng sản phẩm có xuất xứ Hàn Quốc với những đặc điểm như:
- Gạc có chứa Xylitol và nước tinh khiết, có khả năng làm sạch khoang miệng cho bé, chống lại những vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả
- Không chứa chất độc hại và cồn
- Làm từ 100% cotton, rất mềm mại
Gạc rơ lưỡi Tottee cho trẻ
Một sản phẩm khác đến từ thương hiệu Việt Nam, có thể giúp loại bỏ những mảng bám và cặn sữa trong khoang miệng, hỗ trợ ngăn ngừa sự hôi miệng và tưa lưỡi cho bé. Sản phẩm có nước muối, dịch chiết cây cỏ ngọt, NaHCO3 giúp kháng khuẩn, hạn chế sâu răng và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám.
Gạc rơ lưỡi cotton Bee Kids
Là sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam với nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Làm từ sợi polyester mềm mại, giúp làm sạch lưỡi, nướu và răng miệng cho bé một cách nhẹ nhàng
- Chứa thành phần dược liệu có tính kháng khuẩn cao như: glycerol, nano bạc, xylitol,… hỗ trợ ngăn ngừa hiệu quả một số bệnh lý về răng miệng.
Gạc rơ lưỡi ConCung Good
Vẫn là một sản phẩm đến từ Việt Nam, sản phẩm rơ miệng cho bé này có thiết kế như một chiếc bàn chải nhỏ xíu, vô cùng tiện dụng. Những ưu điểm nổi bật của sản phẩm có thể kể đến như:
- Làm từ chất liệu silicon mềm, chịu nhiệt lên đến 100 độ C nên có thể đun sôi để tiệt trùng dễ dàng
- Sản phẩm được thiết kế vừa vặn với ngón trỏ của người lớn, dễ dàng đeo vào và tháo ra.
- Tay cầm và nắp đậy làm từ nhựa Polypropylene, có khả năng chịu nhiệt đến 100 độ C. Ba mẹ hoàn toàn an tâm khi vệ sinh sản phẩm.
Gạc rơ lưỡi silicone Kuku
Đây là sản phẩm rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đến từ Đài Loan, với những đặc điểm như:
- Được làm từ silicone tốt, dễ dàng làm sạch với nước ấm, hoặc dung dịch rửa bình sữa
- Thiết kế đầu tròn và thuôn nhỏ dần, đảm bảo vừa khít với khoang miệng của bé
- Bề mặt lông chải tơ silicon mềm mại, giúp làm sạch khoang miệng, đồng thời còn hỗ trợ massage nướu giảm ngứa cho bé trong thời kỳ mọc răng.
Gạc rơ lưỡi cotton Baby xanh
Là sản phẩm rơ lưỡi có giá thành rất bình dân, sở hữu những đặc điểm nổi bật như:
- Được làm từ 100% cotton, khả năng thấm hút tốt những cặn sữa và đồ ăn trong khoang miệng bé
- Gạc có độ nhám bề mặt vừa phải, không gây tình trạng rát lưỡi khi vệ sinh cho bé
- Sản phẩm được tiệt trùng theo đúng tiêu chuẩn và được giữ vô trùng, đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé.
Một số điều khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ba mẹ cần lưu ý
Để đảm bảo an toàn và giúp con thoải mái nhất khi rơ lưỡi cho bé, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ vào buổi sáng, khoảng 2 tiếng sau khi ăn sáng. Không nên rơ lưỡi cho con trước khi ăn vì dễ khiến bé bị nôn khan. Và cũng không rơ lưỡi ngay sau khi ăn xong vì sẽ khiến bé bị trớ sữa.
- Hãy thao tác thật nhẹ nhàng khi rơ lưỡi. Cũng không rơ lưỡi quá nhiều lần trong ngày vì dễ khiến lưỡi bé bị trầy xước, gây đau đớn và ảnh hưởng đến vị giác của bé.
- Không được rơ lưỡi em bé bằng mật ong vì có chứa thành phần clostridium botulinum sẽ gây ngộ độc thần kinh bé.
- Trong quá trình rơ lưỡi, nếu thấy bé có xuất hiện triệu chứng bất thường nào, ba mẹ nên nhanh chóng thông tin đến bác sĩ để nắm nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Ba mẹ có thể bắt đầu sử dụng rơ lưỡi cho con ngay sau khi bé sinh ra. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ Nhi khoa hoặc nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể và phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bé.
Đối với những loại rơ lưỡi bằng silicon, sau khi lơ rưỡi cho bé xong, ba mẹ có thể tiệt trùng lại bằng nước sôi hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, để khô và cất ở nơi khô ráo, sạch sẽ để dùng cho lần sau. Còn đối với những loại rơ lưỡi bằng lưới, bông thì tuyệt đối không dùng lại lần hai.
Rơ lưỡi hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh nếu ba mẹ sử dụng đúng cách và tuân thủ đầy đủ những biện pháp an toàn.
Hy vọng những chia sẻ về rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh nêu trên hữu ích đối với các ba mẹ. Giống như người trưởng thành, trẻ sơ sinh cũng cần được vệ sinh răng miệng đúng cách và đầy đủ. Ba mẹ nên chọn loại gạc rơ lưỡi phù hợp và thực hiện đúng theo các bước rơ lưỡi để giữ cho khoang miệng bé được sạch sẽ, tránh gặp những bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé ba mẹ nhé.
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi