Rạn da sau sinh nguyên nhân là gì? Dấu hiệu và cách xử lý an toàn

rạn da sau sinh

BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Sau khi sinh là thời điểm mẹ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề sức khoẻ, thể chất, sắc đẹp. Trong đó, nỗi lo lắng nhất của mẹ chắc hẳn là các vết rạn da chằng chịt gây mất thẩm mỹ. Làm cách nào để xử lý chúng một cách an toàn và hiệu quả, hãy cùng FELISA MOMSPA tìm hiểu ngay nhé.

Tìm hiểu rạn da sau sinh là gì?

Rạn da sau sinh là tình trạng da bị kéo căng trong quá trình mang thai do khả năng đàn hồi của da chậm hơn quá trình phát triển nhanh của thai nhi sau đó được thả lỏng nên co lại thành các vệt dài. Các vùng dễ bị rạn nhất là bụng, mông, ngực, cánh tay, đùi do trong quá trình mang thai, các bộ phận trên cơ thể cũng phải lớn dần lên để đảm bảo việc nuôi dưỡng thai nhi một cách tốt nhất.

Tùy theo cơ địa của từng mẹ mà màu sắc, kích thước các vết rạn da cũng khác nhau, màu sắc từ hồng nhạt, nâu đỏ tới nâu sẫm hoặc tím. Mức độ tăng cân của mẹ cũng khiến kích thước và mức độ rạn da cũng khác nhau, nếu mẹ tăng 10-12kg thì mức độ rạn da sẽ ít hơn những mẹ tăng trên 15kg.

Theo thống kê của Viện Da liễu Hoa Kỳ, có tới 90% mẹ bầu xuất hiện rạn da ở tháng thứ 6 hoặc thứ 7. Nếu gia đình có người bị rạn da, thì mẹ cũng có khả năng cao gặp phải tình trạng này.

Nếu mẹ là người có làn da sáng màu, thì vết rạn có xu hướng màu hồng và ngược lại, nếu mẹ da sẫm màu thì các vết rạn cũng thường có màu sáng hơn màu da.

tình trạng rạn da sau sinh
Rạn da sau sinh là tình trạng da bị kéo căng trong quá trình mang thai

Nguyên nhân gây ra vấn đề rạn da sau sinh

Có nhiều nguyên nhân gây rạn da sau sinh, trong đó phải kể đến các nguyên nhân:

  • Tăng cân nhanh: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ gặp tình trạng rạn da sau sinh. Khi cân nặng của mẹ tăng nhanh hơn so với khả năng đàn hồi của da, khiến da không thích nghi kịp và bị kéo căng đột ngột. Kết quả là các sợi collagen và elastin duy trì độ đàn hồi bị đứt gãy gây ra các vết rạn.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị rạn da thì mẹ cũng có nguy cơ gặp tình trạng này.
  • Tuổi của mẹ: Nếu mẹ mang thai lúc còn quá trẻ, cấu trúc da chưa ổn định thì nguy cơ gặp rạn da sau sinh cũng nhiều hơn. Đồng thời nếu mẹ lớn tuổi, da đang độ lão hoá và kém đàn hồi thì cũng dễ bắt gặp tình trạng này.
  • Da khô, thiếu dinh dưỡng: Những mẹ có làn da khô thường dễ bị rạn da hơn do cấu trúc da yếu, tốc độ lão hoá da cũng nhanh hơn. Nhiều mẹ sau khi sinh thường không chú ý bổ sung dưỡng ẩm da body nên khả năng đàn hồi của da không được đảm bảo nên dễ xuất hiện các vết rạn.
  • Ít vận động: Nếu mẹ thường xuyên tập thể dục thì khả năng gặp rạn da sẽ ít hơn những mẹ ít dành thời gian vận động. Khi mẹ vận động sẽ làm tăng khả năng lưu thông máu, các nhóm cơ và bề mặt da thường xuyên được co giãn nên nếu tăng cân da dễ thích nghi hơn, dẫn tới giảm nguy cơ rạn da.

Dấu hiệu rạn da sau sinh

Những dấu hiệu thường gặp của rạn da sau sinh bao gồm:

  • Các đường rãnh, vệt dài màu đỏ và tím
  • Ngứa ở vị trí rạn da do da bị khô và kéo căng quá mức
  • Đôi khi có kèm theo các vảy trắng bị bong ra tại vết rạn. Đây chính là các tế bào da tổn thương bị đẩy lên tạo các vảy khô.
  • Vết rạn có màu tím sẫm hoặc đỏ sát nhau, dài, chạy dọc theo chiều dài bụng sau khi sinh
Biểu hiện rạn da
Rạn da dạng vết chạy dọc theo chiều dài bụng với màu sắc từ hồng đến tím

Cách xử lý tình trạng rạn da sau sinh an toàn và hiệu quả

Điều chỉnh và kiểm soát cân nặng sau sinh

  • Tránh ăn quá nhiều chất béo, chất đường bột làm tăng cân sau sinh dễ khiến vết rạn cũ tăng kích thước và tăng nguy cơ có vết rạn mới.
  • Giảm cân nhanh cũng khiến da thiếu nguồn dưỡng chất. Khi điều trị rạn da khó đạt hiệu quả như mong đợi vì thế bà bầu cần lưu ý chỉ BMI người bình thường là từ 18,5-24,9 để có kế hoạch giảm cân phù hợp.

>>> Xem thêm: Kiểm soát vết rạn da – Journal of Cutaneous and Aesthetic Surgery

Sử dụng kem bôi trị rạn da

Hiện nay mẹ có thể dễ dàng tìm mua được các loại kem trị rạn trên thị trường. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo tư vấn của chuyên gia y tế đề tìm được đúng loai kem phù hợp và an toàn.

Một số loại kem trị rạn da phổ biến phải kể đến là Tretinoin, Gel silicon, Trofolastin… Chúng có tác dụng kích thích quá trình sản sinh ra collagen, hỗ trợ làm đều màu da, khắc phục rạn da sau sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại kem này cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ da liễu để hạn chế những tác dụng không mong muốn.

Điều trị ran da
Kem bôi rạn da là biện pháp được nhiều mẹ lựa chọn

Chăm sóc da bằng phương pháp hiện đại

Các phương pháp điều trị rạn da sau sinh hiện đại đang được rất nhiều cơ sở thẩm mỹ thực hiện, trong đó nổi bật nhất vẫn là các phương pháp như:

  • Phẫu thuật: Nếu mức độ rạn da nặng, da chùng và nhão nhiều kèm theo mỡ thừa, phương pháp này sẽ giúp loại bỏ chúng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là sẽ gây ra đau đớn cho mẹ, thời gian để da hồi phục dài, sau tối thiểu 6 tháng mới đánh giá được hiệu quả.
  • Lăn kim: Phương pháp này sử dụng các đầu kim nhỏ để làm phát sinh các tổn thương giả, kích thích khả năng tự lành lại của da, thúc đẩy sản sinh collagen. Mặc dù vậy, phương pháp này cần nhiều thời gian để điều trị, quá trình chăm sóc da đòi hỏi phải tỉ mỉ và hết sức cẩn thận, tránh nhiễm trùng.
  • Ánh sáng laser: Đây là phương pháp được nhiều mẹ bỉm lựa chọn vì không cần quá tỉ mỉ trong quá trình chăm sóc da, hiệu quả đem lại tương đối cao nhờ việc sử dụng kết hợp laser và sóng siêu âm để điều trị. Mẹ có thể tìm hiểu các phương pháp hiện đại trị rạn da sau sinh tại FELISA MOMSPA. Ngoài trị rạn da, FELISA MOMSPA còn cung cấp tất cả các dịch vụ chăm sóc da cho mẹ bầu, trẻ hoá làn da sau sinh, massage cho mẹ bầu và bé 3 in 1…Mẹ có thể tham khảo các dịch vụ này tại đây.

Sau khi mang thai, bạn có thể loại bỏ một số vết rạn da bằng phẫu thuật. Nếu vết rạn da của bạn nằm ở bụng dưới , phía dưới rốn, bạn có thể thực hiện phẫu thuật căng da bụng .

Phương pháp điều trị rạn da sau sinh hiện đại
Phương pháp điều trị rạn da sau sinh hiện đại

Những thắc mắc thường gặp về rạn da sau sinh

Tuỳ thuộc vào mức độ rạn da cũng như cách chăm sóc vết rạn mà mẹ áp dụng, rạn da sẽ mờ dần sau 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, do da bị tổn thương về mặt cấu trúc nên không thể hết hoàn toàn được mà chỉ mờ dần đi mà thôi.

Để đề phòng rạn da sau sinh, trong quá trình mang thai mẹ cần thường xuyên bổ sung dưỡng ẩm cho da, uống đủ nước theo khuyến cáo, tăng cường vận động và tập thể dục và kiểm soát sự tăng cân một cách khoa học.

Hiện nay chưa có có bằng chứng nghiên cứu khoa học nào chứng minh rượu nghệ có tác dụng trị rạn da sau sinh. Thành phần chính của nghệ là Curcumin có tính năng kháng viêm và giảm thâm nên chủ yếu hỗ trợ làm sáng da vùng rạn.

Rạn da sau sinh là điều đa số mẹ bầu gặp phải. Mặc dù mức độ rạn khác nhau nhưng việc điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả thì cần có sự tư vấn của các chuyên gia da liễu. FELISA MOMSPA hiện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu trình độ cao, đã và đang giúp cho hàng ngàn mẹ bầu, mẹ sau sinh lấy lại được làn da khoẻ mạnh, trắng sáng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, chia sẻ tình trạng da của bạn để nhận những tư vấn phù hợp nhé.

thong tin felisa momspa

  1. Stretch Marks After Pregnancy: 9 Tips for Removing Them. https://www.healthline.com/health/pregnancy/stretch-marks-after-pregnancy
  2. Postpartum Stretch Marks: What You Can Do, What Works, What Doesn’t. https://www.webmd.com/baby/features/get-rid-stretch-marks
  3. Wollina U, Goldman A. Management of stretch marks (with a focus on striae rubrae). J Cutan Aesthet Surg. 2017 Jul-Sep;10(3):124-129. doi: 10.4103/JCAS.JCAS_118_17. PMID: 29403182; PMCID: PMC5782435. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5782435/

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)