Tư vấn chuyên môn bài viết
BS. CKI. Lê Thảo Nhi
Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM
Sự thay đổi nội tiết tố là một trong những tác nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mụn viêm, mụn trứng cá của mẹ bầu. Vậy nên trị mụn nội tiết tố khi mang thai luôn là một trong những chủ đề được nhiều phụ nữ trong thai kỳ quan tâm. Nếu đây cũng là vấn đề khiến bạn “đau đầu” thì đây chính là bài viết dành cho bạn.
Mục lục
- 1 Nguyên nhân mẹ bầu bị nổi mụn nội tiết khi mang thai
- 2 Bà bầu bị mụn nội tiết sinh xong có hết không?
- 3 Bà bầu có nên trị mụn nội tiết khi mang thai?
- 4 Cách trị mụn nội tiết khi mang thai cho bà bầu
- 5 Cách ngừa mụn nội tiết khi mang thai
- 5.1 Ăn uống lành mạnh
- 5.2 Vệ sinh làn da sạch sẽ
- 5.3 Sử dụng kem chống nắng và tránh ánh nắng trực tiếp
- 5.4 Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất mạnh
- 5.5 Thay khăn mặt và vỏ gối thường xuyên
- 5.6 Uống đủ nước
- 5.7 Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dành cho bà bầu
- 5.8 Hạn chế căng thẳng và stress
- 5.9 Hạn chế thức khuya và ngủ đủ giấc
- 5.10 Thăm khám chuyên gia da liễu
- 6 FAQ – Một số câu hỏi về trị mụn nội tiết khi mang thai
Nguyên nhân mẹ bầu bị nổi mụn nội tiết khi mang thai
Để tìm được cách trị mụn nội tiết khi mang thai, trước hết cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu, mẹ bầu gặp phải tình trạng nổi mụn nghiêm trọng là do trải qua giai đoạn tam cá nguyệt khiến nội tiết tố thay đổi bất thường. Hormone Androgen gia tăng đột biến thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, cùng với lớp sừng dày và bụi bẩn tích tụ trên da sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn cho mẹ bầu.
Bên cạnh nội tiết tố thì vẫn còn một vài nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này:
- Chế độ ăn uống hàng ngày
- Thói quen sinh hoạt
- Hệ miễn dịch bị suy yếu
- Tâm trạng căng thẳng và lo âu thường xuyên
- Môi trường sống bị ô nhiễm, nắng noi và bụi bẩn
- Chăm sóc da sai cách hoặc sử dụng sản phẩm không phù hợp với da
Tuy mụn thai kỳ thường đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, vì vậy được gọi chung là mụn nội tiết.
Bà bầu bị mụn nội tiết sinh xong có hết không?
Nhiều mẹ bầu phân vân không biết nên trị mụn nội tiết khi mang thai không hay để mụn tự hết. Thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho mẹ.
Trường hợp 1
Thông thường, mẹ bầu bị mụn do sự thay đổi nội tiết tố sẽ diễn ra mạnh mẽ ở 3 tháng đầu thai kỳ và thường sẽ tự hết sau thời gian này. Tuy nhiên hậu quả để lại trên làn da là những nốt sẹo thâm và mẹ bầu cần phải tiếp tục chăm sóc nhằm lấy lại nước da trắng mịn, hồng hào.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều mẹ sau khi thoát khỏi rối loạn nội tiết trong thai kỳ thì lại phải đối mặt với thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn cho con bú. Mụn nội tiết từ đó cũng tái phát dữ dội hơn so với lúc mang bầu. Kết hợp với tâm lý căng thẳng khi chăm trẻ sơ sinh càng khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, vì căng thẳng khiến sinh ra nhiều cortisol kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Điều này giải thích tại sao nhiều mẹ bầu sau sinh bị mụn còn nghiêm trọng hơn trước.
Trường hợp 2
Nếu nguyên nhân chính khiến mẹ nổi mụn không phải chỉ vì sự thay đổi nội tiết tố, mà là do căng thẳng quá mức, thói quen sinh hoạt bị thay đổi, chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc dùng sản phẩm chăm sóc da chưa đúng cách,… thì cho dù sau sinh, khi nội tiết tố đã cân bằng lại thì mẹ vẫn phải sống chung với mụn.
Vì thế, nếu muốn giảm mụn thai kỳ dứt điểm, mẹ cần phải đến bác sĩ da liễu để được thăm khám chuyên sâu, từ đó sẽ biết được nguyên nhân chính gây ra mụn, xác định được loại da,… để đưa ra phác đồ trị tận gốc, an toàn và hiệu quả nhất.
Bà bầu có nên trị mụn nội tiết khi mang thai?
Như đã đề cập qua, sau sinh mẹ vẫn bị nổi mụn và phải đối mặt với vô số vấn đề về da khác như sẹo, thâm do mụn thai kỳ để lại. Chính vì thế, cách tốt nhất để duy trì một làn da khỏe mạnh là mẹ nên đi trị mụn nội tiết khi mang thai, tất nhiên là dưới sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn.
Theo các bác sĩ da liễu, dù trong giai đoạn thai kỳ nhưng mẹ bầu vẫn có thể giảm mụn nội tiết một cách an toàn mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hay em bé. Chỉ cần mẹ tuân thủ theo đúng tư vấn và phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc trị hay những phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng.
Việc giảm mụn khi mang bầu đúng cách sẽ giúp mẹ:
- Hạn chế mụn bùng phát, viêm nhiễm nặng hơn
- Hạn chế hình thành thâm, sẹo trên da
- Giúp mẹ giải tỏa được căng thẳng, đảm bảo được sức khỏe cho thai nhi
Cách trị mụn nội tiết khi mang thai cho bà bầu
Giảm mụn nội tiết bằng sản phẩm hữu cơ
Nếu mụn vẫn chưa bị viêm hoặc viêm nhiễm nhẹ, không quá nghiêm trọng, mẹ bầu nên dùng những sản phẩm đặc trị hữu cơ ngay tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những yếu tố mà mẹ bầu nên ưu tiên để chọn các sản phẩm dưỡng da hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi:
- Thành phần sản phẩm không chứa bất kỳ hóa chất gây hại nào cho mẹ bầu. Nên chọn những sản phẩm trị mụn nội tiết khi mang thai đã được chứng nhận hữu cơ từ những tổ chức uy tín như USDA, COPA, ACO,…
- Sản phẩm phải được bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ sản khoa kê đơn và khuyên dùng
- Sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng ở những phòng thí nghiệm độc lập
Ngoài ra, khi mua sản phẩm giảm mụn, mẹ bầu nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín. Đối với những sản phẩm ngoại nhập, mẹ nhất định phải chọn mua ở những nhà phân phối sản phẩm chính hãng có cửa hàng tại Việt Nam, có đầy đủ giấy tờ công bố sản phẩm mỹ phẩm và giấy tờ thông quan để đảm bảo hàng chính hãng.
Điều trị giảm mụn nội tiết theo liệu trình tại cơ sở trị liệu uy tín
Trường hợp tình trạng mụn diễn tiến nặng, có mụn mủ hay sưng viêm nhiều thì mẹ nên đi tham khám ở những cơ sở trị liệu uy tín. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết lựa chọn cơ sở trị liệu nào là an toàn, hãy tham khảo liệu trình Mommy Skin hoặc Lacta A của FELISA MOMSPA.
Đây là những gói dịch vụ nhận được nhiều sự lựa chọn và tin tưởng của các khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại FELISA MOMSPA. Liệu trình trị liệu sẽ gồm có các bước:
- Tiếp nhận thông tin khách hành và tình trạng da cơ bản.
- Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra da và giải đáp thắc mắc của mẹ cũng như hướng dẫn cách chăm sóc trước, trong và sau khi thực hiện liệu trình.
- Tiến hành trị liệu
- Cuối cùng là kiểm tra lại và hướng dẫn chăm sóc da tại nhà cho mẹ.
Cách ngừa mụn nội tiết khi mang thai
Ăn uống lành mạnh
Một trong những cách trị mụn nội tiết khi mang thai hiệu quả và nhanh chóng nhất là hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Mẹ bầu cần đảm bảo tiêu thụ đủ các loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin, đặc biệt là các vitamin A, C, E và kẽm.
Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm có lượng đường và tinh bột cao, thay vào đó hãy ăn thật nhiều trái cây và rau xanh cũng như các loại hạt để cung cấp dưỡng chất tốt cho cơ thể. Các mẹ cũng cần tránh những loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa vì sẽ kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da nổi mụn.
Vệ sinh làn da sạch sẽ
Giữ cho làn da luôn được sạch sẽ là điều hết sức quan trọng nếu không muốn bị mụn. Mẹ bầu hãy sử dụng sữa rửa mặt có tính dịu nhẹ hằng ngày để loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ ở trên da. Mẹ cũng nên tẩy tế bào chết hai lần một tuần để giúp cho làn da luôn sạch sẽ và lỗ chân lông không bị tắc nghẽn.
Sử dụng kem chống nắng và tránh ánh nắng trực tiếp
Ánh nắng mặt trời sẽ khiến tăng cường sự sản xuất melanin trên da – nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da bị nám và lên mụn. Mẹ hãy chủ động sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi những tác động có hại của tia tử ngoại. Hãy lựa chọn những sản phẩm có chứa các thành phần chống nắng tự nhiên như avobenzone, titanium dioxide hoặc oxybenzone.
Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất mạnh
Trong quá trình mang thai, da của mẹ sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Chính vì thế, hãy hạn chế sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có chứa các hóa chất mạnh như sulfate, paraben và những chất tạo màu nhân tạo. Mẹ hãy chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên, dịu nhẹ và không gây kích ứng cho da.
Thay khăn mặt và vỏ gối thường xuyên
Vỏ gối và khăn mặt sử dụng lâu ngày chính là môi trường thuận lợi để nấm mốc, vi khuẩn tồn tại và phát triển, từ đó gây mụn cho da. Chính vì thế, việc giữ cho vỏ gối và khăn mặt luôn sạch sẽ, thoáng khí là điều hết sức cần thiết nếu muốn trị mụn nội tiết khi mang thaihiệu quả.
Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp da luôn được duy trì độ ẩm cần thiết, ngăn ngừa tình trạng khô da. Đặc biệt khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần một lượng lớn nước để đảm bảo sự phát triển hiệu quả cho thai nhi và cũng giúp cho làn da trở nên mịn màng hơn, giảm thiểu khả năng nổi mụn.
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dành cho bà bầu
Hãy tìm những sản phẩm chăm sóc da đặc biệt dành cho mẹ bầu. Các sản phẩm này thường sẽ có thành phần tự nhiên, dịu nhẹ, không gây nguy hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên như cam thảo, trà xanh, lô hội, hoa cúc để giúp làm dịu và giảm tình trạng viêm nhiễm trên da.
Lưu ý việc chăm sóc da bằng các nguyên liệu thiên nhiên khi mang thai cần được tham vấn ý kiến từ các bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn nhất cho thai nhi.
Hạn chế căng thẳng và stress
Việc căng thẳng kéo dài sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng hormone trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng mụn do nội tiết tố. Chính vì thế, mẹ bầu hãy dành thời gian để tham gia các bộ môn thư giãn nhẹ nhàng như yoga, thiền định hoặc đi dạo bộ ngoài thiên nhiên để giúp giảm bớt căng thẳng và cải thiện tâm lý.
Hạn chế thức khuya và ngủ đủ giấc
Ngủ đúng và đủ giấc sẽ giúp mẹ duy trì sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ. Việc thiếu ngủ sẽ dễ làm gia tăng sự tổn thương của da, dẫn đến hình thành mụn. Hãy tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi tốt nhất.
Thăm khám chuyên gia da liễu
Nếu tình trạng mụn vẫn không thuyên giảm sau khi đã áp dụng những phương pháp trên thì mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ chuyên môn để được tư vấn, đưa ra cách giảm mụn hiệu quả và đảm bảo an toàn cho thai kỳ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng những sản phẩm chăm sóc da mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia vì có thể gây nguy hiểm đến em bé.
FAQ – Một số câu hỏi về trị mụn nội tiết khi mang thai
Bên cạnh những thông tin về mụn nội tiết đã được kể trên, bạn cũng nên tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.
Việc tự nặn mụn không được khuyến khích cho bất kỳ ai, đặc biệt là cho mẹ bầu. Bởi vì nếu không biết cách thao tác sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nặng, nhiễm trùng da, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Một số nguyên liệu tự nhiên giúp trị mụn nội tiết hiệu quả mà mẹ bầu nên tham khảo như:
- Nước hoa hồng
- Dầu hạt nho
- Nha đam
- Dầu hạt lúa mạch
- Sữa ong chúa
- Bạc hà
- Trà xanh
- Bơ hạt mỡ
Mặc dù các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho bà bầu hầu hết đều được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên, lành tính, nhưng vẫn có trường hợp một vài mẹ bầu có thể trạng đặc biệt, nhạy cảm hơn bình thường nên tình trạng dị ứng sẽ xảy ra. Lúc này, mẹ cần dừng việc sử dụng sản phẩm và đến cơ sở da liễu hoặc y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Mụn do nội tiết tố là tình trạng rất phổ biến trong suốt thai kỳ nhưng mẹ bầu hoàn toàn có thể ngăn ngừa và kiểm soát nếu biết cách chăm sóc da và cơ thể đúng cách. Hy vọng với những chia sẻ trên về việc trị mụn nội tiết khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy an tâm và tự tin hơn trong việc làm đẹp nhé.
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi