Tư vấn chuyên môn bài viết
BS. CKI. Lê Thảo Nhi
Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM
Nám nội tiết là vấn đề thường gặp ở không ít phụ nữ lớn tuổi hoặc sau sinh, tỉ lệ cao hơn đàn ông khoảng 9 lần. Nếu không biết cách điều trị sẽ khiến các vết nám da ngày càng lan rộng hơn gây mất tự tin. Trong bài viết dưới đây của FELISA MOMSPA sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, các triệu chứng và cách điều trị nám da sau sinh hiệu quả.
Mục lục
Nám nội tiết là gì?
Nám nội tiết (nám chân sâu) là tình trạng da xuất hiện các mảng tăng sắc tố nâu – xám ở vùng má, trán, môi trên hoặc cằm, gây ra bởi sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ, cụ thể là nồng độ estrogen không ức chế được sự kích thích sản sinh của MSH- Melanocyte Stimulating Hormone (nội tiết tố tăng sinh melanin).
Estrogen (bao gồm 3 dạng là estrone (E1)- xuất hiện sau mãn kinh, estradiol (E2)- xuất hiện trong những năm sinh sản và estriol (E3)- xuất hiện khi mang thai) được xem là hormone có vai trò vô cùng quan trọng giúp điều hoà sinh dục, mái tóc, làn da và kiểm soát MSH. Nồng độ estrogen giảm dần khi bắt đầu bước vào độ tuổi lão hoá, làm mất cân bằng nội tiết khiến chị em gặp nhiều vấn đề về da như nám nội tiết, thâm sạm.
Các vết nám nội tiết thường tập trung lại thành các nốt tròn trên bề mặt da và có chân ăn sâu xuống màng đáy của thượng bì, đôi khi có thể xuống tới trung bì.
>>>Xem thêm video: Tất Tần Tật Về Nám Nội Tiết Sau Sinh Các Mẹ Cần Biết
Đối tượng nào dễ bị nám nội tiết?
Theo mật độ dân số thì có khoảng 1,5% – 33% dân số bị nám, phụ nữ sẽ dễ gặp tình trạng nám da hơn nam giới, tỷ lệ bị nám da ở phụ nữ là 90% và nam giới là 10%. Phụ nữ có làn da trắng sáng sẽ ít bị nám da hơn phụ nữ có làn da trung bình hoặc tối màu. Trong đó, nám da sẽ ít xảy ra ở độ tuổi dậy thì, đa phần xảy ra với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản (20-40 tuổi). Và tỷ lệ bị nám da ở phụ nữ mang thai sẽ cao nhất, rơi vào khoảng 15%-50%.
Nguyên nhân gây ra nám nội tiết
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám nội tiết, trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính dưới đây:
- Di truyền: Khoảng 33% – 50% các trường hợp nám da được thống kê do yếu tố di truyền.
- Phụ nữ sau sinh: Ở phụ nữ đang mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng lên nhằm mục đích bảo vệ thai nhi. Sau khi sinh bé, nồng độ estrogen này sẽ giảm một cách đột ngột dẫn đến mất cân bằng nội tiết gây nám nội tiết sau sinh.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có chứa progestin cũng có khả năng kích thích quá trình hình thành nám nội tiết. Các vết nám có thể xuất hiện ngay trong thời gian bạn uống thuốc hoặc sau khi sử dụng 2-3 tháng. Nếu da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời các mảng nám sẽ lan rộng và đậm màu hơn.
- Kinh nguyệt không đều: Rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết cũng là một nguyên nhân gây ra nám da.
- Mệt mỏi, căng thẳng, stress: Thường xuyên bị áp lực, căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất estrogen và các hormone khác, gây mất cân bằng nội tiết, tạo điều kiện cho các mảng nám hình thành.
Những biểu hiện thường thấy của nám nội tiết sau sinh
Nám da nội tiết sau sinh xuất hiện trên da dưới dạng các đốm nhỏ có màu vàng hoặc màu sậm hơn vùng da còn lại. Thông thường, nám nội tiết có kích thước không giống nhau, nổi xen kẽ nhau, khi không điều trị đúng cách có thể lan sang các vùng da xung quanh. Vị trí thường xuất hiện nhất của nám da là hai bên gò má, cằm, trán, thái dương, mũi.
Các biểu hiện của nám da còn phụ thuộc vào mức độ mất cân bằng nội tiết của từng người. Bên cạnh các dấu hiệu kể trên, người bị nám nội tiết có thể xuất hiện một số biểu hiện sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng kinh nguyệt trong mỗi kỳ kinh ít dần.
- Có cảm giác đau khi quan hệ tình dục do các tuyến ít tiết ra các chất nhầy âm đạo.
- Kích thước buồng trứng, âm đạo, cổ tử cung nhỏ dần.
- Da lão hoá, khô ráp, nhăn nheo, mất độ đàn hồi, sạm màu.
- Cảm giác lo lắng, buồn bực, khó chịu, tâm trạng thay đổi thất thường.
Phân biệt nám nội tiết sau sinh và nám thông thường
Cách điều trị nám nội tiết sau sinh và nám thông thường không giống nhau, do đó trước khi điều trị cần xác định rõ nguyên nhân gây nám. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt nám da nội tiết sau sinh và nám da thông thường:
Nám nội tiết (nội sinh) | Nám thông thường (ngoại sinh) | |
Nguyên nhân |
|
|
Biểu hiện |
|
|
Điều trị |
|
|
Cách điều trị và phòng ngừa nám da nội tiết
Điều trị nám da nội tiết cần đòi hỏi thời gian dài và cần kết hợp tác động cả bên trong và bên ngoài. Để cải thiện tình trạng nám da nội tiết một cách hiệu quả nhất, bạn có thể tìm các cách khác nhau để giữ cân bằng cho nội tiết tố bên trong cơ thể. Một số phương pháp điều trị và phòng ngừa:
Giữ tâm trạng thoải mái
Như đã đề cập ở trên, căng thẳng và lo lắng trong thời gian dài có ảnh hưởng đến sự ổn định của nội tiết tố, là một trong những nguyên nhân gây ra nám da. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần giữ cho tình thần thoải mái để tránh việc mất cân bằng nội tiết tố, dễ dẫn đến tình trạng nám nội tiết.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Mẹ bầu nên tập trung bổ sung thêm estrogen thông qua các thực phẩm giàu estrogen tự nhiên (đậu nành và các chế phẩm, cà rốt, khoai tây,…) và bổ sung omega-3 từ các chất béo lành mạnh (cá hồi, bơ, hạt chia, hạt óc chó…) để cải thiện vết nám.
Không nên bổ sung estrogen tổng hợp vì có thể gây nhiều tác dụng phụ như ung thư vú hoặc các loại dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu cải, dầu đậu phộng,…)
Sử dụng kem chống nắng
Tia UV có trong ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là nguyên nhân gây nám hàng đầu, do đó mẹ bầu cần dùng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 30+ thường xuyên để tránh tác động xấu từ tia UVA và UVB không chỉ khi ra ngoài mà cả khi ngồi trước màn hình máy tính.
Không dùng thức uống chứa chất kích thích
Đồ uống chứa chất kích thích có thể gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến mất ổn định nội tiết tố. Vì vậy, mẹ bầu hãy nói không với việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafe,… để tránh tình trạng nám nội tiết nặng hơn.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Không chỉ trong thời kỳ mang thai mà bất kỳ giai đoạn nào thì việc ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya cũng là “liều thuốc” tốt nhất để tránh tình trạng mất cân bằng nội tiết tố và giúp làn da hồi phục hiệu quả.
Bôi thuốc trị nám
Đối với phụ nữ không mang thai, có thể sử dụng các loại thuốc bôi hoặc mỹ phẩm chứa các hoạt chất: Glutathione, Hydroquinone, Axit azelaic, Acid kojic, Tretinoin, Axit glycolic, Mequinol, Arbutin… có tác dụng ức chế melanin tăng sinh và vận chuyển để điều trị nám.
Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu và mẹ sau sinh, tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc này vì sẽ có những hoạt chất không phù hợp, có nguy cơ gây nguy hiểm đến thai nhi. Các mẹ nên thăm khám và nghe theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị nám nội tiết bằng laser
Can thiệp công nghệ để điều trị nám nội tiết đang là phương pháp được nhiều mẹ bỉm lựa chọn hiện nay. Các bước sóng sẽ phá vỡ các sắc tố melanin được hình thành trước đó, kích thích sản sinh tế bào mới, cải thiện màu da. Tuy nhiên, các mẹ bỉm cần lựa chọn các spa uy tín, vì mức độ an toàn của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người thực hiện. Nếu không cẩn thận dễ làm tình trạng da trở nên trầm trọng (bỏng da, kích ứng, mỏng da…).
Để điều trị nám nội tiết sau sinh an toàn, hiệu quả các mẹ có thể tham khảo liệu trình LACTA B của FELISA MOMSPA. Liệu trình trị nám da sau sinh của chúng tôi ứng dụng công nghệ Q-Switched ND-YAG – là sự kết hợp của 2 bước sóng 1064nm và 532nm có tác dụng trong việc trị thâm sạm, nám ở các tầng sâu của da mà không gây ra các ảnh hưởng tới bề mặt da. Đồng thời kết hợp với tăng sinh collagen và trẻ hóa da sau sinh giúp việc trị nám da sau sinh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
>>> Xem thêm: Cập nhật về nám – Phần II: Điều trị
Những thắc mắc thường gặp về nám nội tiết
Bên cạnh những thông tin về nám nội tiết đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.
Theo kết quả thống kê, có khoảng 45-75% phụ nữ sau khi sinh gặp phải tình trạng nám nội tiết. Như vậy, không phải tất cả các mẹ sau sinh đề bị nám nội tiết, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc da của từng cá nhân.
Nám nội tiết sau sinh gây ra bởi mất cân bằng nội tiết khi mang thai, sau sinh do đó sẽ tự mờ dần sau khi bạn sinh em bé vài tháng. Tuy nhiên, để các vết nám này mờ hẳn hoặc biến mất hoàn toàn thì cần phải đợi thời gian dài. Điều này sẽ phụ thuộc vào cơ địa, việc chăm sóc da của từng cá nhân. Đối với một số trường hợp nám da sau sinh nặng, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một số phương pháp thẩm mỹ như peel da, lăn kim, tiêm meso hay laser.
Sau sinh trong thời gian ở cữ bà bầu có thể dùng các kem bôi làm sáng da nhẹ nhàng ưu tiên sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên. Sau 6 tuần ở cữ, nếu mẹ bầu đang cho con bú thì không nên dùng kem trị nám chứa Hydroquinone. Nên sử dụng sản phẩm trị nám chứa Azelaic Acid, Tranexamic Acid, Niacinamide, Vitamin C,…
Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu đầy đủ về tình trạng nám nội tiết và các biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, để tình trạng nám da nội tiết được cải thiện một cách tốt nhất bạn nên tới gặp các chuyên gia da liễu để có được chỉ định cũng như phác đồ điều trị phù hợp, đặc biệt là các mẹ bầu và mẹ sau sinh. Mọi vấn đề thắc mắc các mẹ có thể liên hệ trực tiếp với FELISA MOMSPA để được giải đáp chi tiết.
Xem thêm:
- Nguyên nhân và cách trị rạn da sau sinh hiệu quả
- Sau sinh bao lâu được dùng mỹ phẩm, mẹ cần lưu ý gì cho làn da?
- Hướng dẫn cách chăm sóc da sần sùi sau sinh mà mẹ cần tham khảo
- Melasma. Hajira Basit; Kiran V. Godse; Ahmad M. Al Aboud. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459271/
- Handel AC, Miot LD, Miot HA. Melasma: a clinical and epidemiological review. An Bras Dermatol. 2014 Sep-Oct;89(5):771-82. doi: 10.1590/abd1806-4841.20143063. PMID: 25184917; PMCID: PMC4155956. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4155956/
- Nestor M, Bucay V, Callender V, Cohen JL, Sadick N, Waldorf H. Polypodium leucotomos as an Adjunct Treatment of Pigmentary Disorders. J Clin Aesthet Dermatol. 2014 Mar;7(3):13-7. PMID: 24688621; PMCID: PMC3970827. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3970827/
- McKesey J, Tovar-Garza A, Pandya AG. Melasma Treatment: An Evidence-Based Review. Am J Clin Dermatol. 2020 Apr;21(2):173-225. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31802394/
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi