Tư vấn chuyên môn bài viết BS. CKI. Lê Thảo Nhi Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM
Nha đam là một nguyên liệu thiên nhiên tuyệt vời và được xem là “thần dược” có công dụng trị nám hiệu quả. Với các thành phần tự nhiên an toàn, lành tính, nha đam giúp làm mờ nám da, dưỡng da sáng mịn và đều màu. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 5 cách trị nám bằng nha đam đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, giúp bạn lấy lại làn da sáng mịn không tì vết.
Mục lục
Công dụng của nha đam trong điều trị nám
Nha đam chứa lượng nước lớn có tác dụng làm mền và cấp ẩm cho da. Bên cạnh đó, nó còn chứa lượng lớn vitamin (A, B1, B5, E, C) và khoáng chất (canxi, natri, kẽm) thiết yếu đối với làn da. Đây đều là những thành phần chính có trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc, làm đẹp da. Không chỉ có công dụng giúp da trở nên mịn màng, săn chắc mà nha đam còn hỗ trợ làm mờ các nốt tàn nhang, nám trên mặt, giúp da trắng sáng và đều màu hơn.
Ngoài ra, nha đam cũng chứa 23 loại axit amin củng cố lớp màng bảo vệ da, tăng sức đề kháng, sửa chữa hư tổn, trả lại làn da tươi mới và khỏe khoắn.
Đồng thời Acid gamma linolenic trong nha đam còn giúp giảm sưng viêm, làm lành vết thương và kích thích tái tạo da mới. Nhờ khả năng đào thải tế bào melanin, acid này được xem là “vũ khí” hiệu quả trong việc trị nám, tàn nhang, mang lại làn da sáng mịn, đều màu. So với Vitamin C, Acid gamma linolenic được đánh giá cao hơn trong việc ngăn ngừa nám, tàn nhang tái phát.
Một số thành phần hữu ích trong nha đam như collagen có tác dụng ngăn ngừa nám, Anthraquinones Complex trị viêm da, Aloe Emodin chống lão hóa, Barbaloin giữ ẩm… cùng nhiều khoáng chất, vitamin giúp da săn chắc, tươi tắn. Đặc biệt, nhờ có độ pH gần giống da, gel lô hội có khả năng điều hòa độ axit, hỗ trợ trị nám, tàn nhang hiệu quả.
5 công thức trị nám bằng nha đam hiệu quả
Với những công dụng tuyệt vời đối với làn da, trị nám bằng nha đam không còn là phương pháp xa lạ với nhiều người. Cùng tìm hiểu 5 cách trị nám và tàn nhang bằng nha đam đơn giản mà hiệu quả dưới đây.
Lưu ý: Dưới đây chỉ là các phương pháp dân gian, chưa có nhiều cơ sở khoa học chứng minh. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý hỏi qua bác sĩ trước khi áp dụng.
Trị nám bằng nha đam tươi
Cách sử dụng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà nhất chính là dùng nha đam tươi làm mặt nạ. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn cải thiện tình trạng nám da một cách an toàn và hiệu quả.
- Nguyên liệu: 1 lá nha đam tươi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá nha đam, nhẹ nhàng tách vỏ để lấy phần thịt trắng bên trong.
- Tiếp đó, rửa mặt bằng nước ấm để giãn nở lỗ chân lông để dưỡng chất từ nha đam dễ dàng thẩm thấu rồi lau khô da mặt bằng khăn mềm.
- Sử dụng phần thịt nha đam đắp lên vùng da bị nám, thư giãn trong khoảng 15 phút.
- Cuối cùng, rửa sạch mặt bằng nước sạch. Nên sử dụng 2 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả trị nám tối ưu.
Lưu ý: Trước khi sử dụng cho toàn bộ khuôn mặt, hãy thử thoa một ít nha đam lên da tay để đảm bảo không có phản ứng dị ứng.
Trị nám từ nha đam và mật ong
Nha đam và mật ong – hai “thần dược” làm đẹp kết hợp tạo nên công thức trị nám hiệu quả và an toàn. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp da khỏe mạnh từ sâu bên trong, cải thiện tổn thương do nám.
- Nguyên liệu: 2 muỗng cà phê (10ml) mật ong nguyên chất, 100 gram thịt nha đam tươi
Cách thực hiện:
- Cho 100 gram thịt nha đam vào nồi cùng 500ml nước.
- Sau khi nấu xong, chắt lấy nước nha đam và hòa với 2 muỗng cà phê mật ong.
- Rửa mặt sạch bằng nước ấm và thoa dung dịch lên vùng da bị nám. Thư giãn, để dung dịch trên da trong 15-20 phút rồi rửa sạch.
- Sử dụng 2-3 lần mỗi tuần sẽ mang lại hiệu quả tối ưu
Trị nám bằng nha đam và nước vo gạo
Nhờ hàm lượng vitamin và dưỡng chất dồi dào, nước vo gạo có khả năng làm mờ nám da, dưỡng da sáng mịn hiệu quả. Khi kết hợp với nha đam, sẽ càng tăng công dụng trị nám vốn có.
- Nguyên liệu: Nước vo gạo (lần thứ 2) và thịt nha đam
Cách thực hiện:
- Vo gạo 2 lần, lấy nước vo gạo lần thứ 2 để lắng và thu lấy phần cặn.
- Sau đó rửa sạch nha đam, lấy phần thịt. Cho cặn nước vo gạo và thịt nha đam vào máy xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp mịn.
- Thoa đều hỗn hợp lên mặt, massage nhẹ nhàng 2 phút. Thư giãn với mặt nạ khoảng 20 phút và rửa lại thật sạch với nước.
- Nên sử dụng mặt nạ nha đam trị nám này 3 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ rệt nhất.
Trị nám với nha đam và nước cốt chanh
Bên cạnh những phương pháp trị nám thông thường, hãy thử ngay công thức trị nám “thần tốc” từ chanh, nguyên liệu “quốc dân” có sẵn trong tủ lạnh của mọi nhà!
- Nguyên liệu: 1 quả chanh và phần thịt nha đam
Cách thực hiện:
- Vắt lấy nước cốt chanh, trộn đều với thịt nha đam theo tỉ lệ 1:2.
- Rửa sạch vùng da bị nám, thoa đều hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng.
- Thư giãn 20 phút cho dưỡng chất thấm vào da, sau đó rửa sạch mặt với nước.
- Cần lưu ý không lạm dụng phương pháp này quá 2 lần/tuần vì chanh có thể khiến da khô ráp, dễ bắt nắng.
Trị nám với nha đam và sữa chua
Thay vì ăn hũ sữa chua mỗi ngày mà nám vẫn “yên vị” trên mặt, hãy thử kết hợp sữa chua với nha đam để tạo nên “cứu tinh” cho làn da vị nám của bạn.
- Nguyên liệu: 2 muỗng cà phê sữa chua không đường và 1 ít thịt nha đam
Cách thực hiện:
- Lấy phần thịt nha đam, rửa sạch và xay nhuyễn.
- Trộn đều nha đam đã xay với 2 muỗng cà phê sữa chua.
- Rửa mặt sạch bằng nước ấm và thoa đều hỗn hợp lên da mặt, thư giãn trong 15-20 phút rồi rửa sạch mặt với nước ấm.
- Nên sử dụng 2 lần mỗi tuần để dưỡng da sáng mịn, đều màu và làm mờ các vết nám, tàn nhang.
Một số lưu ý khi dùng nha đam để trị nám
Tuy nha đam có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị nám, nhưng nếu áp dụng không đúng cách có thể gây kích ứng da và bị phản tác dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi trị nám bằng nha đam:
- Sử dụng kem chống nắng là bước quan trọng nhất để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa tình trạng tăng sắc tố da. Bên cạnh kem chống nắng, bạn cũng nên che chắn da cẩn thận khi ra ngoài, đặc biệt trong khoảng thời gian tia UV mạnh nhất (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).
- Không nên sử dụng vỏ xanh của nha đam để đắp mặt vì có thể gây ngứa rát và kích ứng da.
- Sử dụng quá nhiều nha đam có thể bào mòn da nhanh chóng, cản trở quá trình tái tạo tế bào mới.
- Kết hợp nha đam với chanh để trị nám sẽ khiến da dễ bắt nắng hơn. Chị em chỉ nên áp dụng 2-3 lần mỗi tuần và luôn rửa mặt sạch sau khi thoa nha đam để tránh bít tắc lỗ chân lông.
- Tuyệt đối không sử dụng nhựa nha đam (phần giữa lá xanh và thịt) để đắp mặt vì nhựa nha đam sẽ làm tích tụ độc tố, kích ứng da và dễ kích thích sản sinh melanin, làm tình trạng nám nặng hơn.
- Chất dịch trong nha đam có thể gây bít tắc lỗ chân lông nếu để quá lâu. Vì vậy, không nên đắp nha đam qua đêm.
Một số câu hỏi thường gặp về trị nám bằng nha đam
Bên cạnh những thông tin về trị nám bằng nha đam đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.
Việc lạm dụng nha đam để đắp mặt hàng ngày không chỉ không đem lại hiệu quả dưỡng da mà còn có thể làm da bị “quá tải” vì dư thừa dưỡng chất. Khi đó, các lỗ chân lông sẽ bị bít tắc, dẫn đến tình trạng mụn.
Hiệu quả trị nám của nha đam thường xuất hiện sau 4 đến 6 tuần sử dụng, tùy thuộc vào tình trạng và độ sâu của nám. Điều này có thể thay đổi tùy theo cơ địa và phương pháp sử dụng của mỗi người.
Để duy trì kết quả sau khi áp dụng cách trị nám da bằng lô hội, bạn cần tuân thủ một chế độ chăm sóc da đều đặn. Một số điều cần lưu ý bao gồm việc bảo vệ da khỏi tác động của tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng hàng ngày, cung cấp đủ độ ẩm cho da, và tránh tiếp xúc với các chất kích ứng da như hóa chất có hại.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về phương pháp trị nám bằng nha đam. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức thú vị và hữu ích về cách dùng nha đam trị nám. Đừng bỏ lỡ những bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin làm đẹp bổ ích nhé!
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi