Mụn mạch lươn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị 

thumbnail cách điều trị mụn
bác sĩ nhi

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Lê Thảo Nhi

Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Mụn mạch lươn là loại mụn gây ảnh hưởng nặng nề nhất cho làn da. Việc tự ý điều trị không đúng cách sẽ khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe sau này của bạn. Trong bài chia sẻ dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mụn lươn là gì, nguyên nhân bị mụn và cách điều trị hợp lý nhất.

Mụn mạch lươn là mụn gì?

Mụn mạch lươn còn được gọi với tên khác là mụn trứng cá cụm, mụn trứng cá bọc là bệnh lý về da xảy ra khi những nang và nốt mụn cùng phát triển ở các hốc sâu dưới da.

Các hốc này di chuyển ngoằn ngoèo như lươn để đi kiếm chất dinh dưỡng. Khi bị tắc thì chúng sẽ quay đầu đi hướng khác để tìm tiếp. Đây là dấu hiệu của bệnh viêm loét da thời gian dài và thường có kèm theo mủ chảy.

mụn mạch lươn là mụn gì
Mụn mạch lươn là bệnh lý về da khi các nang lông và nốt mụn cùng phát triển ở trong những hốc sâu dưới da

Ban đầu nó chỉ là những nốt mụn, có dấu hiệu bị chảy mủ và lâu ngày sẽ bị loét ra. Nhưng lâu dần, các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn, các xoang mủ và áp xe kết nối với nhau dẫn đến nhiễm trùng, gây ra đau đớn và có mùi hôi. Theo thời gian, nó có thể để lại sẹo nghiêm trọng trên làn da.

Mặc dù mụn mạch lươn rất hiếm gặp, nhưng một khi đã bị thì thường sẽ rất dai dẳng, có thể kéo dài đến 30 – 40 tuổi, có nguy cơ bị nhiễm trùng và tái đi tái lại nhiều lần. Quá trình lành của mụn cũng sẽ rất chậm, thường để lại sẹo teo và sẹo phì đại rất nặng trên da.

Nguyên nhân gây mụn mạch lươn trên da

Mụn mạch lươn được hình thành từ liên kết của các nốt mụn nang, sần, áp xe. Một vài  trường hợp bị nổi mụn lươn có thể do các bệnh tự miễn – một nhóm bệnh xuất phát từ các rối loạn di truyền và liên quan tới hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, mụn lươn còn là một bệnh da liễu tiến triển mãn tính. Mụn trứng cá trên da tồn tại nhiều năm từ tuổi thành niên đến khi trưởng thành sẽ phát triển thành mụn mạch lươn dựa vào các yếu tố dưới đây:

  • Các yếu tố bên trong cơ thể như tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh, do di truyền từ người thân trong nhà, các nang lông bị sừng hóa cổ, rối loạn nội tiết tố hay bị căng thẳng kéo dài,…
  • Các yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, nấm mốc phát triển khi không giữ vệ sinh môi trường sống, lạm dụng mỹ phẩm, xà phòng mà không biết cách làm sạch đúng cách, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
  • Sự hoạt động mạnh của vi khuẩn Propionibacterium acnes gây viêm nhiễm tồn tại trong lỗ chân lông, được “tiếp tay” bởi Staphylococcus, vi khuẩn yếm khí gây nên tình trạng bội nhiễm dẫn đến hình thành mụn mạch lươn.
  • Nặn, gãi vết mụn cũng như điều trị, chăm sóc da mụn không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến những loại mụn đơn giản như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, nốt sần,… biến thành mụn lươn
nguyên nhân gây ra mụn lươn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mụn lươn ở trên da

Dấu hiệu nhận biết mụn mạch lươn

Mụn mạch lươn là dạng nặng nhất của mụn trứng cá, thường sẽ có những triệu chứng đặc trưng như:

  • Mụn thường xuất hiện dưới hình dạng những u nang tròn, lớn, đầy nước mủ và có thể xuất hiện những vết loét. Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị ảnh hưởng.
  • Vùng da xung quanh thường bị phù nề. Bên dưới lớp biểu bì sẽ là một mô mụn phức tạp, có thể có mủ, dịch và thậm chí là máu.
  • Mụn đã viêm nặng và biến thành các u nang cứng, sưng đỏ, ngày càng phát triển lớn hơn và tích nhiều mủ bên trong.
  • Mụn thường có mủ và có thể nổi lên như mụn nhọt, thường tập trung nhiều ở những vùng da hay tiết nhiều mồ hôi, dễ bị bí bách như mặt, cổ, vai, lưng, mông và ngực.
  • Các vết loét do mụn ở trên da thường để lại sẹo và có khả năng tái phát.
dấu hiệu nhận biết mụn mạch lươn
Mụn mạch lươn thường nổi thành các u nang cứng, sưng đỏ và chứa mủ

Cách điều trị mụn mạch lươn

Mụn lươn có kết cấu phức tạp nên thường rất khó điều trị bằng những loại thuốc thông thường mà cần phải có sự can thiệp của chuyên khoa. Việc tự ý bóp, nặn mụn có thể gây tổn thương da và khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Quá trình khắc phục mụn mạch lương cần được thực hiện ở khoa da liễu của những cơ sở y tế uy tín.

Khám da liễu

Các bác sĩ da liễu sẽ tiến hành kiểm tra da, đánh giá tình trạng hiện tại của mụn và xác định nguyên nhân gốc rễ gây ra mụn một cách chính xác và chuẩn nhất nhờ áp dụng những kỹ thuật và phương pháp phân tích da tiên tiến, hiện đại.

Điều trị da

Bước này rất quan trọng để có thể giúp làm sạch da và tiến hành những thủ thuật ngoại khoa bằng dụng cụ y tế chuyên dụng để loại bỏ nhân mụn một cách chính xác và an toàn nhất.

Điều trị kết hợp thuốc bôi và thuốc uống

Mụn mạch lươn là dạng mụn nặn nhất trong các loại mụn trên da, nên việc chỉ điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống sẽ không có hiệu quả. Các bác sĩ da liễu thường sẽ cho bạn kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống để có thể tăng hiệu quả điều trị. Các hoạt chất bôi thường sẽ bao gồm Benzoyl peroxide nồng độ cao – giúp loại bỏ bã nhờn và tế bào chết trên da và Corticosteroid để giảm viêm.

điều trị mụn mạch lươn bằng thuốc
Benzoyl peroxide nồng độ cao giúp loại bỏ chất nhờn và tế bào chết có trên da

Bên cạnh các hoạt chất bôi ngoài da thì 2 thành phần Isotretinoin và Steroid cũng được kê uống để điều trị mụn lươn. Isotretinoin có tác dụng ngăn ngừa lượng bã nhờn dư thừa ở trong lỗ chân lông và Steroid có công dụng hỗ trợ giảm viêm hiệu quả. Tuy nhiên, do hoạt tính mạnh nên Isotretinoin chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn và nó có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Đối với phụ nữ, sử dụng thuốc tránh thai kết hợp hoặc thuốc kháng androgen có thể điều trị mụn mạch lươn, vì Testosterone trong thuốc có tác dụng đối với loại mụn này.

Lưu ý, việc tự ý điều trị mụn trứng cá mạch lươn bằng thuốc là không được khuyến khích, cần có sự chỉ định và giám sát từ các bác sĩ chuyên môn khi sử dụng.

Lấy nhân mụn

Loại bỏ nhân mụn sẽ giúp nốt mụn xẹp dần và biến mất. Tuy nhiên, đối với mụn lươn có kết cấu phức tạp thì việc lấy nhân mụn cần phải được cân nhắc hết sức kỹ càng để tránh gây tổn thương cho da. Chỉ được lấy nhân mụn khi có sự đồng ý của bác sĩ da liễu và phải đảm bảo được các yếu tố vô trùng, vô khuẩn.

Điều trị công nghệ cao

Áp dụng các công nghệ cao như công nghệ ánh sáng xanh, trị liệu ánh sáng xung IPL hoặc chiếu laser sẽ giúp điều trị mụn trực tiếp và an toàn hơn, đồng thời cũng tiếp cận được sâu vào vùng mụn hơn.

Chăm sóc da 

Gồm những biện pháp giúp phục hồi da, diệt khuẩn, se khít lỗ chân lông, trị thâm sẹo nhằm tái tạo lại làn da mịn màng, khỏe mạnh sau quá trình điều trị.

chăm sóc da sau khi trị mụn lươn
Những biện pháp chăm sóc da sau điều trị sẽ giúp tái tạo lại một làn da mịn màng cho bạn

Biến chứng của mụn mạch lươn

Như đã trình bày ở trên thì đây là tình trạng mụn đã viêm nặng và khó để điều trị khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng. Dưới đây là một số biến chứng mà mụn mạch lươn gây ra:

  • Mụn mạch lươn có thể tái phát rất nhiều lần và có thể hình thành nhiều vết sẹo lớn, gồm sẹo phì đại và sẹo teo. Nhưng nếu được can thiệp và điều trị sớm vẫn có thể giúp giảm bớt nguy cơ bị sẹo trong tương lai.
  • Khi mụn được điều trị dứt điểm, da lúc này có thể bị tình trạng tăng sắc tố. Các bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn khắc phục điều này bằng phương pháp lột da hoặc mài mòn da bằng hóa chất.
  • Sau khi điều trị mụn, da có thể phát triển nhân mụn thứ cấp chứa đầy chất sừng.
  • Điều trị mụn mạch lươn bằng thuốc Accutane còn có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm: trầm cảm (ở thanh thiếu niên), da nhạy cảm với ánh nắng, bỏng nắng, biến chứng thai kỳ.
biến chứng của mụn mạch lươn
Mụn mạch lươn nếu không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo trên da

Một số lưu ý khi chăm sóc da sau điều trị mụn lươn

Chăm sóc da sau điều trị mụn mạch lươn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cuối cùng và hạn chế tối đa tình trạng mụn tái phát lại trên da. Vì thế, bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý khi chăm sóc da như sau:

  • Tuyệt đối không sờ tay lên mặt hay tự ý nặn, hút mụn vì có thể gây ra nhiễm trùng và dễ để lại sẹo,
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm hoặc để tóc che khuất mặt, vệ sinh chăn ga gối nệm sạch sẽ thường xuyên để không gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa các thành phần gây kích ứng da hoặc chất tẩy mạnh.
  • Rửa mặt với nước sạch 2-3 lần mỗi ngày khi dạ bị ngứa, khô, đỏ do tác dụng phụ của các loại thuốc đang dùng để điều trị.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và đồ ngọt.
  • Ngủ đủ giấc, giảm thiểu tình trạng căng thẳng kéo dài bằng những hoạt động lành mạnh, nâng cao sức khỏe và không dùng những chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,…
  • Sử dụng kem chống nắng và che chắn kỹ trước khi ra ngoài đường.
lưu ý khi chăm sóc da mụn
Thường xuyên giặt giũ và thay mới ga giường để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, không tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn sinh trưởng

FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về mụn mạch lươn

Trong quá trình mang thai, hormone trong cơ thể mẹ sẽ bị rối loạn, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của mụn mạch lươn. Về cơ bản thì mụn sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên, mụn thường sẽ đi kèm với những triệu chứng như đau rát, ửng đỏ, chảy máu,… Nếu những dấu hiệu này trở nặng và gây khó chịu cho mẹ bầu thì nên đi thăm khám bác sĩ dliễu để được điều trị sớm nhất mẹ nhé.

Một số loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả trong việc ngăn ngừa mụn lươn quay trở lại mà bạn có thể tham khảo như:

  • Thực phẩm giàu vitamin C như cam, dâu, kiwi, và cà chua,… Và các loại rau xanh và rau cải xanh như cải xoăn, bó xôi, hoa cải,…
  • Thực phẩm giàu flavonoid – một loại chất chống oxy hóa như nho, lựu, dâu tây, hạnh nhân, hạt dẻ cười,…
  • Thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, hạt lanh, hạt chia, dầu ô liu,…
  • Thực phẩm giàu vitamin E như hạt hướng dương, hạt dẻ cười, hạnh nhân, dầu hạt cải, bơ,…
  • Một số thực phẩm giàu chất chống viêm như gừng, tỏi, nghệ, hạt tiêu đen,…

Nếu trong lúc rửa mặt bạn bất cẩn làm mụn lươn xịt mủ và máu thì cần dừng việc rửa mặt lại ngay. Sau đó dùng nước và bông sạch để rửa và cầm máu lại. Nếu vết mụn không ngưng chảy máu và trở nên đau rát thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khắc phục kịp thời.

Trên đây là những thông tin liên quan đến mụn mạch lươn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại mụn nguy hiểm này cũng như cách điều trị và ngăn ngừa đúng cách.

thong tin felisa momspa

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)