Nguyên nhân sạm da sau sinh và cách trị sạm da sau sinh hiệu quả

sạm da sau sinh

bác sĩ nhi

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Lê Thảo Nhi

Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Sạm da sau sinh là tình trạng dễ nhận thấy nhất mà hầu hết các mẹ sau sinh phải trải qua. Làn da bị sạm không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm mẹ đánh mất tự tin, tự ti với khuôn mặt của mình. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và những cách điều trị tình trạng này ở bài viết này nhé!

Sạm da sau sinh là gì?

Sạm da sau sinh còn được gọi là mặt nạ thai kỳ hay nám da sau sinh. Nguyên nhân gây nám da sau sinh thường là do nội tiết tố (estrogen và progesterone) tăng cao, làm cho da bị tối màu và sạm.

Sạm da thường xuất hiện nhiều ở hai bên má, trán thậm chí cả môi khiến nhiều mẹ tự ti. Ngoài ra, những vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như vùng da cánh tay, da cổ cũng có thể xuất hiện tình trạng sạm nám.

Sạm da sau sinh là gì
Mẹ sau sinh rất dễ gặp tình trạng nám, sạm da

Đây chỉ là tình trạng sinh lý và có thể mờ dần sau sinh nên không đáng lo ngại. Dù vậy, ở nhiều trường hợp phải mất tới hàng năm sạm da mới biến mất, nhất là khi mẹ thường xuyên ra ngoài không che chắn, không dùng kem chống nắng, bị stress,…

Nhiều mẹ vì nghĩ sạm da là hiện tượng sinh lý bình thường nên không chăm sóc da kỹ, chủ quan không chống nắng cẩn thận làm cho tình trạng nám da sau sinh nặng và dai dẳng khó điều trị hơn.

>> Tham khảo thêm về: nám nội tiết sau sinh

Nguyên nhân gây nên tình trạng sạm da sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân bị nám sau sinh, đó là:

Nguyên nhân gây tình trạng sạm da sau sinh
Nguyên nhân gây nên tình trạng sạm da sau sinh

Nội tiết tố thay đổi

Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạm da sau sinh. Trong giai đoạn thai kỳ, hàm lượng estrogen tăng mạnh với vai trò bảo vệ thai nhi. Sau sinh, lượng estrogen lại giảm xuống nhanh chóng gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến kích thích sản xuất hắc tố melanin và gây sạm nám da, tàn nhang.

Sạm da do nội tiết tố thay đổi
Bà bầu sau sinh dễ sạm da do thay đổi nội tiết tố

Không chăm sóc da

Sau sinh là giai đoạn các mẹ bận rộn với việc chăm con nên thường không để tâm nhiều đến vấn đề chăm sóc da. Bên cạnh đó, nhiều mẹ cũng lo ngại việc dùng mỹ phẩm sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sức khỏe của con nên đã bỏ qua các bước chăm sóc da trên cơ thể. Làn da không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách sẽ dẫn đến khô nhăn, sạm nám,…

Ngủ không đủ giấc, stress kéo dài

Các vấn đề như thiếu ngủ, thức khuya thường xuyên, stress/căng thẳng kéo dài sau sinh dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố của cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề như nổi mụn, sạm da,… ở các mẹ bỉm.

Nguyên nhân gây nám da sau sinh
Mệt mỏi, stress thường gây ra tình trạng da khô, sạm, xuất hiện nếp nhăn

Tiếp xúc da với ánh nắng mặt trời

Khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời mà không có các biện pháp bảo vệ sẽ làm kích thích cơ thể sản sinh hắc tố melanin, gây sạm da.

Yếu tố dinh dưỡng

Mẹ sau sinh nếu ăn uống, kiêng cữ thiếu khoa học, ăn nhiều đồ ăn khô, mặn, không bổ sung đủ rau xanh và trái cây sẽ dẫn đến cơ thể thiếu các loại vitamin A, C, E, chất xơ,… làm ảnh hưởng đến làn da, làm tình trạng sạm nám da nghiêm trọng hơn.

nguyên nhân sạm da sau sinh
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến làn da của mẹ sau sinh

Nám sạm da sau sinh có tự hết không?

Nhiều mẹ băn khoăn rằng nám da sau sinh có tự hết không? Tình trạng sạm da sau sinh sẽ tự khỏi khi nồng độ hormone được ổn định trở lại mà không cần phải điều trị, thông thường mất khoảng vài tháng sau sinh. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp sạm nám sau sinh không tự khỏi mà còn ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của các mẹ.

>> Xem thêm: Các loại sắc tố da, nguyên nhân và cách điều trị—Đánh giá bởi MDPI. 

>> Xem thêm về cách cách chăm sóc da khi ở cữ

Các biện pháp làm giảm sạm da sau sinh

Bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời

Để quá trình trị sạm da hiệu quả và nhanh chóng thì chống nắng là biện pháp cần thiết. Các mẹ cần lưu ý hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong các khung giờ tia UV cao điểm từ 10 đến 14h và sử dụng kem chống nắng hàng ngày ngay cả khi không ra nắng. Mẹ nên thoa những loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, thoa lại sau 2 giờ và bảo vệ da bằng cách đội mũ rộng rành hoặc mặc áo quần dài tay mỗi khi ra nắng để hạn chế tối đa tác động của tia UV lên da.

Cách trị sạm da sau khi sinh
Bảo vệ da khỏi tác động của tia UV là biện pháp ngăn ngừa nám hiệu quả nhất

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học

Bên cạnh việc sử dụng những cách chữa sạm da sau sinh, mẹ cũng cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Điều này không chỉ giúp mẹ có đủ sức khỏe chăm con, nhanh chóng lấy lại vóc dáng mà còn duy trì được làn da khỏe mạnh. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, không uống rượu, bia, tăng cường tập thể dục, tập yoga, aerobic… là những cách giúp da trở nên khỏe mạnh, săn chắc và hạn chế nám da.

Chúng tôi vừa chia sẻ với bạn những kiến thức về sạm da sau sinh. Mong rằng, qua những thông tin trên bạn có thể tìm được cho mình hướng điều trị cũng như cách phòng tránh nám da sau sinh một cách hiệu quả nhất. Khi cần thêm tư vấn, đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi.

Chế độ dinh dưỡng giảm sạm da
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học giúp giảm sạm da

Sử dụng sản phẩm lành tính với da

Mẹ nên sử dụng các sản phẩm làm sạch và dưỡng da có thành phần lành tính và dịu nhẹ. Với những sản phẩm có khả năng gây kích ứng sẽ có thể làm cho vấn đề sạm da trở nên tệ hơn.

Cân nhắc các biện pháp tránh thai

Các biện pháp tránh thai có thành phần estrogen như thuốc tránh thai, đặt vòng,… có thể là nguyên nhân gây nám da sau sinh hoặc làm tình trạng sạm nám da nghiêm trọng hơn ở phụ nữ.

tránh sử dụng các biện pháp tránh thai
Tránh sử dụng các biện pháp tránh thai gây sạm da

Thay vào đó, các mẹ có thể lựa chọn các biện pháp tránh thai thay thế như cấy ghép tránh thai, tiêm progesterone (Depo-Provera), dụng cụ tử cung,… Đối với các mẹ đang cho con bú hoặc có dự định mang thai sớm thì nên trao đổi với bác sĩ và kiểm tra cẩn thận khi sử dụng phương pháp điều trị hoặc bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào.

Sử dụng các loại mặt nạ dưỡng da

Mẹ nên dành 15-20 phút mỗi tuần để dưỡng da bằng cách đắp cách loại mặt nạ có thành phần thiên nhiên như nghệ tươi, sữa chua, cà chua, nha đam, khoai tây,… sẽ hỗ trợ làm mờ vết sạm nám đáng kể.

biện pháp giảm sạm da sau sinh
Sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên giúp làm mờ sạm da hiệu quả

>> Xem thêm: Cách trị sạm da ở phụ nữ sau sinh qua video sau từ FELISA

Những thắc mắc phổ biến về cách điều trị sạm da sau sinh

Bên cạnh những thông tin về sạm da sau sinh đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.

Đối với các mẹ sau sinh không cho con bú, Acid Tranexamic được sử dụng đường uống có nhiều bằng chứng chứng minh hiệu quả trong trị nám. Tuy nhiên, cần có sự thăm khám và chỉ định liều lượng phù hợp cho từng mức độ nám. Ngoài ra, các viên uống chứa vitamin C, glutathione, chiết xuất dương xỉ,… cũng có vai trò hỗ trợ trong quá trình trị nám.

Mặc dù nám da sau sinh có thể mờ dần theo thời gian nhưng nhìn chung đều ảnh hưởng tới vẻ bề ngoài của phụ nữ sau sinh, gây mất tự tin, stress và nhiều phiền toái khác. Vì thế, nếu có điều kiện, mẹ nên tìm hiểu các phương pháp chữa sạm da sau khi sinh nhé.

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ có thể điều trị các vấn đề về da. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc những cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên khoa về da liễu, có lượng khách hàng ổn định và chế độ chăm sóc khách hàng tốt. Mẹ có thể tới FELISA MOMSPA tại địa chỉ Số 4 đường 24A, phường 10, quận 6, TP.HCM để được tư vấn điều trị sạm da sau sinh an toàn, hiệu quả.

Chúng tôi vừa chia sẻ với bạn những kiến thức về sạm da sau sinh. Mong rằng, qua những thông tin trên bạn có thể tìm được cho mình hướng điều trị cũng như cách phòng tránh nám da sau sinh một cách hiệu quả nhất. Khi cần thêm tư vấn, đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi.

thong tin felisa momspa

  1. Melasma: Overview. American Academy of Dermatology. https://www.aad.org/public/diseases/a-z/melasma-overview
  2. Thawabteh AM, Jibreen A, Karaman D, Thawabteh A, Karaman R. Skin Pigmentation Types, Causes and Treatment-A Review. Molecules. 2023 Jun 18;28(12):4839. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10304091/
  3. Bandyopadhyay D. Topical treatment of melasma. Indian J Dermatol. 2009;54(4):303-9. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2807702/

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)