Cẩm nang cho bà bầu nổi mụn khi mang thai an toàn, hiệu quả

nổi mụn khi mang thai
bác sĩ nhi

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Lê Thảo Nhi

Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Đối với phụ nữ, việc chăm sóc da mặt là vấn đề khá được ưu tiên và đầu tư. Tuy nhiên, nổi mụn khi mang thai là tình trạng phổ biến và khó tránh khỏi, vì vậy làm thế nào để chăm sóc làn da bị mụn khi mang thai là vấn đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, làm thế nào để trị mụn an toàn cho bà bầu? Hãy cùng tìm hiểu về mụn thai kỳ qua bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân gây mụn khi mang thai

Mụn xuất hiện trong thai kỳ không nguy hiểm, nhưng hậu quả của nó gây ra lại khiến các mẹ ngứa ngáy khó chịu, để lại thâm sẹo và khiến mẹ bầu mất tự tin. Biết những nguyên nhân gây ra mụn sau đây sẽ giúp các mẹ chủ động trong việc chăm sóc da để giảm mụn khi mang thai:

  • Nguyên nhân thường gặp nhất là nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi mạnh mẽ trong lúc mang thai. Lượng hormone androgen tăng làm sản sinh bã nhờn quá mức khiến lỗ chân lông bị tắc. Khi đó vi khuẩn có cơ hội phát triển, gây ra mụn.
  • Một số mẹ bầu sử dụng các sản phẩm chứa dưỡng chất chăm sóc da dạng dầu gây nên tình trạng nổi mụn khi mang thai.
  • Mẹ có tiền sử đã bị mụn trước đó thì thời kỳ mang thai hầu như sẽ rất dễ tái phát.
  • Mẹ có cơ địa dễ nổi mụn trong kỳ kinh nguyệt thường sẽ có mụn thai kỳ khi mang thai em bé.
  • Khi mang thai, nếu như hệ miễn dịch của cơ thể của yếu cũng sẽ là nguyên nhân gây ra các loại mụn thai kỳ.
  • Thêm nữa là cơ địa làn da của mẹ thuộc loại nhạy cảm cũng dễ bị nổi mụn khi mang thai. Do đó, hiểu rõ loại da của mình sẽ rất hữu ích trong việc chọn cách trị mụn hợp lý.
  • Ngoài ra, nhiều mẹ gặp phải tình trạng mụn do kết hợp hai nguyên nhân là mang thai và việc sử dụng các loại kem chứa corticoid.
  • Khi dự định mang thai hoặc có thai, các mẹ sẽ được hướng dẫn ngưng dùng các sản phẩm chứa corticoid. Sau khi ngưng sử dụng là da có hiện tượng mọc mụn. Trường hợp có bầu bị mụn như vậy thường kéo dài và dai dẳng khi không được can thiệp kịp thời và đúng cách.
  • Ngoài ra, các nguyên nhân bên ngoài cũng dễ khiến các mẹ bầu nổi mụn khi mang thai:
    • Chế độ ăn uống: Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa chất béo, đường hoặc các chất kích thích làm mất cân bằng hormone dẫn đến việc da bị tăng tiết dầu. Mẹ bầu nên ăn đa dạng thực phẩm (rau củ quả, các loại hạt, thịt cá…) để cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ làn da
    • Chăm sóc da: Việc chăm sóc da luôn là việc cần được ưu tiên, các mẹ nên rửa mặt một ngày 2 lần, dùng kem chống nắng đầy đủ, lưu ý tránh sử dụng các sản phẩm chứa thành phần không tốt khi mang thai.
    • Căng thẳng-stress: Tâm trạng không tốt cũng dễ dẫn đến việc nổi mụn khi mang thai. Khi căng thẳng cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh cortisol, từ đó hormone mất cân bằng và lượng dầu tiết ra sẽ tăng lên. Để hạn chế, mẹ bầu có thể nghe nhạc, đọc sách, tập yoga… để giữ tinh thần thoải mái.

>> Xem thêm: Sau sinh nặn mụn được không

bà bầu mặt nổi nhiều mụn
Mẹ bầu có tiền sử bị mụn thì dễ tái phát khi mang thai

Các loại mụn bà bầu thường gặp trong thai kỳ

Bởi vì sự thay đổi nội tiết xảy ra bên trong cơ thể nên khi phụ nữ có bầu bị mụn nội tiết sẽ có thể là tổng hợp của nhiều loại mụn như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm sưng đỏ, mụn mủ, mụn bọc…

Những loại mụn này có thể dễ nhận biết qua vị trí và chu kỳ mụn xuất hiện. Các vị trí thường thấy mụn mọc là ở quanh miệng, cằm và quai hàm xuất hiện trước, sau đó sẽ là trên trán và lâu dần sẽ lan ra các vị trí khác trên khuôn mặt. Những loại mụn mọc ở dưới xương gò má và dọc theo xương hàm có khả năng gây ra do nội tiết cao hơn mụn mọc ở vị trí là trán.

Da mặt mẹ bầu bị mụn
Mẹ bầu bị mụn thai kỳ có thể bị nổi nhiều loại mụn như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ…

Chỉ khi nội tiết tố được cân bằng khi mụn thai kỳ mới có xu hướng giảm. Khi bà bầu mặt nổi nhiều mụn thì có thể là các loại mụn phổ biến sau đây:

  •  Mụn đầu đen: loại mụn thường nhú lên trên bề mặt da, chúng xuất hiện nhiều nhất ở vùng chữ T bởi vì vùng này tiết nhiều dầu. Mụn hình thành do hỗn hợp bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết trên da. Chúng dễ bị oxi hóa phần đầu tiếp xúc với không khí nên có màu đen.
  •  Mụn đầu trắng: mụn này cũng hình thành do chất bã nhờn trong các lỗ chân lông gây bít tắc sinh ra mụn nhưng không bị oxi hóa với các tác nhân oxi hóa trong không khí nên có màu trắng. Việc xử lý da mặt mẹ bầu bị mụn cần thực hiện nhẹ nhàng vì sẽ dễ đau khi lấy nhân bên trong da.
  •  Mụn viêm bị sưng đỏ: đây là các nốt mụn đỏ trên da và không thấy đầu mụn. Nếu không được xử lý không đúng cách loại mụn này rất dễ biến thành sẹo, thâm gây mất thẩm mỹ. Lúc đó việc trị thâm càng trở nên khó khăn.
  •  Mụn mủ: loại mụn này có đầu trắng, phần da xung quanh đỏ và bị sưng tấy một chút. Mụn này không nên dùng tay nặn vì dễ bám vi khuẩn ở tay vào gây ra sự nhiễm trùng. Mụn có thể có dịch vàng chảy ra, khi nặn sẽ tràn mủ ra ngoài.
  •  Mụn bọc: là những nốt mụn có kích thước khá to, có nhân nằm sâu bên trong. Khi chạm vào sẽ thấy cứng và hơi đau. Việc trị mụn cần được thực hiện sớm và thao tác bởi người có chuyên môn.

Đối với những mẹ bầu bị nổi mụn khi mang thai hết hợp với việc ngưng dùng sản phẩm có chứa corticoid thì sẽ có thể xuất hiện nhiều loại mụn như mụn nước nhỏ li ti, mụn ẩn, mụn đầu trắng, mụn mủ và mụn sưng viêm,…. Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên lựa chọn các loại mỹ phẩm trị mụn an toàn cho bà bầu được bác sĩ cho phép, không nên tự ý mua và sử dụng từ những đơn vị không có đủ thẩm quyền và chuyên môn.

Hướng dẫn cách chăm sóc và ngăn ngừa mụn cho bà bầu hiệu quả và an toàn

Ban đầu, khi mới nổi mụn khi mang thai, việc bùng phát mụn ồ ạt khiến các mẹ bầu lo lắng và nóng lòng điều trị. Việc tự ý sử dụng những loại kem bôi, thuốc uống khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ trong giai đoạn mang thai là điều tối kỵ. Vì việc sử dụng các sản phẩm cho mẹ bầu cần được sự cho phép của bác sĩ bởi có nhiều chất cần tránh khi mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Những phương pháp dưới đây cần được áp dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho việc trị mụn mẹ bầu:

Chăm sóc da khỏe đẹp

Đảm bảo rằng da luôn được sạch sẽ bằng cách sử dụng loại sữa rửa mặt dành cho da mụn. Kết hợp sử dụng nước hoa hồng đều đặn hằng ngày trong quy trình chăm sóc da để cân bằng độ ẩm cho da. Việc tẩy tế bào chết đều đặn một lần mỗi tuần cũng rất quan trọng vì giúp loại bỏ tế bào và bã nhờn dư thừa khiến da luôn sạch sẽ, không nổi mụn.

Bảo vệ làn da khỏi tác động xấu từ UV, bụi bẩn bằng cách sử dụng kem chống nắng cho bà bầu không gây mụn (non-comedogenic) có chỉ số SPF từ 15 đến 50. Hạn chế phơi nắng vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều để tránh tiếp lúc với lượng UV lớn và có lợi trong việc giảm mụn cho bà bầu. Hãy nhớ luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để hạn chế bụi bẩn từ môi trường bám vào da khiến mụn hình thành, viêm nhiễm nhiều hơn.

bà bầu nổi mụn
Lựa chọn sửa rửa mặt phù hợp với da mụn, kết hợp với nước hoa hồng để cân bằng độ ẩm cho da

Tuyệt đối không tự ý nặn mụn, đặc biệt là việc cạy hay nặn mụn bằng tay. Điều này sẽ làm mụn mọc thêm, hơn thế nữa còn khiến vết mụn đó thành sẹo thâm, sẹo rỗ, kích thích mụn lan rộng ra vùng xung quanh.

Các mẹ cần kỹ tính trong việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ những thương hiệu mỹ phẩm dành cho bà bầu uy tín, được cơ quan y tế kiểm định chất lượng. Những sản phẩm chăm sóc da được chiết xuất từ thiên nhiên có thể là một lựa chọn an toàn để các mẹ tham khảo. Để đảm bảo sử dụng sản phẩm trị mụn an toàn cho da mặt mẹ bầu bị mụn thì các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé.

Các loại thuốc điều trị mụn cần tránh vì gây nguy hiểm cho bé:  isotretinoin, hormone therapy, oral tetracyclines hoặc topical retinol, các loại kem bôi chứa chất thuộc nhóm retinoid như acid retinoic, retinol, adapalen… hoặc các thuốc gây lột sừng nhiều. Phụ nữ trước khi mang thai đều được khuyến cáo dừng sử dụng các chất này do có ảnh hưởng đến em bé. Nếu trước khi phát hiện việc mang thai bạn có dùng, hãy báo lại với bác sĩ và ngưng ngay lập tức.

Khi mang thai nên hạn chế trang điểm. Chỉ nên dùng sản phẩm serum trị mụn cho bà bầu, kem trị mụn hoặc kem dưỡng da để điều trị mụn, giúp da thông thoáng và đủ ẩm.

Trị mụn bọc cho bà bầu
Lựa chọn sửa rửa mặt phù hợp với da mụn, kết hợp với nước hoa hồng để cân bằng độ ẩm cho da

Chế độ dinh dưỡng tốt cho da bị nổi mụn khi mang thai

Việc chăm sóc da bằng cách hỗ trợ từ bên trong cũng là điều rất cần thiết. Để điều trị mụn cho bà bầu thì các mẹ nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung nhiều hoa quả tươi, cố gắng uống đủ 2 lít nước hàng ngày, hạn chế những đồ ăn chế biến qua nhiều dầu mỡ, những đồ ăn cay nóng và đặc biệt là nói không với bia, rượu, thuốc lá…

nổi mụn khi mang thai

Chế độ ăn uống cũng tác động đến làn da của mẹ bầu

>>> Có thể bạn chưa biết: Cách chăm sóc da mụn cho mẹ bầu chi tiết!

Một số lưu ý khác khi trị mụn thai kỳ

Luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan vui vẻ, suy nghĩ tích cực. Không nên thức khuya, căng thẳng… là cách giảm mụn khi mang thai rất quan trọng, điều này vừa không lo mụn tái phát lại còn tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Ngoài ra, lưu ý việc vệ sinh chăn gối, khăn tắm và gội đầu thường xuyên cũng là cách giúp hạn chế việc da mặt bị nổi mụn.

>>> Tham khao ngay: Kiểm soát mụn trứng cá nặng khi mang thai: Báo cáo trường hợp và tổng quan tài liệu – International Journal of Women’s Dermatology

Địa chỉ điều trị mụn cho mẹ bầu uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tình trạng nổi mụn khi mang thai ở các bà mẹ mang thai nên được can thiệp càng sớm càng tốt, tránh tình trạng mụn lây lan sang những vùng da khác và gây mất thẩm mỹ khi xử lý không đúng cách gây ra thâm sẹo.

Mọi người thường chú trọng hơn đến việc bà bầu nổi mụn khi mang thai mà ít khi nhắc đến tầm quan trọng của lựa chọn được cơ sở spa trị mụn cho bà bầu uy tín để chăm sóc da.

Khi đến với FELISA MOMSPA, các mẹ bầu sẽ được trải nghiệm dịch vụ MOMMY SKIN- Giải pháp chăm sóc da enzyme. Đây là liệu trình giúp điều trị mụn thai kỳ với những đặc điểm nổi bật:

  • Áp dụng đèn LED sinh học Celluma với bước sóng xanh (415nm) tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, đồng thời giảm viêm và đỏ.
  • Sử dụng dòng sản phẩm Image Ormedic với chiết xuất tự nhiên, an toàn và lành tính dành cho phụ nữ mang thai.

Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong việc điều trị các loại mụn thai kỳ, FELISA MOMSPA tự tin đem lại cho khách hàng những dịch vụ chất lượng và an toàn.

tin tức và sự kiện tại Felisa
FELISA MOMSPA đơn vị chuyên cung cấp các gói dịch vụ chăm sóc da mẹ bầu và massage em bé tại Hồ Chí Minh

Những thắc mắc thường gặp về vấn đề bà bầu nổi mụn

Những nốt mụn trứng cá sau khi đã được lấy sạch nhân bên trong thì sẽ hết hẳn, không tái phát lại nốt đó nữa. Việc trị mụn trứng cá cho bà bầu cần lưu ý lấy sạch hết nhân mụn thì mới tránh nốt mụn lại hình thành và tái phát.

Việc đắp mặt nạ chủ yếu giúp cho việc cung cấp dưỡng chất cho da và giúp da cân bằng độ ẩm nên khi nổi mụn thai kỳ vẫn có thể đắp mặt nạ.

Các mẹ bầu nên lựa chọn đắp các loại mặt nạ đất sét, mặt nạ sulfur giúp da được làm sạch sâu, giảm dầu thừa và kháng viêm tốt hơn.

Mụn trứng cá thường có nhân cứng và nằm khá sâu dưới da. Do vậy cần biết cách trị mụn trứng cá cho bà bầu sao cho ít gây đau và lấy được sạch nhân. Việc dùng kim nặn mụn để lấy nhân mụn trứng cá ở nhà tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng và gây đau cho mẹ bầu. Vì vậy, nên đến các cơ sở chăm sóc da uy tín để điều trị loại mụn này.

Một số quan niệm dân gian cho rằng nếu mẹ bầu bị nổi mụn thì khả năng cao sẽ sinh bé trai. Nguyên nhân vì nếu có bầu bé trai, lượng hormone nam sẽ tiết nhiều hơn, dẫn đến tình trạng da dầu, lỗ chân lông tắc nghẽn và gây ra mụn. Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm dân gian, chỉ có siêu âm hoặc xét nghiệm ADN thai nhi mới có thể biết chắc chắn.

Như vậy, việc nổi mụn khi mang thai thai kỳ là vấn đề khá phổ biến và có thể điều trị dứt điểm được cho các mẹ. Tuy nhiên các mẹ không nên nóng vội xử lý mà gây nên những biến chứng nguy hiểm. Hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ khám và điều trị khi xuất hiện tình trạng mụn khi mang thai để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ mà vừa an toàn cho bản thân mẹ và em bé nhé.

thong tin felisa momspa

  1. Makieva S, Saunders PT, Norman JE. Androgens in pregnancy: roles in parturition. Hum Reprod Update. 2014 Jul-Aug;20(4):542-59. doi: 10.1093/humupd/dmu008. Epub 2014 Mar 18. PMID: 24643344; PMCID: PMC4063701.
  2. Skin changes during pregnancy – acne | Pregnancy Birth and Baby. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/skin-changes-during-pregnancy-acne
  3. Butler DC, Heller MM, Murase JE. Safety of dermatologic medications in pregnancy and lactation: Part II. Lactation. J Am Acad Dermatol. 2014 Mar;70(3):417.e1-10; quiz 427. doi: 10.1016/j.jaad.2013.09.009. PMID: 24528912. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24528912/
  4. Dréno B, Blouin E, Moyse D, Bodokh I, Knol AC, Khammari A. Acne in pregnant women: a French survey. Acta Derm Venereol. 2014 Jan;94(1):82-3. doi: 10.2340/00015555-1594.

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)