Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đảm bảo an toàn và đơn giản tại nhà

cách tắm cho trẻ sơ sinh

BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Tắm cho trẻ sơ sinh là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng là một thử thách với những ai lần đầu làm bố mẹ. Vậy các bước tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào? Sau đây là hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách ngay tại nhà, đảm bảo an toàn để ba mẹ có thể dễ dàng thực hiện cho con.

Lợi ích của việc tắm cho trẻ sơ sinh là gì?

Biết cách tắm cho trẻ sơ sinh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Cụ thể là:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Việc tắm bé giúp bé loại bỏ những bụi bẩn, tế bào chết, các tác nhân có thể gây nhiễm trùng da. Từ đó giúp trẻ thoải mái và có một làn da sạch sẽ, ngăn ngừa các bệnh về da liễu như rôm sảy, mẩn ngứa, chàm sữa…
  • Giúp trẻ dễ chịu: Điều này góp phần giảm tình trạng mệt mỏi, quấy khóc, giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
  • Duy trì bản năng bơi lội của trẻ: Trong suốt thai kỳ 9 tháng 10 ngày trẻ đã có khả năng bơi lội trong nước ối khi ở trong bụng mẹ. Vì thế sau khi bé chào đời thì việc tắm cho bé hàng ngày sẽ giúp duy trì khả năng này.
  • Phát hiện sớm các bệnh ngoài da: Khi cởi bỏ quần áo để tắm cho trẻ ba mẹ sẽ kiểm tra được làn da bé có bị nổi mẩn hay mụn li ti không. Từ đó phát hiện sớm các bệnh ngoài da.
  • Kích thích lưu thông máu: Khi trẻ sơ sinh được tắm nhẹ nhàng sẽ kích thích lưu thông tuần hoàn máu khắp cơ thể giúp các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
  • Giúp trẻ ngủ ngon hơn: Khi ba mẹ tắm đúng cách sẽ giúp trẻ thấy thư giãn, thoải mái từ đó con sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
  • Trẻ sẽ khám phá các giác quan tốt hơn: Việc tiếp xúc với nước sẽ giúp trẻ cảm nhận được nhiệt độ, âm thanh, màu sắc của nước. Như thế sẽ phát triển được các giác quan thị giác, xúc giác, thính giác.
  • Tăng sự gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và bé: Khi tắm cho con là lúc ba mẹ tập trung để đảm bảo an toàn và tắm đúng cách. Khi đó bạn có thể vừa nhẹ nhàng tắm vừa trò chuyện, vui chơi với con. điều này  sẽ giúp trẻ phát triển được về mặt ngôn ngữ, cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ và cảm thấy gần gũi, gắn bó với ba mẹ hơn.
lợi ích cách tắm bé sơ sinh 
Tắm cho trẻ sơ sinh giúp tạo sự gắn kết giữa ba mẹ và bé

Những điều cần chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

Để bắt đầu tắm cho trẻ sơ sinh ba mẹ cần chuẩn bị những đồ dùng sau đây:

  • Quần áo cho bé, tã bỉm, khăn tắm, 2 khăn xô nhỏ, mũ, bao tay, bao chân, bông gòn, cồn 70 độ để vệ sinh rốn cho bé, nước muối sinh lý 0,9%
  • Hai chậu nước ấm nhiệt độ từ 36-37 độ C (ba mẹ có thể dùng khuỷu tay hoặc nhiệt kế để kiểm tra độ ấm của nước) tránh để nước quá nóng sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến trẻ.
  • Chuẩn bị sữa tắm, dầu thoa, kem dưỡng dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  • Đảm bảo phòng tắm phải kín gió, đủ ánh sáng, nhiệt độ phòng thích hợp là từ 29-30 độ C. Vào mùa đông có thể dùng đèn sưởi để làm ấm khi bé tắm.
lưu ý cách tắm trẻ sơ sinh
Những điều cần chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

>>> Xem thêm: Tắm cho trẻ sơ sinh – Educational Research Review

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách tại nhà

Sau khi đã chuẩn bị những vật dụng cần thiết, ba mẹ hãy vệ sinh tay sạch sẽ, pha một ít sữa tắm vào chậu nước ấm. Có thể lựa chọn phương pháp tắm thả hoặc tắm từng phần theo các bước sau:

  • Bước 1: Cởi quần áo, tã lót, mát xa nhẹ nhàng toàn thân trẻ để giúp trẻ tỉnh táo, tạo lớp màng bảo vệ da trước tác động của chất hoá học.
  • Bước 2:
    • Đối với phương pháp tắm thả: Cần có một chậu nước tắm và một chậu nước để tráng người lại cho bé. Mẹ đỡ bé nằm trên cánh tay và thả nhẹ nhàng vào chậu. Để tránh để bé giật mình mẹ có thể đặt lên bụng bé một chiếc khăn mỏng.
    • Bắt đầu tắm cho trẻ theo thứ tự lần lượt từ trên xuống dưới từ phần mặt , cổ, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng và xuống mông, đùi. Ba mẹ nhớ vệ sinh phần hõm nách, các nếp lằn mông và đùi. Tiếp đến vệ sinh đến bộ phận sinh dục và hậu môn của bé. Cho bé sang chậu tráng để tráng lại cho hết lớp sữa tắm. Lau khô người cho bé, vệ sinh rốn bằng cồn 70 độ. Mặc quần áo, quấn tã để ủ ấm sau đó mới gội đầu và lau vùng tai cho bé.
    • Đối với phương pháp tắm từng phần: Nếu thể trạng của bé đang yếu, bị ốm hay thời tiết quá lạnh thì ba mẹ có thể lựa chọn tắm từng phần cho trẻ. Bắt đầu lau mặt từ khóe mắt vòng sang vành tai, sau đó xuống cổ và hõm nách, lau lòng bàn tay, ngực, bụng và lưng. Tiếp theo đó mẹ lau phần đùi, mông, cẳng chân và bàn chân , chú ý vệ sinh cả các nếp lằn đùi, mông. Sau đó lau bộ phận sinh dục và hậu môn bằng khăn mềm hay bông gạc. Lau khô người, mặc quần áo, quấn tã, ủ ấm và tiến hành gội đầu cho bé. Với cách này ba mẹ lưu ý hạn chế làm ướt rốn của bé trong suốt quá trình tắm
  • Bước 3: Gội đầu cho bé. Mẹ ngồi thoải mái, bế bé trên cánh tay sao cho đầu bé nằm gọn trong lòng bàn tay và lưng nằm trên cánh tay, phần mông của trẻ đặt lên đùi mẹ. Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa để bịt tai của trẻ tránh nước vào trong quá trình gội đầu, phòng tránh viêm tai giữa.

Ba mẹ lựa chọn dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, xoa nhẹ nhàng dầu gội lên tóc để tạo bọt và làm sạch bằng khăn xô mềm. Sau đó nhẹ nhàng ngả đầu bé ra sau, một tay nâng đầu, tay còn lại rửa sạch dầu gội bằng cách cho nước chảy từ trán tràn qua hai bên đầu. Cuối cùng dùng khăn khô lau đầu cho trẻ.

>> Tham khảo ngay: có nên xoa đầu trẻ sơ sinh

Cách tắm cho bé sơ sinh
Cách tắm cho bé sơ sinh

>>> Xem thêm cách tắm cho bé qua video dưới đây

Một số lưu ý khi thực hiện tắm cho trẻ sơ sinh

Trong quá trình tắm cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề trong việc chăm sóc trẻ sau khi tắm và thời gian hợp lý để tắm cho trẻ như sau:

Cách chăm sóc trẻ sau khi tắm

  • Chăm sóc mắt bé. Dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý 0,9% lau từ khoé mắt đến đuôi mắt. Thay miếng gạc khác và vệ sinh bên mắt còn lại. Sau đó nhỏ nước muối sinh lý vào mắt và mũi cho trẻ. Nên lặp lại việc này hàng ngày để phòng tránh nhiễm khuẩn mắt. ba mẹ cần vệ sinh mắt cho trẻ đúng cách nếu không sẽ vô tình gây tổn thương hơn cho mắt trẻ.
  • Vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ. Thấm nước muối sinh lý 0,9% vào gạc rơ lưỡi khô hoặc dùng gạc rơ lưỡi tẩm sẵn, đeo vào ngón tay út để vệ sinh nhẹ nhàng lưỡi giúp loại bỏ cặn sữa , hạn chế tình trạng tưa lưỡi cho trẻ.
  • Dùng tăm bông lau khô vành tai bé, thấm nước muối sinh lý hoặc cồn 70 độ vào tăm bông để vệ sinh xung quanh vùng cuống rốn.
  • Mẹ có thể xoa dầu tràm vào bàn tay sau đó xoa nhẹ nhàng lên ngực, lưng, lòng bàn chân trẻ để giữ ấm. Cuối cùng là mặc tã bỉm, quần áo sạch, bao tay, bao chân để ủ ấm trẻ
  • Lưu ý khi thực hiện tắm cho trẻ mà rốn có dấu hiệu sưng tấy hay có mủ mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
chăm sóc sau tắm trẻ sơ sinh
Các cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tắm

Thời gian tắm trẻ bao lâu là hợp lý

  • Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì không nên tắm cho trẻ sơ sinh ngay khi vừa mới sinh ra mà nên trì hoãn đến 24 giờ sau sinh hoặc tối thiểu là 6 giờ sau sinh tuỳ theo yêu cầu của mẹ.
  • Sau lần tắm đầu tiên thì mẹ nên lựa chọn tắm cho con vào thời gian có ánh nắng mặt trời như từ 10-11 giờ hoặc 15-16 giờ hàng ngày.
  • Thời gian tắm bé không được quá 10 phút, tốt nhất là từ 4-5 phút đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Không nên tắm lúc trẻ đang đói hoặc vừa bú xong. Thời điểm tốt nhất là tắm trước khi bé ngủ hoặc sau ăn từ 1-2 tiếng. Như thế sẽ hạn chế được tình trạng nôn trớ, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Nếu trẻ đang bị ốm hoặc thời tiết lạnh thì mẹ không nhất thiết phải tắm cho bé hàng ngày, chỉ cần dùng khăn ấm lau người là được.

Những thắc mắc thường gặp về cách tắm cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ có thể tạo một không gian ngủ thật yên tĩnh và thoáng mát để bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Và hãy đảm bảo rằng bé đã ăn no và tắm rửa sạch sẽ trước khi đi ngủ. Ngoài ra, hãy tạo cho con thói quen ngủ nhất định bằng cách xây dựng một lịch trình ngủ ổn định và tạo điều kiện để bé tự mình chìm vào giấc ngủ.

Để sự phát triển của trẻ được diễn ra tốt nhất thường sẽ cần khoảng 60 – 90 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức trong mỗi bữa ăn. Trung bình mỗi ngày bé cần bú khoảng 600 – 900 ml sữa.

Chăm sóc rốn đúng cách là một phần rất quan trọng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Ba mẹ phải luôn giữ cho vùng rốn của trẻ được sạch sẽ và khô ráo. Hãy vệ sinh bằng cách lau nhẹ nhàng bằng bông ẩm và dùng thuốc đặc trị riêng cho rốn được khuyến nghị bởi bác sĩ. Ngoài ra, ba mẹ cũng phải thường xuyên thay tã để tránh việc vùng rốn bị ẩm ướt.

Như vậy cách tắm cho trẻ sơ sinh không hề khó, chỉ cần ba mẹ thực hiện nhẹ nhàng theo các bước trên và làm sạch từng phần của cơ thể. Như thế sẽ khiến trẻ vui vẻ mỗi khi được tắm và gắn kết tình cảm với ba mẹ hơn. Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp ba mẹ trang bị những kiến thức hữu ích, thành thạo hơn trong việc tắm cho con.

thong tin felisa momspa

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)