Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước có sao không? Nguyên nhân và cách trị

Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước

bác sĩ nhi

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Lê Thảo Nhi

Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Khi mang thai sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu thay đổi rất nhiều, có thể gây ra những khó chịu. Một trong những tình trạng mà nhiều mẹ bầu hay gặp phải đó là nổi mụn nước. Vậy bà bầu bị ngứa nổi mụn nước có sao không? Nguyên nhân do đâu và cách trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ bầu tìm hiểu cụ thể hơn để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bà bầu bị ngứa nổi mụn là hiện tượng gì?

Tình trạng bà bầu bị ngứa nổi mụn nước còn được gọi là viêm da sẩn khi mang thai. Khi gặp phải tình trạng này thường nổi phát ban gây ngứa, nổi mụn đổi màu trên da. Thường gặp phải khi đang mang thai ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ 3. Nổi mụn nước thường khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu do ngứa ngáy và tự ti khi giao tiếp. Tuy nhiên mẹ bầu có thể yên tâm vì vấn đề này không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.

Khi bị ngứa nổi mụn nước, trên da của bà bầu thường có những vết sưng nhỏ, đổi màu với các dấu hiệu như:

  • Cảm thấy ngứa liên tục.
  • Vết ngứa dễ vỡ, có thể có vảy.
  • Vết ngứa như vết bị bọ cắn, nổi mụn li ti.
  • Vùng da ngứa đổi sang màu đỏ, hồng hoặc tím.
  • Thông thường các nốt mụn ngứa hay nổi thành nhóm với nhau.

Mụn ngứa khi mang thai có xu hướng xuất hiện ở phía sau khuỷu tay hoặc đầu gối (trên vùng da xung quanh khớp hoặc nếp gấp của da) nhưng cũng có thể xuất hiện ở vai, cánh tay, chân và bụng.

bà bầu bị ngứa nổi mụn nước
Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước là hiện tượng gì?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị ngứa do nổi mụn

Tình trạng nổi mụn nước, ngứa ngáy ở bà bầu khi mang thai có thể xuất phát từ nguyên nhân thay đổi hormone estrogen ở trong cơ thể, đặc biệt là vào 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Giai đoạn này mẹ bầu sẽ tăng cân rất nhanh làm cho những vùng da ở bụng, ngực, đùi bị căng và giãn ra, từ đó làm mẹ có cảm giác ngứa ngáy trên da. Những mẹ bầu trước đó có tiền sử mắc các bệnh về da hoặc dị ứng cũng có khả năng bị ngứa ngáy nhiều hơn.

mẹ bầu nôi mụn nước khi mang thai
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai là nguyên nhân làm mẹ bầu bị nổi mụn nước

Bên cạnh đó, nội tiết tố androgen tăng cũng là nguyên nhân bà bầu bị ngứa nổi mụn nước. Khi hormone androgen tăng sẽ làm thân nhiệt mẹ bầu tăng, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tiết dầu nhiều hơn, làm da bị ẩm ướt và gây nên tình trạng nổi mụn nước hoặc viêm da. Những vùng da thường bị nổi mụn nước ở mẹ bầu có thể là ngực, lưng, tay, chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp, mẹ bầu còn bị nổi mụn nước ở vùng kín.

Nổi mụn nước ở mẹ bầu là dấu hiệu của bệnh gì?

Mẹ bầu bị ngứa nổi mụn nước là dấu hiệu cho thấy có thể mẹ đang mắc một số bệnh về da liễu như:

  • Rôm sảy: khi đang mang thai có thể gặp phải tình trạng rôm sảy. Bệnh này thường xuất hiện những nốt mụn li ti trên da gây ngứa ngáy rất khó chịu.
  • Viêm nang lông: thường gây ra nổi mụn nước trên da. Mụn thường tập trung ở các vị trí như nửa lưng trên, ngực, bụng, vai, cánh tay. Viêm nang lông thường xuất hiện khi mẹ bầu đang ở tam cá nguyệt thứ 3.
  • Viêm da bọng nước: khi gặp phải tình trạng này thường xuất hiện các mảng mụn nước, mề đay mọc chủ yếu ở xung quanh đùi và rốn. Những mụn nước này có thể sẽ lan sang vùng bàn chân, bàn tay, bụng….Thông thường từ tuần thứ 20 của thai kỳ thì mẹ sẽ hay gặp phải tình trạng này

>>> Xem thêm: Ngứa khi mang thai – Can Fam Physician

Nổi mụn nước khi mang bầu có tự hết được hay không?

Thông thường tình trạng nổi mụn nước khi mang bầu sẽ thuyên giảm dần và hết sau khi sinh con. Khi đó các hormone trong cơ thể sẽ dần dần cân bằng lại. Tuy nhiên nếu bị nổi mụn nước do các bệnh như chàm hay thủy đậu thì sẽ không thể tự hết được.

Bà bầu bị nổi mụn nước có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không?

Nổi mụn nước trong thời kỳ mang bầu do ảnh hưởng của nội tiết tố thường không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu gặp phải trình trạng nổi mụn thì mẹ cần trị mụn và chăm sóc da đúng cách, tránh dùng kháng sinh, mỹ phẩm hoặc những mẹo trị mụn không khoa học để tránh gây hại đến cả mẹ và con. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên gãi các nốt mụn nước làm chúng bị vỡ ra vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo theo nhiều hệ quả nguy hiểm khác.

Cách xử lý khi bà bầu bị nổi mụn nước gây ngứa hiệu quả

Khi bị nổi mụn nước nhiều mẹ bầu hay có thói quen gãi cho bớt ngứa. Tuy nhiên điều này không được khuyến cáo khi khi gãi có thể khiến các mụn nước bị vỡ ra gây nhiễm khuẩn. Để hạn chế ngứa do nổi mụn nước, mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Mẹ bầu nên vệ sinh cơ thể hàng ngày, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, hạn chế tắm nước nóng hoặc ngâm mình quá lâu
  • Lựa chọn sữa tắm phù hợp: Mẹ bầu nên lựa chọn các loại sữa tắm có độ pH vừa phải, tránh những thành phần mỹ phẩm kích ứng hoặc gây khô da
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh: Bổ sung nhiều loại trái cây và rau xanh để bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể
  • Vận động nhẹ nhàng kết hợp uống đủ nước: Mẹ bầu nên uống tối thiểu 2 lít nước/ngày và kết hợp vận động nhẹ nhàng thường xuyên để giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn
  • Lưu ý khi sử dụng sản phẩm ngoài da: Mẹ bầu không tự ý sử dụng các sản phẩm kem trộn hay các loại thuốc bôi ngoài da khi chưa có chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ có chuyên môn
  • Không tự ý nặn mụn: Mẹ không được tự ý cạy, nặn các nốt mụn để tránh làm mụn bị vỡ và lây lan 
cách trị ngứa nổi mụn nước ở bà bầu
Bà bầu vận động nhẹ nhàng giúp lưu thông máu huyết và hạn chế mụn ngứa hiệu quả

Một số mẹo hỗ trợ làm giảm triệu chứng nổi mụn nước ở mẹ bầu

Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước có thể áp dụng một số mẹo sau đây để giảm bớt tình trạng nổi mụn nước.

Tắm nước lá ổi lá ổi

Lá ổi có khả năng trị các loại mụn ngoài da rất tốt vì thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa. Sử dụng lá ổi để trị mụn nước sẽ giúp làm lành những tổn thương do mụn và chống lại các triệu chứng viêm da. 

Để thực hiện, mẹ hãy đun 3 – 4 lít nước với lá ổi trong vòng 15 phút rồi tắt bếp. Đổ nước đã đun ra chậu và pha thêm nước lạnh đến khi nhiệt độ nước hơi ấm là có thể sử dụng. Sau đó, mẹ bầu dùng nước này để tắm, ngâm những vùng da bị mụn và massage da nhẹ nhàng bằng phần bã lá để giảm ngứa hiệu quả.

nước lá ổi trị mụn nước
Nước lá ổi có khả năng giảm mụn ngứa hiệu quả

Sử dụng cây nha đam 

Chất dịch nhầy tiết ra từ cây nha đam sẽ giúp giảm các triệu chứng của mụn nước. Để thực hiện, đầu tiên bạn cần chuẩn bị lá nha đam tươi + 1 quả chanh. Sau đó cắt ¼ lá nha đam, bóc vỏ để lấy phần gel bên trong. Xay nhuyễn phần gel với một lát chanh rồi thoa lên vùng da bị nổi mụn nước từ 15-20 phút.

nha đam giảm ngứa mụn nước
Chất dịch nhầy trong nha đam có tác dụng giảm các triệu chứng của mụn nước

Dùng muối biển 

Muối biển là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, dễ dàng tìm thấy trong gian bếp của mình,  mẹ bầu có thể áp dụng để giảm các nốt mụn nước. Muối biển sẽ tạo ra môi trường bazơ mạnh tiêu diệt các loại vi khuẩn gây tắc nang lông. Nhờ đó mà có thể giảm bớt được các nốt mụn nước. Mẹ bầu nên làm sạch da, sau đó pha loãng một chút muối với nước ấm rồi thấm vào khăn để lau nhẹ lên các nốt mụn.

Sử dụng giấm táo 

Chữa mụn nước bằng giấm táo nhờ tác dụng loại bỏ dầu nhờn trên da, các lỗ chân lông sẽ thông thoáng hơn và giảm bớt dần các nốt mụn nước. Để thực hiện mẹ bầu hãy pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:3 và khuấy đều. Sau đó dùng bông gạc y tế để thấm dung dịch rồi lau nhẹ lên vùng da đang nổi mụn. Phương pháp này rất lành tính, không gây kích ứng nên mẹ có thể yên tâm áp dụng.

giấm táo giảm mụn nước
Giấm táo có công dụng giảm dầu nhờn trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng

Trị mụn nước bằng yến mạch 

Bột yến mạch có công dụng loại bỏ các bụi bẩn, bã nhờn giúp diệt khuẩn trên da góp phần giảm các nốt mụn nước. Yến mạch này rất lành tính, không gây kích ứng da, phù hợp với làn da của mẹ bầu. Phương pháp này cũng được nhiều spa áp dụng.

Sử dụng tinh dầu tràm trà 

Vì nó có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn mạnh, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây ra mụn. Không những thế sử dụng tinh dầu tràm còn giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi da, làm mờ sẹo giúp da nhanh chóng lành lại.

Trị mụn nước bằng nghệ tươi

Với tính chất kháng viêm, kích thích tái tạo da nghệ tươi là phương pháp được lựa chọn nhiều để trị mụn hiệu quả. Bôi nghệ lên vùng da bị mụn nước sẽ giúp giảm tình trạng sưng đỏ, không để lại vết thâm trên da. Mẹ chỉ cần cắt một lát nghệ tươi và chà nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn. 

nghệ tươi trị mụn nước
Nghệ có tính chất khử khuẩn và kháng viêm nên có tác dụng trị mụn hiệu quả

Các mẹo này chỉ hỗ trợ không có chức năng điều trị, nên dùng khi được bác sĩ chuyên môn cho phép. Nếu tình trạng nặng thì mẹ bầu nên đến các spa uy tín có bác sĩ chuyên môn hỗ trợ ví dụ như FELISA MOMSPA. Đây là hệ thống chăm sóc mẹ bầu và bé với các kỹ thuật chăm sóc da chuẩn y khoa được đánh giá cao tại TP.HCM. Với phương châm Không xâm lấn – Không gây tê – Không hóa chất độc hại, FELISA MOMSPA luôn cam kết đem đến cho mẹ bầu những dịch vụ chăm sóc da an toàn, hiệu quả, không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Những thắc mắc thường gặp về tình trạng bà bầu bị ngứa nổi mụn

Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia Da liễu khi các nốt mụn nước có dấu hiệu sau:

  • Ngứa liên tục kèm triệu chứng vàng da
  • Nổi nhiều mụn đỏ kèm sốt (đây có thể là biểu hiện của bệnh thủy đậu hoặc Herpes)
  • Nốt mụn có mủ là do tình trạng nhiễm khuẩn nặng. 

Để được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bị nổi mụn nước, bà bầu cần nói rõ với bác sĩ các triệu chứng và thời điểm phát bệnh. Bên cạnh đó, để đảm bảo đây không phải là tình trạng ứ mật thai kì hoặc tự miễn dịch hì  bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Khi bị nổi mụn nước, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau trong chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để tăng cường hệ miễn dịch. Kết hợp các loại hoa quả bổ sung vitamin cho cơ thể.
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc đồ cay nóng. Đặc biệt không sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu bia… sẽ không tốt cho làn da của mẹ bầu.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị khi bà bầu bị ngứa nổi mụn nước. Hi vọng qua bài viết trên mẹ bầu sẽ trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử lý nếu gặp phải tình trạng này và có một thai lỳ khoẻ mạnh.

thong tin felisa momspa

  1. Pruritic Rash During Pregnancy | AAFP. https://www.aafp.org/afp/2005/0401/p1380.html
  2. Pemphigoid Gestationis: Pictures, Symptoms, Treatment, and Causes. https://www.healthline.com/health/pregnancy/pemphigoid-gestationis
  3. Bergman H, Melamed N, Koren G. Pruritus in pregnancy: treatment of dermatoses unique to pregnancy. Can Fam Physician. 2013 Dec;59(12):1290-4. PMID: 24336540; PMCID: PMC3860924. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3860924/

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)