Tư vấn chuyên môn bài viết BS. CKI. Tô Văn Vinh Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Sau khi sinh mẹ cần có thời gian ở cữ để hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Vậy ở cữ là gì? Thời gian ở cữ là bao lâu và kinh nghiệm ở cữ đúng cách như thế nào? Hãy cùng FELISA MOMSPA trả lời các thắc mắc này ở bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Ở cữ là gì?
Ở cữ là giai đoạn nghỉ ngơi sau quá trình “vượt cạn” vất vả của sản phụ. Khoảng thời gian này sẽ giúp phụ nữ sau sinh hồi phục cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tất cả phụ nữ đều cần có thời gian và cần được tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình ở cữ. Hơn nữa, ở cữ phải đủ thời gian, đúng cách mới có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe, hạn chế những ảnh hưởng do sinh nở về lâu dài như đau đầu, đau lưng, rối loạn tâm thần.
Khoảng thời gian ở cữ được nhiều quốc gia, trong đó có nước ta rất chú trọng để mẹ bầu có thể hồi phục cả về mặt thể chất và lấy lại tinh thần sau quá trình mang thai, sinh nở vất vả.
Vì sao cần chú ý đến giai đoạn ở cữ?
Khi sinh con, người mẹ phải chịu qua rất nhiều đau đớn ước tính lên tới 57 đơn vị đau giống như bị gãy cùng lúc 20 cái xương sườn. Sau sinh, mẹ còn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như trầm cảm sau sinh, băng huyết, áp xe, tắc sữa, hậu sản, rụng tóc… Những ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe là như vậy nên sản phụ cần có thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe. Việc ở cữ mang lại những lợi ích như:
- Hồi phục thể trạng: Mang thai và sinh con khiến phụ nữ tiêu tốn nhiều sức khoẻ, năng lượng, dưỡng chất cho bào thai. Ở cữ sẽ giúp mẹ hồi phục năng lượng tiêu hao và dần lấy lại được thể trạng khỏe mạnh trước khi sinh.
- Ngăn ngừa nguy cơ hậu sản: Kiêng cữ khi ở cữ có thể giúp mẹ tránh được nguy cơ mắc một số bệnh lý hậu sản như đau lưng, thoái hoá và đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm, suy giảm thính lực…
- Bảo vệ con, giúp con phát triển khỏe mạnh: Mẹ ở cữ sẽ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, sức khỏe cải thiện là tiền đề giúp trẻ hấp thu tốt hơn các dưỡng chất từ sữa mẹ, giúp quá trình phát triển của trẻ được tốt hơn.
>> Xem thêm: Sạm da sau sinh
Thời gian ở cữ là bao nhiêu ngày?
Như các cụ thời xưa quan niệm rằng phụ nữ phải ở cữ đủ 3 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, nếu đã hiểu về bản chất của ở cữ là gì, thì chúng ta có thể thấy rằng không có một mốc thời gian cụ thể cho việc ở cữ trong bao lâu. Hiện nay, thời gian ở cữ sau khi sinh thường ngắn hơn và tuỳ thuộc vào thể trạng cũng như mức độ phục hồi sức khoẻ của phụ nữ sau sinh.
Nếu sức khoẻ của sản phụ ổn định thì sau khoảng 1 tháng, mẹ có thể kết thúc thời gian ở cữ và quay lại sinh hoạt như bình thường. Trường hợp mẹ phục hồi sức khoẻ nhanh hơn thì thời gian ở cữ có thể rút ngắn hơn. Mặc dù vậy, mẹ nên dành thời gian ở cữ nghỉ ngơi đến khi cơ thể khoẻ mạnh hoàn toàn bởi đây là khoảng thời gian quan trọng với sức khoẻ của sản phụ và em bé.
>>> Xem thêm: Thực hành chăm sóc bà mẹ ở cữ sau sinh và trầm cảm sau sinh ở Tiếng Trung quần thể: Một đánh giá có hệ thống – Journals Plos One
Kinh nghiệm ở cữ đúng cách và khoa học
Nếu mẹ đã biết ở cữ là gì cũng như lý do phải ở cữ, thì mẹ nên áp dụng những kinh nghiệm dựa trên cơ sở khoa học để có thể nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, lấy lại vóc dáng cũng như đảm bảo đủ sữa cho con ở giai đoạn này;
Về vấn đề tắm gội
Theo nghiên cứu khoa học thì những quan niệm kiêng tắm gội, kiêng đánh răng hay đụng nước sau sinh là hoàn toàn sai lầm. Bác sĩ khuyên rằng, phụ nữ sau sinh nên vệ sinh cơ thể, răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Bên cạnh đó, mẹ sau sinh cũng cần chú ý làm sạch vết rạch tầng sinh môn, giữ vết thương được khô thoáng để tránh bị nhiễm trùng. Mẹ bỉm có thể dùng lá trầu không để xông vùng kín, giúp kháng khuẩn kháng viêm hiệu quả.
Một số lưu ý trong vấn đề vệ sinh cơ thể cho sản phụ sau sinh:
- Sản phụ sinh mổ có thể tắm sau sinh từ 3-4 ngày, còn đối với mẹ sinh thường thì nên tắm khi đã sinh được 6-7 ngày.
- Mẹ sau sinh nên tắm bằng nước ấm và thời gian không nên quá 10 phút.
- Nên gội đầu và tắm ở hai thời điểm khác nhau. Ngoài ra, sử dụng lá thảo dược để gội đầu hoặc tắm cũng rất tốt.
- Chú ý vệ sinh vùng kín đều đặn 3 lần mỗi ngày. Cần tránh chà xát hoặc thụt rửa vùng kín và cần dùng khăn sạch lau khô sau mỗi lần vệ sinh.
Vấn đề ăn uống
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là yêu cầu quan trọng trong giai đoạn ở cữ. Các chất dinh dưỡng cần thiết đối với mẹ sau sinh bao gồm:
- Protein: Bổ sung protein giúp mẹ bỉm nạp đủ năng lượng cho cơ thể, từ đó góp phần hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt heo, cá,… là những loại thực phẩm giàu protein, tốt cho mẹ bỉm.
- Vitamin: Mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C, D, E,… để giúp tăng khả năng sản xuất collagen, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo và sản sinh tế bào mới trong cơ thể. Những nhóm vitamin này thường có trong các loại trái cây quen thuộc như cam, táo, bơ, cà chua, bưởi,…
- Canxi, photpho, magie, sắt: Những khoáng chất này thường có trong một số loại trái cây như táo, nho và những loại hải sản có vỏ cứng. Bổ sung những chất trên giúp cơ thể nâng cao khả năng trao đổi chất, cải thiện sức khỏe tim mạch, bồi bổ máu và hỗ trợ xương chắc khỏe.
- DHA, omega: Những hoạt chất này hỗ trợ quá trình phát triển trí não và thường xuất hiện trong các loại thực phẩm như cá hồi, các loại hạt, dầu olive,…
- Chất xơ: Chất xơ có trong hầu hết các loại rau xanh đóng vai trò giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa nguy cơ táo bón.
Khoảng thời gian này mẹ nên ăn thực phẩm đã nấu chín và ăn lúc còn nóng, bổ sung các bữa phụ bằng bánh, chè hoặc trái cây. Ngoài ra trong thời gian cho con bú, mẹ cần bổ sung sắt và acid folic, uống đủ nước để tăng cường tiết sữa.
Phong tục kiêng cữ khuyên các bà mẹ mới sinh nên lựa chọn thực phẩm giàu năng lượng, giàu protein để phục hồi mức năng lượng, giúp co tử cung và để đáy chậu mau lành. Trong số các món ăn bổ dưỡng theo truyền thống được khuyên dùng là cháo, súp cá và trứng luộc chín. Đôi khi, những bà mẹ mới sinh chỉ bắt đầu ăn những thực phẩm thảo dược đặc biệt sau khi đã thải hết sản dịch ra ngoài.
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt, thì trong giai đoạn ở cữ mẹ bỉm cũng cần kiêng một số loại thực phẩm sau:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm suy giảm lượng cholesterol HDL tốt trong cơ thể, làm gia tăng cholesterol xấu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp hoặc tăng cân mất kiểm soát ở mẹ sau sinh.
- Thực phẩm lên men: Mẹ nên tránh nạp những loại đồ ăn có độ chua cao như cóc, xoài hay những thực phẩm lên men như đồ chua, kim chi,… vì có nguy cơ gây ung thư cao.
- Thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng, nồng mùi: Những loại thực phẩm này có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa của mẹ, nên mẹ cần hạn chế ăn để tránh làm con bị kén sữa.
- Chất kích thích: Những sản phẩm chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia,… đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất của hệ tiêu hóa, làm kích thích thần kinh và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ.
- Chế phẩm từ sữa: Những chế phẩm từ sữa có thể khiến dạ dày em bé khó chịu, khó tiêu khi bú.
- Rau muống, thịt bò, lòng trắng trứng, gạo nếp: Đây là những loại thực phẩm gây mủ và sẹo lồi, nên mẹ sau sinh mổ cần tránh ăn.
- Cải bẹ xanh, cải đắng: Tuy bổ sung chất xơ là rất tốt, nhưng đối với mẹ sau sinh thì hai loại rau này có thể khiến mẹ bị tiểu són, nên cần hạn chế.
Vấn đề về vận động
Để tử cung co hồi tốt nhất, sản dịch nhanh hết, hạn chế tắc mạch mẹ cần thường xuyên vận động sau khi sinh. Trong ngày đầu tiên mẹ có thể ngồi dậy và những ngày sau đó có thể đi lại trong phòng, tắm nắng từ ngày thứ 2. Sau khoảng 1 tuần khi cơ thể đã bớt đau đớn hơn mẹ có thể tập thể dục với các bài tập toàn thân nhẹ nhàng.
Mẹ có thể lựa chọn những hoạt động thể chất nhẹ nhàng như Yoga hoặc đi bộ để luyện tập khoảng 30 phút mỗi ngày. Giai đoạn này, mẹ bỉm nên tập luyện với mục đích cải thiện sức khỏe, không nên quá chú trọng đến việc siết cân, giảm eo để tránh bị tác dụng ngược, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống cơ và xương khớp.
Giấc ngủ
Mẹ ở cữ cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo hồi phục sức khỏe nhanh nhất, đồng thời để cơ thể sản xuất đủ sữa theo nhu cầu của bé. Ngoài thời gian chăm sóc bé và cho bé bú, mẹ nên đi ngủ thay vì sử dụng các thiết bị điện tử. Ngủ đủ giấc cũng giúp mẹ tránh được nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Cho bé bú sữa mẹ
Những lợi ích từ sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh là điều không thể phủ nhận. Việc cho con bú cũng tạo ra mối gắn kết đặc biệt giữa mẹ và con. Trước khi cho con bú, mẹ cần lau sạch đầu ti và vắt bớt vài giọt sữa đầu, sau đó cho bé bú hết bên này mới chuyển sang bên kia để duy trì khả năng tiết sữa đều đặn của cơ thể.Một lưu ý là mẹ nên ngồi thay vì nằm cho con bú.
Nghe nhạc
Để hạn chế những suy nghĩ tiêu cực sau khi sinh, hạn chế nguy cơ rơi vào trạng thái trầm cảm, mẹ nên nghe một số bài nhạc nhẹ nhàng, nhạc dân ca hoặc nhạc trữ tình sẽ rất tốt cho tâm trạng. Âm lượng cũng nên để mức vừa phải để hạn chế ảnh hưởng đến khả năng nghe của mẹ và bé.
Những điều không nên làm khi ở cữ
Khi mẹ đã hiểu ở cữ là gì, mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy những điều cần tránh trong khoảng thời gian này, đó là:
- Tránh mang những vật nặng, tập thể dục cường độ cao,… nhất là đối với sản phụ sinh mổ. Sản phụ sau sinh không chỉ phải chịu đau đớn ở vết rạch, vết khâu mà còn kèm theo bị đau lưng và đau hông, nếu vận động mạnh thì sẽ khiến vết thương khó hồi phục và cũng không đảm bảo sức khỏe.
- Hạn chế việc lên xuống cầu thang.
- Kiêng quan hệ vợ chồng đến khi vết mổ hoặc vết khâu đã lành hoàn toàn.
- Không thụt rửa âm đạo, không sử dụng cốc nguyệt san hoặc tampon trong 4-6 tuần sau khi sinh.
- Tránh uống các loại đồ uống có cồn hoặc chất kích thích vì những chất này có thể đi vào cơ thể em bé nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.
- Tránh việc ăn uống thiếu chất, kiêng khem quá nhiều. Sau sinh mẹ không nên áp dụng chế độ ăn kiêng hà khắc để nhanh chóng lấy lại vóc dáng, điều này sẽ làm cơ thể mẹ chậm hồi phục, suy nhược và còn giảm chất lượng sữa cho con bú.
- Không nên ăn mặn. Vì giai đoạn sau sinh hầu hết sản phụ đều bị tăng huyết áp tạm thời và nếu sau 3 tháng huyết áp không trở về bình thường thì sản phụ có nguy cơ mắc cao huyết áp. Vì vậy, để ổn định lại huyết áp nhanh chóng và phòng ngừa nguy cơ cao huyết áp, sản phụ không nên ăn quá mặn.
- Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức để phòng tránh nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.
- Kiêng tắm bằng nước lạnh hoặc đi bơi. Vì sau sinh phụ nữ thường bị giảm khí huyết nên rất dễ cảm lạnh.
Những điều không nên làm khi ở cữ
Những thắc mắc thường gặp về ở cữ
Sau khi sinh là thời điểm sức khoẻ của mẹ trở nên yếu hơn, hệ miễn dịch cũng chưa hoàn toàn phục hồi. Do đó mẹ nên hạn chế ra ngoài để tránh các tác nhân như gió, nước mưa, virus, vi khuẩn tấn công ảnh hưởng tới khả năng hồi phục của mẹ.
Để sữa mẹ đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, mẹ cần tăng khẩu phần ăn hàng ngày với đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng, uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Hơ than nóng: Đây là quan niệm gây nhiều tranh cãi. Trải qua quá trình nghiên cứu chuyên sâu, y học hiện đại đã kết luận việc nằm than gây nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ sau sinh. Quá trình than cháy sẽ sinh ra khí CO2, mẹ hít phải nhiều có khả năng dẫn đến ngộ độc. Nếu đốt than trong phòng kín thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con.
- Kiêng tắm gội: Sau sinh là thời điểm cơ thể mẹ tiết ra nhiều mồ hôi và sản dịch, nếu không vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh sinh sôi.
- Kiêng ra gió: Quan niệm kiêng ra gió sau sinh để tránh bị phong thấp tuy hợp lý nhưng chỉ đúng với những loại gió độc, gió sương lạnh vào sáng sớm hoặc đêm khuya. Mẹ sau sinh không cần phải vì kiêng gió hoàn toàn mà sinh hoạt trong không gian bí bách, thay vào đó hãy để phòng ốc được thoáng khí, và đón ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn cung cấp cho mẹ về Ở cữ là gì và những kinh nghiệm ở cữ chuẩn khoa học. Hi vọng qua bài viết này mẹ sẽ bỏ túi cho mình nhiều kiến thức hữu ích. Nếu mẹ còn thắc mắc hay có những kinh nghiệm hay về chủ đề này, hãy chia sẻ với FELISA MOMSPA nhé.
Yang X, Qiu M, Yang Y, Yan J, Tang K. Maternal postnatal confinement practices and postpartum depression in Chinese populations: A systematic review. PLoS One. 2023 Oct 30;18(10):e0293667. doi: 10.1371/journal.pone.0293667. PMID: 37903136; PMCID: PMC10615300. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/37903136/
Xin JKY, Shian GY, Han TT, San WTW. Experiences of postpartum Chinese women undergoing confinement practices: A qualitative meta-synthesis. Int J Nurs Pract. 2024 Feb 20:e13251. doi: 10.1111/ijn.13251. Epub ahead of print. PMID: 38379023. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/ijn.13251
Jennings B, Edmundson M. The postpartum period: after confinement: the fourth trimester. Clin Obstet Gynecol. 1980 Dec;23(4):1093-103. doi: 10.1097/00003081-198012000-00013. PMID: 7004696. https://journals.lww.com/clinicalobgyn/citation/1980/12000/the_postpartum_period__after_confinement__the.13.aspx
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi