Bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên sâu, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm đầy sẹo rỗ. Vậy khi trị sẹo rỗ kiêng ăn gì để đạt hiệu quả tốt nhất? Bài viết này liệt kê cho bạn danh sách những thực phẩm cần tránh trong khi điều trị sẹo rỗ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ.
Mục lục
Tìm hiểu chung về sẹo rỗ
Sẹo rỗ hình thành do di chứng của các loại mụn ăn sâu dưới da không được xử lý kịp thời, hoặc các loại bệnh để lại sẹo như thủy đậu,… Những tác nhân này khiến nang lông trên bề mặt da bị tổn thương, không còn khả năng sản sinh Elastin và Collagen để tái tạo lại hàng rào da. Từ đó, khiến da xuất hiện các vết lõm sâu với nhiều kích thước có thể thấy được bằng mắt thường.
Sẹo rỗ là một vấn đề da liễu khá phổ biến, khiến nhiều người mất tự tin vì những vết lõm trên da. Tuy nhiên, vấn đề sẹo rỗ có thể được cải thiện nhờ các phương pháp điều trị bằng công nghệ kết hợp chế độ ăn uống hợp lý. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Ăn uống đúng cách khi điều trị sẹo rỗ đem lại lợi ích gì?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục sẹo rỗ nên vô cùng quan trọng. Nếu bạn ăn uống không kiêng cữ có thể để lại sẹo lồi trên da hoặc hoặc các vết sẹo không được làm đầy hiệu quả. Ngược lại bạn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ nhanh chóng hồi phục.
Sau đây là lợi ích khi bạn ăn uống đúng cách trong quá trình điều trị.
- Kích thích sản sinh tế bào, tái tạo lại làn da: Khi điều trị sẹo, nếu bạn tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng khoa học thì sẽ hỗ trợ các vết sẹo nhanh chóng phục hồi. Những thực phẩm bổ sung collagen và elastin thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào, làm đầy các vết sẹo rỗ hiệu quả.
- Tăng tính thẩm mỹ cho da: Một chế độ ăn cân bằng sẽ giúp da đều màu, giảm thiểu tình trạng thâm sạm sau khi điều trị.
- Chống viêm và kháng khuẩn: Những vết thương trong quá trình hồi phục sau điều trị rất dễ bị nhiễm khuẩn và gây viêm da. Vì vậy, chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp làn da tăng cường đề kháng chống lại sự viêm nhiễm. Bổ sung các chất dinh dưỡng chứa vitamin tổng hợp A, C giúp da tăng cường chống oxy hóa, ngăn chặn các vi khuẩn gây hại cho vết thương.
Trị sẹo rỗ kiêng ăn gì?
Theo kinh nghiệm dân gian và một số nghiên cứu, việc hạn chế một số loại thực phẩm nhất định có thể hỗ trợ cho quá trình phục hồi da bị sẹo. Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin tham khảo, không phải là một quy tắc cứng nhắc. Vì mỗi người có một cơ địa khác nhau nên việc điều chỉnh chế độ ăn cần được thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có những lời khuyên cụ thể và phù hợp nhất với tình trạng da của bạn.
Rau muống
Ăn rau muống được cho là thúc đẩy nhanh chóng tiến trình làm đầy các tế bào da dẫn đến việc hình thành sẹo lồi trên bề mặt da. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, vết sẹo lồi sẽ không bao giờ biến mất nên bạn rất cần hạn chế ăn rau muống. Không chỉ trong quá trình điều trị sẹo rỗ mà điều trị bất kì vết thương nặng nào trên người cũng nên hạn chế.
Thịt gà có da
Trị sẹo rỗ kiêng ăn gì? Thịt gà chính là cái tên tiếp theo. Bạn có thể ăn ít thịt gà nhưng nên hạn chế ăn da vì có một số quan niệm cho rằng ăn da gà sẽ khiến vết thương sưng tấy và mưng mủ. Dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng thịt gà gây ảnh hưởng đến vết sẹo nhưng nếu trường hợp này xảy ra và bạn không biết cách hồi phục thì vết thương có nguy cơ biến thành sẹo lõm.
Thịt bò
Thịt bò là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể. Nhưng thịt bò cũng có cơ chế tương tự rau muống, nếu bạn ăn thịt bò trong quá trình điều trị sẹo cũng khiến các vết thương hình thành sẹo lồi.
Các chất kích thích
Trị sẹo rỗ kiêng ăn gì? Nếu bạn thích các đồ uống chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga thì nên loại bỏ chúng trong chế độ ăn uống khi điều trị sẹo. Bởi vì chúng không chỉ làm chậm quá trình phục hồi mà còn có thể khiến sẹo trở nên xấu hơn, thậm chí hình thành sẹo lồi, lõm. Đặc biệt, khi sử dụng các phương pháp điều trị sẹo hiện đại như laser CO2, hiệu quả sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn vẫn tiêu thụ các chất kích thích kể trên.
Thực phẩm có thể gây dị ứng và kích ứng
Nếu ăn phải những thức ăn dễ gây dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách gây viêm, khiến vết thương lâu lành và thậm chí còn để lại sẹo xấu hơn. Ngoài ra, các loại thực phẩm gây kích ứng da cũng có thể làm tình trạng da trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Một số thực phẩm cần kiêng bao gồm:
- Trứng gà: Có thể gây dị ứng như nổi mẩn đỏ, gây ngứa da nên nếu bạn dị ứng với trứng gà thì nên kiêng ăn trong quá trình điều trị sẹo rỗ.
- Các loại hạt có dầu chứa rất nhiều dưỡng chất hỗ trợ quá trình điều trị sẹo nhưng cũng có một số hạt có thể khiến bạn dị ứng như đậu phộng.
- Nếu bạn bị dị ứng với các loại hải sản có vỏ như tôm, cua,… thì nên kiêng trong quá trình điều trị sẹo.
Thực phẩm cay nóng
Dùng thực phẩm cay, nóng trong quá trình điều trị sẹo cũng có thể khiến các vết sẹo sâu hơn và khó hồi phục do các sợi collagen bị tổn thương. Vì vậy các bạn nên hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng để vết thương nhanh lành.
Điều trị sẹo rỗ nên ăn gì?
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề trị sẹo rỗ kiêng ăn gì thì trị sẹo rỗ nên ăn gì cũng là điều cần lưu ý. Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết khi điều trị sẹo rỗ sẽ giúp da nhanh chóng phục hồi, giảm thiểu sẹo và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống chỉ là một phần trong quá trình điều trị, bạn cần phải kết hợp với các chỉ định của bác sĩ.
Thực phẩm chứa nhiều protein
Nên bổ sung các thực phẩm giàu protein như hải sản, trứng, thịt, sữa, các loại hạt và đậu,… Vì hấp thu protein giúp kích thích quá trình sản sinh Elastin, collagen, hỗ trợ tái tạo lại các tế bào mới, làm đầy các vết sẹo sau khi trải qua quá trình làm tổn thương để khôi phục bề mặt da.
Thực phẩm bổ máu
Máu có nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể, sự tuần hoàn máu sẽ vận chuyển các chất dinh dưỡng như protein, khoáng chất và oxy để nuôi dưỡng cơ thể, sản sinh ra các tế bào mới. Hơn thế nữa, trong máu có các bạch cầu rất quan trọng trong hệ miễn dịch vì chúng thực hiện chống lại vi khuẩn trên các vết thương hở, ngăn ngừa nhiễm trùng da và làm sạch vùng da bị thương tổn.
Bổ sung các chất sắt, axit folic và vitamin B12 có nhiều trong gan, trứng, sữa và rau xanh đậm sẽ giúp bạn bổ máu hiệu quả.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C, một dưỡng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh và tươi trẻ. Với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin C bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hóa da. Không chỉ vậy, vitamin C còn kích thích sản sinh collagen, giúp da săn chắc, đàn hồi và làm mờ các vết thâm, sẹo.
Để bổ sung vitamin C hiệu quả, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống giàu trái cây họ cam quýt, các loại hạt và thực phẩm giàu protein.
Hậu quả nếu ăn uống sai cách khi điều trị sẹo rỗ
Sau quá trình điều trị sẹo rỗ nếu bạn không kiêng cữ đồ ăn cần thiết và không tuân theo các quy định của bác sĩ thì tình trạng sẹo rỗ sẽ tệ hơn cả lúc trước khi điều trị sẹo. Vết sẹo có khả năng sẽ tái phát sau 1 đến 2 tháng, thậm chí còn trở nên lớn hơn và gây nên lở loét. Vì vậy hãy chăm sóc da cẩn thận và thực hiện chế độ ăn uống khoa học để khôi phục vết thương nhanh chóng.
Qua bài viết trên Felisa mong rằng đã hỗ trợ bạn biết được câu trả lời cho vấn đề “Trị sẹo rỗ kiêng ăn gì” và tránh được các sự cố không đáng có xảy ra trong quá trình điều trị sẹo rỗ. Nếu bạn gặp phải vấn đề khác thường gì trên da trong quá trình điều trị sẹo rỗ dù đã kiêng những loại thực phẩm cần thiết thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi