Vì sao bạn stress khi mang thai?

stress là gì
BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Mang thai là một hành trình bạn trải qua những thay đổi về thể chất và tinh thần. Về mặt tích cực, bạn trở nên khỏe mạnh hơn và cảm thấy hạnh phúc khi đón nhận vai trò làm mẹ. Ngược lại, một số phụ nữ lại cảm thấy stress khi mang thai. Song hành với chăm sóc sức khỏe thể chất, những mẹ bầu bị stress cần được hỗ trợ về sức khỏe tinh thần. 

Trong bài viết này, FELISA sẽ chia sẻ những nguyên nhân và yếu tố tác động khiến bạn cảm thấy stress khi mang thai. 

Stress là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), stress được định nghĩa là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng về tinh thần do một tình huống khó khăn gây ra. Đây là một phản ứng tự nhiên của con người khiến bạn phải giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống của mình. Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, cách bạn phản ứng với căng thẳng tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe.

Mang thai được xem là một thời kỳ chuyển đổi quan trọng với phụ nữ. Những tác động xấu của stress gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy, bạn cần hiểu những yếu tố nào thúc đẩy stress khi mang thai. 

Thay đổi về thể chất

Mẹ bầu bị stress vì ốm nghén, mệt mỏi và mất ngủ

Dưới sự ảnh hưởng của nội tiết làm cơ thể bạn thay đổi đáng kể so với bình thường. Trong tam cá nguyệt đầu, phần lớn mẹ bầu trải qua ốm nghén và mệt mỏi. Thậm chí tình trạng ốm nghén kéo dài đến tam cá nguyệt thứ hai hoặc đến lúc sinh. Việc này khiến cho cơ thể mẹ bầu liên tục uể oải và thiếu năng lượng. 

Ngoài ra, em bé càng phát triển làm tử cung chèn ép lên bàng quang và thắt lưng của bạn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu đêm, đau lưng và mất ngủ. Nếu mất ngủ diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng lên tâm trạng và cảm xúc của bạn. Bạn sẽ cảm thấy tâm trạng bồn chồn, bất an và dễ cáu gắt hơn. Khi các tình trạng trên kéo dài thì nguy cơ mẹ bầu bị stress càng nặng. 

Thay đổi thể chất khi mang thai
Hình 1 – Stress khi mang thai do thay đổi về thể chất

Stress khi mang thai xuất phát từ nỗi mặc cảm về ngoại hình

Thay đổi về ngoại hình là điều khó tránh khỏi khi mang thai. Một số bạn cảm thấy cơ thể đầy đặn và làn da tươi trẻ hơn so với trước khi mang thai. Một số ít cảm thấy tự ti vì tăng cân quá nhiều, da nổi mụn, sạm nám và rạn da. 

Đối diện với sự thay đổi ngoại hình, bạn có thể cảm thấy mặc cảm và không dám giao tiếp với người khác. Đồng thời, tâm lý sợ hãi quá mức làm bạn không dám áp dụng các biện pháp tập luyện thể dục hoặc chăm sóc da hàng ngày. Lời khuyên cho các mẹ bầu là hãy kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể, vận động nhẹ nhàng và chăm sóc da với các sản phẩm an toàn. 

Mẹ bầu mắc một số bệnh lý trong thai kỳ

Mẹ bầu bị stress có thể xuất phát từ việc lo lắng về tình trạng bệnh lý mắc phải trong thai kỳ. Ví dụ như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, thủy đậu, đa ối… Mặc dù bác sĩ sản khoa đã thăm khám và tư vấn về các bệnh lý, nhưng không ít bạn thường xuyên lo sợ bệnh lý ảnh hưởng tới bé. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể xuất hiện nhiều suy nghĩ tội lỗi và xấu hổ nếu có ảnh hưởng tới thai nhi. 

Thay đổi về tâm lý

Tâm lý giai đoạn đầu mang thai là cảm giác không chắc chắn. Làm quen với những kiến thức mới về thai sản, chăm sóc bản thân và em bé khiến nhiều mẹ bầu rơi vào trạng thái hoang mang. Vì vậy, việc học cách cân bằng cuộc sống và cảm xúc trong giai đoạn này rất quan trọng. Đây là bước khởi đầu cho hành trình trở thành một người mẹ khỏe mạnh.

Đến tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, mẹ bầu mang tâm lý chuẩn bị đón thành viên mới. Giai đoạn thay đổi từ tâm lý không chắc chắn sang hào hứng và sẵn sàng. Tuy nhiên, một số mẹ bầu bị stress và mâu thuẫn trong định hình mối quan hệ với em bé. 

Thay đổi tâm lý khi mang thai
Hình 2 – Mẹ bầu bị stress do thay đổi tâm lý

Tác động từ xã hội

Khó khăn về tài chính gia đình, áp lực công việc và mâu thuẫn trong mối quan hệ là các yếu tố chính khiến mẹ bầu bị stress. Bên cạnh đó, hình mẫu “người mẹ tốt” theo định nghĩa xã hội tạo nên áp lực vô hình trên hành trình làm mẹ. Sự kì vọng của xã hội vào một người mẹ “đảm việc nước, giỏi việc nhà” dường như trở thành một thước đo về sự thành công của người phụ nữ.

Tác động từ xã hội
Hình 3 – Mẹ bầu bi tác động từ xã hội

Lời Kết

Trên đây là những nguyên nhân và yếu tố tác động khiến mẹ bầu cảm thấy stress.  Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc về chăm sóc da trong thai kỳ và sau sinh, quý khách hàng vui lòng liên hệ tư vấn qua Fanpage FELISA MEDISPA hoặc đặt lịch khám trực tiếp với chúng tôi TẠI ĐÂY.

________________________________________________

FELISA MOMSPA: Chăm sóc da chuyên nghiệp & Spa mẹ và bé
  • Địa chỉ: Số 4 đường 24A, Phường 10, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
  • Liên hệ đặt lịch qua Hotline: 0385356115 hoặc Fanpage FELISA MEDISPA
  • Giờ làm việc: 10h – 20h (Từ thứ 2 đến Chủ Nhật)

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)