Sự Phát Triển Và Các Cột Mốc Quan Trọng Của Bé 2 Tháng Tuổi

sự phát triển và các cột mốc quan trọng của bé 2 tháng tuổi
BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Chào mừng em bé 2 tháng tuổi! Bạn đang quen với vai trò cha mẹ của một em bé đáng yêu chưa? Bạn còn lo lắng vì những cữ bú và giấc ngủ của con không? Dù thế nào đi nữa, sự nỗ lực của bạn đền đáp bằng một em bé đang mở mắt tròn xoe và cười với bạn mỗi ngày.

Mặc dù 2 tháng là khoảng thời gian rất thú vị nhưng không phải là không có thử thách. Hiện giờ bé vẫn có thể bị đau bụng và quấy khóc vào buổi tối. Trong bài viết bên dưới, cha mẹ hãy cùng xem bé có thể làm được những gì khi được hai tháng tuổi. Đồng thời hiểu thêm về nhu cầu của bé về bú sữa, giấc ngủ và chăm sóc bé.

Khái niệm cơ bản về chăm sóc bé 2 tháng tuổi

Khi bé bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm và bắt đầu có thói quen ngủ buổi trưa, bạn sẽ thắc mắc vài câu hỏi về chăm sóc giấc ngủ của bé. Một trong số câu hỏi là về cách thức và thời điểm sử dụng núm vú giả và thời gian quấn tã cho bé.

Núm vú giả

Không phải tất cả trẻ sơ sinh đều thích núm vú giả, nhưng nếu bé thích thì đó là một công cụ hữu ích khi bé đi ngủ. Trên thực tế, Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị sử dụng núm vú giả trong vài tháng đầu đời để bảo vệ trẻ khỏi Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS).

Tuy nhiên, không nên sử dụng núm vú giả để thay thế việc cho bé bú. Đồng thời, bạn cần vệ sinh núm vú giá theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tránh treo ở môi trường bên ngoài hoặc đặt sẵn trong cũi. Điều quan trọng là núm vú giả của bé phải được giữ sạch, tiệt trùng để tránh bé bị nhiễm bệnh.

Quấn bé

AAP coi việc quấn bé là một phương pháp an toàn nếu được thực hiện đúng cách. Điều quan trọng là để tránh loạn sản khớp háng của bé, bạn cần tránh quấn bé quá chặt. AAP khuyến cáo rằng khi em bé có thể nằm sấp, bạn nên ngừng quấn bé. Cột mốc quan trọng này xảy ra vào khoảng hai tháng.

Sự phát triển của bé 2 tháng tuổi

Em bé 2 tháng tuổi sẽ tương tác nhiều hơn và sẽ mỉm cười khi nghe giọng nói của bạn. Càng ngày bé sẽ mỉm cười đáp lại. Bạn có thể nhận thấy bé  mỉm cười khi nhìn thấy khuôn mặt của bạn, khi bé nghe âm thanh vui nhộn hoặc khi bạn đọc hoặc hát cho bé nghe.

Không chỉ vậy, em bé cũng “nói nhiều” hơn bao giờ hết. Nhiều bé rất thích thú thủ thỉ, ríu rít với cha mẹ hoặc người chăm sóc chính. Sự phát triển nổi bật nhất ở hai tháng tuổi là khả năng phát âm.

Ngoài ra, như những tuần tuổi trước, bé cũng giao tiếp bằng cách tiếng khóc. Đây có thể là lý do khiến cha mẹ căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, điều đáng mừng là kỹ năng phân biệt tiếng khóc của bạn tốt hơn hẳn và xác định nhu cầu của bé nhanh chóng hơn.

Bú sữa và cữ bú của bé 2 tháng tuổi 

Khi được 2 tháng, bé bú sữa mẹ có xu hướng bú ít nhất 8 cữ/ngày, thường là nhiều hơn. Một số bé có thể ngủ lâu hơn vào ban đêm, nhưng bé thức dậy và cần bú sữa vào ban đêm.Tuy nhiên, lịch bú của bé có thể điều chỉnh có tổ chức hơn.

Bé bú sữa công thức có cữ bú ít hơn bé bú mẹ, trung bình mỗi cữ bú cách nhau 4 giờ. Mỗi cữ bú của bé khoảng 140 – 170ml vào 2 tháng tuổi. Đừng quá lo lắng nếu cữ bú này không đạt như cữ bú trước. Bạn nên xem xét các dấu hiệu của bé và cho bé ăn nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu của bé.

Lưu ý, không nên sử dụng cách đỡ bình bú. Tức là bạn sử dụng một vật như một tấm chăn gấp để đỡ bình sữa của bé lên để bú “rảnh tay”. Bởi vì hành động này có thể dẫn đến tắc đường thở cũng như tăng nguy cơ viêm tai cho bé.

Giấc ngủ của bé 2 tháng tuổi

Có một số em bé ở độ tuổi này chỉ thức dậy 1-2 lần/đêm và mỗi lần đều ngủ say. Những em bé khác thì thức dậy nhiều hơn và khó ngủ lại sâu giấc. Hiện tại, bé vẫn ngủ khoảng 14-17 giờ mỗi ngày, với thời gian ngủ nhiều hơn vào ban đêm và ít hơn vào ban ngày. Nếu bé ngủ ngon vào ban đêm và tăng cân đều đặn thì cha mẹ không cần thiết đánh thức bé để bú vào ban đêm.

Các cột mốc quan trọng của bé 2 tháng tuổi

Mỗi ngày bạn nhận thấy rằng em bé khỏe mạnh và cứng cáp hơn mỗi ngày. Bé có thể nâng đầu lên 45 độ khi bạn đặt nằm sấp. Bé sẽ bắt đầu di chuyển đầu từ bên này sang bên kia và cũng nhìn xung quanh khi nằm sấp. Bé cũng bắt đầu giơ tay lên về phía mặt bạn.

Để giúp rèn luyện những kỹ năng này và khuyến khích vận động lành mạnh, cha mẹ nên thực hành thời gian cho bé nằm sấp 5-10 phút, tần suất 2-3 lần/ngày. Lưu ý rằng, hãy luôn ở bên cạnh bé khi thực hiện thời gian nằm sấp để hỗ trợ bé kịp thời.

Bé có khả năng tập trung tốt hơn vào các vật thể và con người ở gần. Đồng thời nhìn thấy màu sắc rõ ràng hơn, đặc biệt là các màu sáng. Bé sẽ tập trung vào khuôn mặt của bạn và các vật thể ở gần.

Các mốc quan trong khác của bé vào 2 tháng tuổi, bao gồm:

  • Nhiều phản xạ sơ sinh của bé đã biến mất
  • Chuyển động của bé có chủ đích hơn
  • Bé chủ động đưa tay lên miệng hơn
  • Bé bắt đầu học cách tự xoa dịu bằng cách mút tay hoặc ngón tay
  • Bé bắt đầu vuốt ve các đồ vật và cố gắng cầm những đồ vật nhỏ

Sức khỏe và sự an toàn của bé 2 tháng tuổi

Vào 2 tháng tuổi, em bé sẽ được thăm khám Bác sĩ Nhi khoa và thực hiện tiêm chủng theo Chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng của Bộ Y Tế. Trong lần khám này, bác sĩ sẽ thảo luận về sự tăng trưởng, phát triển của bé và kiểm tra các chỉ số cơ bản của bé để đảm bảo bé đang  khỏe mạnh. Đừng ngại chia sẻ bất cứ điều gì mà cha mẹ ghi chép được với bác sĩ.

Em bé sẽ được tiêm chủng mũi 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, bao gồm: bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng HiB, viêm gan B và bại liệt. Cha mẹ thường cảm thấy lo lắng trước lượng vắc-xin mà bé được tiêm trong lần khám này. Nhưng hãy hiểu rằng, việc tiêm vắc-xin sớm giúp cho bé phòng ngừa các bệnh nguy hiểm và giúp bé có hệ miễn dịch tốt hơn.

Danh mục các bệnh truyền nhiễm và vắc - xin
Danh mục các bệnh truyền nhiễm và vắc – xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng 1
tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm và vắc-xin
Danh mục các bệnh truyền nhiễm và vắc – xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2

Những câu hỏi thường gặp

AAP khuyến nghị sử dụng núm vú giả trong vài tháng đầu để phòng ngừa đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không nên dùng núm vú giả thay thế việc cho bé bú.

Tránh quấn quá chặt để ngăn ngừa loạn sản khớp háng. AAP khuyến cáo ngừng quấn khi bé có thể nằm sấp, thường xảy ra vào khoảng 2 tháng tuổi​​.

Bé 2 tháng tuổi thường ngủ khoảng 14-17 giờ mỗi ngày, ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Nếu bé ngủ ngon vào ban đêm và tăng cân đều, không cần thiết đánh thức bé để bú vào ban đêm​​.

Bé có thể nâng đầu lên 45 độ khi nằm sấp, di chuyển đầu từ bên này sang bên kia, và giơ tay về phía mặt bạn. Bé cũng tập trung tốt hơn vào vật thể và nhận biết màu sắc rõ ràng hơn​​.

Bé sẽ được tiêm chủng mũi 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, bao gồm bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng Hib, viêm gan B, và bại liệt.

Lời kết

Hai tháng tuổi là cột mốc thứ hai của em bé. Sức khỏe thể chất của bé có nhiều sự thay đổi và phát triển nhanh hơn. Đồng thời sức khỏe của mẹ phục hồi bình thường, do đó mẹ cảm thấy có nhiều thời gian hơn để xây dựng tình yêu thương và kết nối với bé.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sự tăng trưởng và phát triển của em bé, vui lòng liên hệ bác sĩ nhi khoa. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình phục hồi sau sinh, vui lòng liên hệ bác sĩ sản phụ khoa hoặc nữ hộ sinh.

Nguồn tham khảo

1. Children’s Health of Orange County. 1-3 Months Old Baby Development. https://www.northwell.edu/find-care/find-a-doctor/pediatrics/dr-roya-samuels-md-11346181
2. Nemours Children’s Health. Your Child’s Development: 2 Months. https://childrenshospital.northwell.edu/
3. American Academy of Pediatrics. Practical Bottle Feeding Tips. https://www.memorialcare.org/providers/gina-l-posner:
4. American Academy of Pediatrics. Checkup Checklist: 2 Months Old. https://www.choc.org/primary-care/ages-stages/1-to-3-months/
5. American Academy of Pediatrics. Pacifiers and Thumb Sucking. https://kidshealth.org/en/parents/development-2mos.html
6. American Academy of Pediatrics. Swaddling: Is it Safe? https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Practical-Bottle-Feeding-Tips.aspx
7. American Academy of Pediatrics. Prevent Child Deaths in Hot Cars. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/Your-Childs-Checkups/Pages/Your-Checkup-Checklist-2-Months-Old.aspx
8. American Academy of Pediatrics. Back to Sleep, Tummy to Play. Updated January 20, 2017. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/crying-colic/Pages/Pacifiers-and-Thumb-Sucking.aspx
9. American Academy of Pediatrics. Checkup Checklist: 2 Months Old. Updated September 14, 2021. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/diapers-clothing/Pages/Swaddling-Is-it-Safe.aspx
10. Centers for Disease Control and Prevention. Important milestones: your baby by two months. Reviewed August 11, 2021. https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/on-the-go/Pages/Prevent-Child-Deaths-in-Hot-Cars.aspx
11. Children’s Health of Orange County. 1-3 Months Old Baby Development. Updated May 1, 2021. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/Back-to-Sleep-Tummy-to-Play.aspx
12. Nemours Children’s Health. Your Child’s Development: 2 Months. Updated January 1, 2021. https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/milestones-2mo.html
13. Nemours Children’s Health. Your Baby’s Growth: 2 Months. Updated January 1, 2019. https://kidshealth.org/en/parents/growth-2mos.html

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)