Tư vấn chuyên môn bài viết
BS. CKI. Tô Văn Vinh
Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Nếu bạn tò mò về những điều mới lạ về em bé 11 tháng tuổi của mình, bài viết bên dưới sẽ cung cấp thêm về cách chăm sóc bé, cột mốc phát triển và tăng trưởng của bé 11 tháng tuổi.
Mục lục
Khái niệm cơ bản về chăm sóc bé 11 tháng tuổi
Phần lớn sự tập trung của bé trong tháng này sẽ là tập đi. Để hỗ trợ các kỹ năng mới của bé, cha mẹ nên để bé tập đi chân trần khi ở trong nhà. Việc đi chân trần giúp bé cảm nhận mặt đất tốt hơn, từ đó luyện tập động tác đi thành thạo hơn.
Không đi giày hoặc dép cũng giúp bé cải thiện khả năng giữ thăng bằng, sức mạnh và khả năng phối hợp. Thậm chí có một số bằng chứng cho thấy việc đi chân trần giúp vòm bàn chân của trẻ phát triển. Các cách khác để khuyến khích bé đi bộ là luyện tập thói quen đi dạo bên ngoài cũng như tăng thời gian của bé ở khu vui chơi trẻ em.
Sự phát triển của bé 11 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, đôi khi cha mẹ sẽ lo lắng vì bé chưa biết đi. Đặc biệt nếu con của bạn bè hoặc họ hàng cùng độ tuổi đang tập đi. Tuy nhiên, các bác sĩ Nhi Khoa chỉ ra rằng sự phát triển của mỗi bé sẽ khác nhau. Một số em bé đã biết đi và một số khác thì chưa. Khi chân của bé khỏe hơn và cơ thể khỏe hơn, bé cũng mạnh dạn và kiểm soát động tác đứng hoặc đi tốt hơn.
Thêm vào đó, bé 11 tháng biết trèo lên đồ vật như bàn, ghế, giường, tủ… Do vậy, cha mẹ cần nhận thức rõ hơn về nguy cơ té ngã. Cha mẹ cần thiết kế và cố định lại các đồ đạc nặng trong nhà để đảm bảo rằng bé không bị vật dụng đè lên người.
Ở độ tuổi này, bé đang tiếp tục xây dựng các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Đồng thời bé đang bắt đầu hiểu nhiều hơn những gì bạn đang nói. Bạn sẽ nhận thấy bé nhìn vào đồ vật bạn chỉ vào. Và bé ngày càng có ý thức về cách sử dụng đồ vật chải tóc bằng lược hay áp điện thoại vào tai.
Dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi
Hiện tại, em bé có thể đã ăn ba bữa mỗi ngày kết hợp với sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Đây là thời điểm bạn cân nhắc cho bé ăn cùng gia đình. Việc ăn cùng các thành viên gia đình giúp bé học hỏi cách cầm thức ăn, nói chuyện và tương tác với nhau. Từ đó, giúp bé có thêm sự hào hứng chờ đợi đến giờ ăn để trò chuyện cùng cả nhà.
Ngoài ra, bé nhặt thức ăn tốt hơn và thậm chí cố gắng sử dụng thìa và cốc. Nhiều bé tập ăn bằng tay, tập cầm các vật dụng ăn như thìa, cốc và phối hợp đưa thức ăn vào miệng. Cha mẹ cần thêm lưu ý kích thước thức ăn khi chế biến cho bé. Hạn chế chế biến các thức ăn tròn và trơn vì có nguy cơ hóc hoặc nghẹn cho bé. Đồng thời, bé nên được ngồi một chỗ khi ăn và có sự giám sát.
Về lượng thức ăn, cha mẹ cần để bé xác định xem bé muốn ăn bao nhiêu vào một thời điểm nhất định. Bạn vẫn nên tiếp tục giới thiệu các loại thức ăn đa dạng cho bé. Tuy nhiên nếu bé không thích một món nào đó, hãy tiếp tục giới thiệu món khác và thử lại món bé không thích vào lần tiếp theo. Điều này giúp cho không khí bữa ăn vui vẻ và hào hứng với bé.
Giấc ngủ của bé 11 tháng tuổi
Hiện tại, bé đang ngủ suốt đêm và bắt đầu chuyển sang ngủ một giấc vào ban ngày. Một số em bé quá hào hứng khám phá và bỏ qua giấc ngủ ban ngày. Điểm quan trọng là cha mẹ cần tuân thủ lịch trình sinh hoạt và lịch ngủ đều đặn của bé. Bé 11 tháng vẫn cần ngủ 14 giờ mỗi ngày để phát triển trí não và thể chất.
Một số trường hợp khác, bé trở nên quấy khóc, khó chịu và mất ngủ do sự tăng trưởng vượt bậc hoặc do mọc răng. Cha mẹ cần tạo không gian thoải mái và hỗ trợ bé tự ngủ trở lại.
Các cột mốc quan trọng của bé 11 tháng tuổi
Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng vận động tinh lại tiếp tục là chủ đề trong tháng này. Vì vậy, bạn sẽ nhận thấy bé trở nên năng động và giao tiếp rõ ràng hơn.
Ở tuổi này, cho dù bé đang bò, trườn hay đi, điều quan trọng bé cần có khả năng di chuyển từ điểm này sang điểm khác. Một số em bé thể hiện các kỹ năng bổ sung khi di chuyển và thực hiện các động tác độc lập hơn như đứng thẳng mà không cần trợ giúp hoặc bước một hoặc hai bước đầu tiên. Mặt khác, một số bé còn lại đang cải thiện kỹ năng bò.
Khi được 11 tháng, bé giao tiếp theo nhiều cách khác nhau. Ngoài việc nói một hoặc hai từ, bé sử dụng tay nhiều hơn để giao tiếp. Tuy nhiên, cha mẹ đừng lo lắng nếu bé chưa nói được từ nào. Bé chỉ đang luyện tập và hoàn thiện dần khả năng phát âm. Bé cũng đang rèn luyện các kỹ năng vận động tinh của mình. Ví dụ, một số bé sẽ hoàn thiện khả năng cầm nắm bằng gọng kìm.
Ngoài ra, bé thường sử dụng cử động của tay để truyền đạt mong muốn và nhu cầu của mình. Bé sẽ phản ứng với những hướng dẫn đơn giản cũng như đưa tay ra để được bế và chỉ cụ thể vào đồ vật.
Một số cột mốc khác của bé 11 tháng tuổi:
- Ném đồ vật
- Đứng yên trong vài giây
- Tìm đồ chơi khi giấu dưới cốc
- Ê a theo các bài hát
- Hòa mình vào âm nhạc
Sức khỏe và sự an toàn của bé 11 tháng tuổi
Bây giờ bé đã di chuyển linh hoạt và thành thạo hơn. Nếu bạn chưa bảo vệ đồ vật trong nhà, đây là lúc bạn cần thực hiện ngay. Có một số nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới bé như té ngã, nuốt phải chất độc hại hoặc vẩy nước vào ổ cắm.
Việc té ngã xảy ra khá thường xuyên khi bé tập đi. Đặc biệt, bé có nguy cơ té ngã ở cầu thang. Do vậy, cha mẹ cần đặt cổng chắn ở cầu thang và cửa ra vào. Đồng thời hạn chế sử dụng xe tập đi tròn cho bé. Ngoài ra, ngộ độc và ngạt đường thở là nguy cơ lớn ở độ tuổi này. Bé có thể cho mọi thứ vào miệng, vì vậy cha mẹ và người chăm sóc cần đảm bảo không đặt các đồ vật nhỏ trong tầm tay bé.
Đối với một số bé bị ốm, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen cho bé mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, bé cần sử dụng liều lượng thuốc theo cân nặng và độ tuổi. Do vậy, việc tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến nguy cơ quá liều và ngộ độc thuốc.
Những câu hỏi thường gặp
Bé 11 tháng tuổi thường tập trung vào kỹ năng vận động như bò, trườn và thử đứng một mình. Bé cũng có thể bắt đầu thử những bước đi đầu tiên với sự hỗ trợ, và cha mẹ nên tạo môi trường an toàn cho bé khi tập luyện. Bé 11 tháng tuổi đang phát triển ngôn ngữ và có thể hiểu nhiều từ hơn. Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với bé, chỉ vào các đồ vật và mô tả chúng. Điều này giúp bé học cách sử dụng và hiểu ngôn ngữ. Bé 11 tháng tuổi thường ăn ba bữa chính kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cha mẹ nên bắt đầu giới thiệu thêm nhiều loại thức ăn, giúp bé làm quen với việc ăn cùng gia đình và phát triển kỹ năng ăn uống độc lập. Bé 11 tháng tuổi thường ngủ suốt đêm và có thể ngủ một giấc vào ban ngày. Cha mẹ cần tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn và tạo môi trường ngủ thoải mái để hỗ trợ sự phát triển của bé. Bé 11 tháng tuổi di chuyển nhiều hơn và tò mò, do đó cha mẹ cần đảm bảo môi trường an toàn, hạn chế các nguy cơ té ngã và nuốt phải đồ vật nhỏ. Cha mẹ cũng cần chú ý đến việc sử dụng thuốc cho bé dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Lời kết
Đến tháng thứ 11, bé phát triển vượt bậc hơn so với tháng trước. Đây là khoảng thời gian quý báu để giúp bé phát triển vận động, ngôn ngữ và nhận biết thế giới xung quanh. Vì thế, cha mẹ cần sắp xếp nhiều thời gian để tương tác và thấu hiểu bé nhiều hơn.
1. Washington University. Developmental milestones table. https://depts.washington.edu/dbpeds/Screening%20Tools/Devt%20Milestones%20Table%20%28B-6y%29%20PIR%20%28Jan2016%29.msg.pdf Nguồn tham khảo
2. Stanford Children’s Health. Infant sleep. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-sleep-90-P02237
3. Stanford Children’s Health. Feeding guide for the first year. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=feeding-guide-for-the-first-year-90-P02209
4. Centers for Disease Control and Prevention. Clinical growth charts. https://www.cdc.gov/growthcharts/clinical_charts.htm
5. Dallacker M, Hertwig R, Mata J. The frequency of family meals and nutritional health in children: a meta-analysis. Obes Rev. 2018;19(5):638-653. doi:10.1111/obr.12659 https://doi.org/10.1111/obr.12659
6. American Academy of Pediatrics. Where we stand: Fruit juice. https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/Where-We-Stand-Fruit-Juice.aspx#:~:text=%E2%80%8BThe%20American%20Academy%20of,amounts%20of%20juice%20each%20day.
7. American Academy of Pediatrics. Baby’s first tooth: 7 facts parents should know. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/teething-tooth-care/Pages/Babys-First-Tooth-Facts-Parents-Should-Know.aspx
8. Hollander K, de Villiers JE, Sehner S, et al. Growing-up (habitually) barefoot influences the development of foot and arch morphology in children and adolescents. Sci Rep. 2017;7(1):8079. doi:10.1038/s41598-017-07868-4. https://doi.org/10.1038/s41598-017-07868-4
9. American Academy of Pediatrics. Language development: 8 to 12 months. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Language-Development-8-to-12-Months.aspx
10. Nemours Kids Health. Your child’s checkup: 1 year (12 months). https://kidshealth.org/en/parents/checkup-1-yr.html
11. American Academy of Pediatrics. Recommended drinks for young children ages 0-5. https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/Recommended-Drinks-for-Young-Children-Ages-0-5.aspx
12. American Academy of Pediatrics. Why formula instead of cow’s milk? https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/formula-feeding/Pages/Why-Formula-Instead-of-Cows-Milk.aspx
13. Ablewhite J, Mcdaid L, Hawkins A, et al. Approaches used by parents to keep their children safe at home: a qualitative study to explore the perspectives of parents with children aged under five years. BMC Public Health. 2015;15:983. doi:10.1186/s12889-015-2252-x. https://doi.org/10.1186/s12889-015-2252-x
14. American Academy of Pediatrics. Physical appearance and growth: 8 to 12 Months. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Physical-Appearance-and-Growth-8-to-12-Months.aspx
15. Dallacker M, Hertwig R, Mata J. The frequency of family meals and nutritional health in children: a meta-analysis. Obes Rev. 2018;19(5):638-653. doi:10.1111/obr.12659. https://doi.org/10.1093/pch/17.10.561
16. Dosman CF, Andrews D, Goulden KJ. Evidence-based milestone ages as a framework for developmental surveillance. Paediatrics & Child Health. 2012;17(10):561-568. doi:10.1093/pch/17.10.561. https://doi.org/10.2106/JBJS.17.00851
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi