Tư vấn chuyên môn bài viết
BS. CKI. Tô Văn Vinh
Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Đây là khoảng thời gian thú vị trong cuộc sống của cha mẹ và bé bởi vì nhiều sự thay đổi đáng ngạc nhiên trong thời gian ngắn. Trong bài viết dưới đây, cha mẹ hãy cùng xem cần chú ý gì khi chăm sóc bé và có điều gì mới về những cột mốc tăng trưởng, phát triển của bé trong tháng thứ 10.
Mục lục
Khái niệm cơ bản về chăm sóc bé 10 tháng tuổi
Một trong những cách quan trọng nhất và thú vị nhất để chăm sóc bé ở tháng thứ 10 là thông qua vui chơi. Phần lớn những gì bé đang học hiện nay là thông qua vui chơi và khám phá, đặc biệt nếu bạn đang chơi và giao tiếp với bé. Bé học cách hòa nhập với môi trường, cách yêu thương, ý nghĩa của sự tin tưởng. Đồng thời phát triển và trau dồi các kỹ năng thể chất của mình.
Vào tháng thứ 10, một số bé đã được làm quen với nhà trẻ. Do vậy bé có thể bị mắc các bệnh liên quan đến virus với các triệu chứng như sốt, ho, chảy nước mũi, chán ăn, sụt cân… Trên thực tế, phần lớn bé bị ốm liên tục khi vừa đi nhà trẻ. Vì thế, cha mẹ cần nắm một số nguyên tắc về chăm sóc bé khi bị ốm, đồng thời tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ.
Triệu chứng có thể khiến cha mẹ lo lắng nhất đó là sốt. Giai đoạn này trung tâm điều nhiệt của bé chưa ổn định, nên bé có thể sốt cao. Tuy nhiên, độ cao của cơn sốt không đồng nghĩa với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, chườm mát và cho bé uống thuốc hạ sốt (khi được bác sĩ hướng dẫn).
Sự phát triển của bé 10 tháng tuổi
Trong tháng thứ mười, bé đang chuẩn bị tập đi. Bé cũng đang hoàn thiện một số kỹ năng cho việc đi đứng và vận động. Ngoài ra, bộ não của bé đang phát triển và tiếp thu thông tin rất tốt từ môi trường xung quanh. Vì thế, bạn nên tận dụng khoảng thời gian quý báu này để trò chuyện và giải thích cho bé về những điều diễn ra hằng ngày. Bạn có thể trò chuyện với bé về tất cả mọi điều từ cách thay tã, mặc quần áo hoặc giới thiệu món ăn và các điểm tham quan khi đi dạo. Bé sẽ chăm chú lắng nghe và tương tác với bạn. Từ đó giúp cho khả năng ngôn ngữ của bé phát triển mạnh mẽ hơn.
Bạn cũng nên tiếp tục khuyến khích bé phát triển kỹ năng vận động thô và tinh bằng cách cung cấp đồ chơi giúp bé cầm nằm hoặc bằng cách dắt bé đi hoặc nắm tay khi bé đứng.
Dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi
Bé có thể đã thành thạo cầm thức ăn bằng tay. Ngoài ra, một số bé đã thử nhiều loại thực phẩm có mùi vị đa dạng và kết cấu khác nhau. Bé ăn được hầu hết thực phẩm trừ mật ong và sữa nguyên chất.
Về lượng thức ăn và sữa của bé, các hướng dẫn dinh dưỡng chỉ ra bao gồm khoảng 600-700ml sữa công thức, 3-4 cữ bú mỗi ngày. Bé nên được ăn 2-4 loại trái cây mỗi ngày, 2-4 loại rau, 2-3 loại thực phẩm giàu protein cũng như một số loại tinh bột.
Một số bé thích ăn thức ăn đặc hoặc rắn nhiều hơn. Trong khi một số bé lại thích thức ăn lỏng như cháo, súp,… Do vậy, ngoài giới thiệu món ăn, bạn cần thích nghi với sở thích ăn uống của bé. Và đừng tự quy định hay ép bé ăn quá mức.
Vì lý do này, nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên cho bé ăn đa dạng thay vì cố gắng cho trẻ ăn những thực phẩm đã xác định trước. Ngoài ra, hiện nay bé đang ăn ba bữa một ngày và hãy cho bé ăn cùng với gia đình. Điều này đặt nền tảng tốt cho sự tương tác của bé và giúp bé hào hứng ăn uống hơn.
Khi được 10 tháng tuổi, hầu hết bé trai nặng khoảng 8-9kg, trong khi bé gái nặng trung bình 7,5-8kg.
Giấc ngủ của bé 10 tháng tuổi
Một số bé vẫn ngủ hai giấc mỗi ngày trong khi những bé khác đang trong quá trình chuyển sang ngủ một giấc mỗi ngày. Bất kể bé ngủ bao nhiêu giấc, trung bình bé cần ngủ 14 giờ mỗi ngày.
Hầu hết bé ở độ tuổi này đều có khả năng ngủ suốt đêm. Tuy nhiên, những nguyên nhân như bị bệnh, mọc răng, lo lắng xa cách cha mẹ và tốc độ tăng trưởng đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Vì vậy, nếu bé đang ngủ suốt đêm và đột nhiên thức giấc trở lại, bạn cần kiểm tra xem vấn đề bé đang gặp phải. Nếu tình trạng thức giấc vẫn tiếp tục xảy ra và bạn không biết phải làm gì, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.
Nếu con bạn không có vấn đề gì và bạn luôn tuân theo thói quen đi ngủ và cho con đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm thì đây là tín hiệu tốt cho sự đảm bảo về giấc ngủ của bé.
Những cột mốc quan trọng của bé 10 tháng tuổi
Bé 10 tháng tuổi thường sẽ bước đi khi bạn nắm cả hai tay. Bé cũng bắt chước âm thanh, phản ứng với từ “không” và có thể nói một vài từ. Bé sử dụng tay tốt hơn, điều đó có nghĩa là bé nhặt đồ chơi và đồ vật dễ dàng hơn.
Bé có thể sử dụng ngón cái và ngón trỏ để nhặt đồ vật và cho mọi vật vào miệng. Bé vỗ tay hoặc vẫy tay với cha mẹ và người quen. Ngoài ra, khi bạn giấu một món đồ chơi hoặc đồ vật khác, bé sẽ biết rằng đồ chơi đó vẫn tồn tại. Bé cũng biết rằng bạn vẫn tồn tại đâu đó trong nhà ngay cả khi bạn không ở cạnh bé.
Nhìn chung, miễn là bé di chuyển xung quanh môi trường, sử dụng tay và bập bẹ, bạn không cần phải lo lắng. Thậm chí khi bạn cảm thấy bé hơi chậm hơn bạn bè hoặc anh chị em. Hãy nhắc nhở bản thân rằng mỗi em bé phát triển theo tốc độ riêng và các cột mốc quan trọng không phải là những quy tắc cứng nhắc.
Một lỗi hầu hết cha mẹ mắc phải đó là luôn có xu hướng so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Điều này không phù hợp. Bởi vì thông thường, nếu bé chậm ở một việc nào đó thì chúng sẽ phát triển nhanh ở khía cạnh khác. Và việc chậm hơn một chút so với các mốc thường chưa phản ảnh bất cứ điều gì trong tương lai.
Một số cột mốc khác của bé 10 tháng tuổi:
- Nắm tay bạn và đi từng bước nhỏ
- Thể hiện sự tò mò và khám phá cách mọi thứ hoạt động
- Hiểu các cụm từ hoặc yêu cầu một từ đơn giản
- Biết vẫy tay chào tạm biệt cha mẹ và những người quen thuộc (ông bà, anh chị em)
- Hành vi “tạm biệt” cha mẹ và anh chị em
- Nhìn và phản ứng lại khi được gọi tên
- Uống nước từ cốc dành riêng cho bé
- Có thể bước một hoặc hai bước
- Đứng lên không cần trợ giúp
- Phát triển các sở thích cụ thể về mùi vị và kết cấu
Sức khỏe và sự an toàn của bé 10 tháng tuổi
Vì bé ở độ tuổi này ngày càng năng động hơn nên bạn sẽ cần một số thói quen để giữ an toàn cho bé. Hãy chú ý dọn dẹp và cất gọn gàng những món ăn dành cho chó hoặc mèo, những loại vitamin trên bàn cà phê hay thậm chí là nơi để rác.
Ngoài ra, bạn nên thận trọng với bất kỳ vùng nước đọng nào. Bể bơi trẻ em bên ngoài, xô lau nhà chứa đầy nước, bát cho chó, nhà vệ sinh…đều có thể gây nguy cơ đuối nước cho bé. An toàn dưới nước rất quan trọng ở độ tuổi này. Do vậy, nếu bạn mở nước vào xô chậu và không giám sát, em bé có thể trèo vào. Bạn nên ở trong phòng tắm khi nước đang chảy và đổ nước ngay khi tắm xong.
10 tháng tuổi cũng là thời điểm tốt để kiểm tra ghế ngồi ô tô của bé. Từ đó giúp đảm bảo chiều dài của bé vẫn vừa với ghế ô tô cho trẻ em. Nếu cân nặng và chiều dài của bé vượt so với ghế ô tô ban đầu, bạn nên đổi chiếc ghế mới phù hợp hơn với bé.
Những câu hỏi thường gặp
Bé 10 tháng thường bắt đầu tập bò vịn và chuẩn bị cho những bước đi đầu tiên. Bé cũng phát triển kỹ năng ngôn ngữ, như bập bẹ và có thể phản ứng với từ “không”. Ngoài ra, bé cải thiện kỹ năng sử dụng tay, ví dụ như cầm đồ chơi và thức ăn. Cha mẹ nên chú ý dọn dẹp và cất các vật dụng nhỏ, như đồ chơi nhỏ hoặc vitamin, để tránh nguy cơ bé nuốt phải. Cần cảnh giác với vùng nước đọng, như bể bơi hoặc xô nước, để tránh nguy cơ đuối nước. Kiểm tra ghế ngồi ô tô cũng quan trọng để đảm bảo an toàn. Bé 10 tháng cần được ăn đa dạng thực phẩm, bao gồm trái cây, rau, protein và tinh bột. Bé nên ăn ba bữa một ngày và uống khoảng 600-700ml sữa công thức. Cha mẹ không nên ép bé ăn quá mức, mà hãy để bé tự quyết định lượng ăn. Một số bé 10 tháng tuổi có thể ngủ hai giấc mỗi ngày, trong khi những bé khác chuyển sang ngủ một giấc. Bé cần khoảng 14 giờ ngủ mỗi ngày. Các yếu tố như mọc răng, lo lắng xa cha mẹ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Vui chơi và khám phá là chìa khóa cho sự phát triển ở bé 10 tháng. Cha mẹ nên trò chuyện và giải thích về môi trường xung quanh, cũng như cung cấp đồ chơi giúp phát triển kỹ năng vận động thô và tinh. Kích thích ngôn ngữ và tương tác là rất quan trọng.
Lời kết
Khi bé được 10 tháng tuổi, bé chỉ còn cách giai đoạn chập chững biết đi vài bước nữa. Mặc dù còn khá lâu để bé thực sự đi một mình, nhưng cha mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian thú vị này cùng bé. Nếu bạn lo lắng về sự phát triển của bé hoặc cần tư vấn về các mốc tăng trưởng của bé, đừng ngần ngại liên hệ với Bác sĩ Nhi Khoa gần nhất.
1. Washington University. Developmental milestones table. https://depts.washington.edu/dbpeds/Screening%20Tools/Devt%20Milestones%20Table%20%28B-6y%29%20PIR%20%28Jan2016%29.msg.pdf Nguồn tham khảo
2. Stanford Children’s Health. Infant sleep. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-sleep-90-P02237
3. Stanford Children’s Health. Feeding guide for the first year. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=feeding-guide-for-the-first-year-90-P02209
4. Centers for Disease Control and Prevention. Clinical growth charts. https://www.cdc.gov/growthcharts/clinical_charts.htm
5. American Academy of Pediatrics. When to keep your child home from child care. https://www.healthychildren.org/English/family-life/work-play/Pages/When-to-Keep-Your-Child-Home-from-Child-Care.aspx
6. American Academy of Pediatrics. When to call the pediatrician: Fever. https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/fever/Pages/When-to-Call-the-Pediatrician.aspx
7. C.S. Mott Children’s Hospital. Speech and language milestones, birth to 1 year. https://www.mottchildren.org/health-library/ue5081
8. World Health Organization. Windows of achievement for six gross motor milestones. https://cdn.who.int/media/docs/default-source/child-growth/child-growth-standards/indicators/motor-development-milestones/mm_windows_graph.pdf?sfvrsn=ea3a0241_5
9. American Academy of Pediatrics. Movement: Babies 8 to 12 months. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Movement-8-to-12-Months.aspx
10. Centers for Disease Control and Prevention.Growth Charts – Percentile Data Files with LMS Values. https://www.cdc.gov/growthcharts/percentile_data_files.htm
11. American Academy of Pediatrics. Why formula instead of cow’s milk? https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/formula-feeding/Pages/Why-Formula-Instead-of-Cows-Milk.aspx
12. American Academy of Pediatrics. Cognitive development: 8 to 12 months. https://healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Cognitive-Development-8-to-12-Months.aspx
13. American Academy of Pediatrics. Physical appearance and growth: 8 to 12 Months. https://healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Physical-Appearance-and-Growth-8-to-12-Months.aspx
14. Dosman CF, Andrews D, Goulden KJ. Evidence-based milestone ages as a framework for developmental surveillance. Paediatrics & Child Health. 2012;17(10):561-568. doi:10.1093/pch/17.10.561. https://doi.org/10.1093/pch/17.10.561
15. Koletzko B, Bührer C, Ensenauer R, et al. Complementary foods in baby food pouches: Position statement from the nutrition commission of the German Society for Pediatrics and Adolescent Medicine (DGKJ, e.V.). Mol Cell Pediatr. 2019;6(1):2. doi:10.1186/s40348-019-0089-6. https://doi.org/10.1186/s40348-019-0089-6
16. Lassonde JM, Rusterholz T, Kurth S, Schumacher AM, Achermann P, Lebourgeois MK. Sleep physiology in roddlers: Effects of missing a nap on subsequent night sleep. Neurobiol Sleep Circadian Rhythms. 2016;1(1):19-26. doi:10.1016/j.nbscr.2016.08.001. https://doi.org/10.1016/j.nbscr.2016.08.001
17. Tham EK, Schneider N, Broekman BF. Infant sleep and its relation with cognition and growth: a narrative review. Nat Sci Sleep. 2017;9:135-149. doi:10.2147/NSS.S125992. https://doi.org/10.2147/NSS.S125992
18. Yogman M, Garner A, Hutchinson J, et al. The power of play: A pediatric role in enhancing development in young dhildren. Pediatrics. 2018;142(3). doi:10.1542/peds.2018-2058. https://doi.org/10.1542/peds.2018-2058
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi