SỰ PHÁT TRIỂN CỦA EM BÉ 5 TUẦN TUỔI

sự phát triển của em bé 5 tuần tuổi
BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Sau một tháng tuổi, bạn có nhận thấy con thay đổi và phát triển nhanh hơn? Bạn có cảm thấy bé phản ứng và tương tác bằng mắt, cơ thể nhiều hơn mỗi khi được bạn bế? Và đây là những dấu hiệu tích cực trong hành trình phát triển của bé.

Mặc dù em bé còn rất nhỏ nhưng bé đã dần quen với môi trường xung quanh và gắn kết với cha mẹ.  Và khi bạn hiểu bé nhiều hơn, bạn sẽ thoải mái tận hưởng vai trò làm cha mẹ.

Trong bài viết dưới đây, cha mẹ hãy cùng xem những sự khác biệt cần lưu ý khi chăm sóc bé 5 tuần tuổi so với các tuần trước nhé.

Khái niệm cơ bản về chăm sóc trẻ 5 tuần tuổi

Trong tuần thứ năm, bạn khá vất vả để xoa dịu cơn quấy khóc của bé. Đây là một trong những tuần mà các triệu chứng đau bụng của bé nặng hơn. Ngay cả những em bé không có dấu hiệu đau bụng thì vẫn quấy khóc và khó chịu hơn. Mặc dù khoảng thời gian này khó khăn không kém với cha mẹ, nhưng bạn cần biết rằng em bé đang trải qua những thay đổi nhanh chóng của hệ thần kinh trung ương. Do vậy, việc cần làm là bạn nên phân công vai trò chăm sóc phù hợp để bạn không bị kiệt sức quá mức.

Một số nghiên cứu cho thấy đôi khi tình trạng đau bụng và quấy khóc có thể do bé không hài lòng với thành phần sữa hoặc các vật tham gia quá trình cho bú. Bạn có thể để ý để xem bé phản ứng với điều gì. Một điều quan trọng, nhiều bà mẹ lo lắng con bú không đủ và thường cố ép bé bú thêm. Tuy nhiên, việc cho bé bú quá no có thể làm bé đầy bụng và khó chịu sau mỗi cữ bú.

Sau tiệc đầy tháng của bé, nhiều bạn bè, người thân có thể đến thăm bé thường xuyên hơn. Hoặc bạn dành thời gian đưa bé ra ngoài dạo chơi. Mặc dù đây là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn thư giãn nhưng bạn cần chú ý hạn chế đến nơi đông người và môi trường có khói thuốc lá. Khói thuốc thụ động nguy hiểm cho mọi người và đặc biệt trẻ sơ sinh càng dễ bị tổn thương. Để bé sức khỏe tốt nhất, bạn nên chọn những môi trường thoáng gió và không khí trong lành.

Sự phát triển của bé 5 tuần tuổi

Về cân nặng và chiều dài, trong tuần thứ 5 bé có sự phát triển đáng kể. Một em bé 5 tuần tuổi trung bình sẽ nặng khoảng 4kg. Nhưng phạm vi tăng trưởng cân nặng phụ thuộc vào từng bé, Vì vậy, cân nặng của bé có thể sẽ nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức trung bình.

Ba mẹ cần ghi chú đều đặn cân nặng và chiều dài vào bảng theo dõi sự phát triển của bé qua từng tuần và từng tháng. Bạn nên quan sát sự tăng trưởng qua từng tháng của bé thay vì đi so sánh bé với bất kì đứa trẻ nào khác. Nếu bác sĩ đánh giá tốc độ tăng cân của bé tốt thì cha mẹ nên yên tâm và hài lòng với điều đó.

Cân nặng của bé trai từ khi sinh đến 6 tháng tuổi
Cân nặng của bé trai từ khi sinh đến 6 tháng tuổi
Cân nặng của bé gái từ khi sinh đến 6 tháng tuổi
Cân nặng của bé gái từ khi sinh đến 6 tháng tuổi

Em bé 5 tuần tuổi vẫn ngủ phần lớn thời gian trong ngày. Bé vẫn thức dậy thường xuyên vào ban đêm và có thể chưa phân biệt được ngày và đêm một cách rõ ràng. Do vậy, vào thời gian trước khi bé bắt đầu đi ngủ ban đêm, bạn nên để đèn mờ và bật nhạc nhẹ. Một số bé cảm thấy thư giãn khi tắm và mát-xa. Nếu ba mẹ lặp lại thói quen trước khi đi ngủ mỗi ngày, bé sẽ biết rằng đã đến lúc thư giãn và đi ngủ đêm.

Ngoài ra, bé trở nên tỉnh táo hơn và thích tương tác với cha mẹ nhiều hơn. Đôi lúc bạn sẽ thấy bé chăm chú lắng nghe những âm thanh trong phòng và nhìn theo bạn khi bước vào phòng. Bạn sẽ nhận thấy mắt bé sáng lên khi bạn bế bé lên và nhìn vào chăm chú vào bé.

Nhiều cha mẹ bắt đầu tự hỏi khi nào em bé sẽ mỉm cười. Đừng quên là tất cả các em bé đều có quá trình phát triển khác nhau. Do đó, có những bé đã biết mỉm cười từ 4-5 tuần và một số bé vào khoảng 2 tháng mới có nụ cười đầu tiên.

Năm tuần cũng là thời gian mẹ giới thiệu bình sữa cho bé nếu mẹ cần chuẩn bị những điều kiện để quay lại công việc. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên bạn nên cho con bú mẹ trực tiếp trong 3 đến 4 tuần đầu đời, đặc biệt khi bé đã quen bú mẹ. Tuy nhiên, để mẹ được tự do hơn thì bạn có thể cho bé làm quen với bình sữa 1-2 cữ trong giai đoạn này.

Các cột mốc quan trọng của em bé 5 tuần tuổi

Khi bé bước ra giai đoạn sơ sinh, tất cả những phản xạ sơ sinh như phản xạ giật mình, phản xạ phòng vệ, phản xạ bước …bắt đầu giảm dần. Ngoài ra, bé bắt đầu nhìn vào bàn tay nhỏ nhắn của mình và đưa tay vào miệng. Chính vì lí do đó, ba mẹ sẽ không có gì lạ nếu bé thích mút hoặc ngậm tay liên tục. Hơn thế, bé có thể chạm tay và nắm vào những vật xung quanh như nôi, khăn, gối, đồ chơi… Hầu hết em bé còn có các hành vi khác như sau:

  • Phần cơ ở cổ bé cứng cáp hơn mỗi ngày.
  • Bé có thể ngẩng đầu lên khi bạn đặt bé nằm sấp trên bụng của bạn.
  • Khi đặt nằm sấp, bé có thể nghiêng đầu sang một bên và nhìn xung quanh.
  • Bé đạp chân thường xuyên hơn.
  • Tiếng khóc của bé rõ ràng và có sự khác biệt hơn. Nếu để ý, bạn sẽ nghe những tiếng khóc biểu hiện những nhu cầu khác nhau như đói, quấy khóc, buồn ngủ,…

Sức khỏe và sự an toàn của bé 5 tuần tuổi

Sau lần thăm khám 1 tháng tuổi, bé sẽ không có lịch tiêm chủng và khám bác sĩ nhi khoa cho đến khi được 2 tháng. Mặc dù vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc trong quá trình chăm sóc bé, bạn có thể gọi điện hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Những câu hỏi thường gặp

Cha mẹ có thể sử dụng biểu đồ tăng trưởng theo độ tuổi và giới tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO. Bằng cách chấm từng điểm theo tháng và nối lại với nhau, bạn sẽ biết bé có đang phát triển tốt không. Ngoài ra, bạn có thể tải các ứng dụng sức khỏe để theo dõi các chỉ số của bé.

Nhìn chung, bé đã có thể nhìn xa hơn những tuần trước. Nhưng bé vẫn chưa nhìn rõ hình dạng và màu sắc của các đồ vật xung quanh.

Bạn sẽ nhận thấy bé đang khám phá bàn tay của mình. Bé sẽ đưa tay vào mặt bạn khi đang bú sữa, đưa tay lên miệng hoặc chạm vào đồ vật gần bé nhất.

Vào 5 tuần tuổi, không có gì lạ khi tần suất đi ngoài của bé giảm so với vài tuần đầu mới sinh. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc về vấn đề tiêu hóa của bé, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ Nhi khoa.

Em bé còn khá nhỏ nên giấc ngủ của bé có thể bị xáo trộn. Để giúp bé phân biệt rõ ngày – đêm cha mẹ cần tạo ra thói quen đi ngủ ban đêm theo các bước đều đặn và lặp lại mỗi ngày như tắm bé, massage, bú sữa, quấn bé. Lưu ý là cha mẹ nên để phòng tối khi bé đi ngủ buổi đêm.

Lời kết

Đến tuần thứ 5, cha mẹ cảm thấy đã thành thạo việc cho bé bú, thay tã và chăm sóc các nhu cầu cơ bản khác của bé. Có thể sự quấy khóc của bé trong giai đoạn này làm bạn mệt mỏi và mất ngủ. Vì vậy, cha mẹ hãy đồng hành và thay phiên vai trò của nhau để có đủ sức khỏe chăm sóc bé. Hãy kiên nhẫn và luôn tự nhắc nhở bản thân rằng việc vẫn cảm thấy hơi choáng ngợp trong giai đoạn sau 1 tháng là điều bình thường.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sự tăng trưởng và phát triển của em bé, vui lòng liên hệ bác sĩ nhi khoa. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình phục hồi sau sinh, vui lòng liên hệ bác sĩ sản phụ khoa hoặc nữ hộ sinh.

Nguồn tham khảo

1. Children’s Health Orange County website. 1-3 Months Old Baby Development. https://www.choc.org/primary-care/ages-stages/1-to-3-months/
2. Stanford Children’s Health. Infant Sleep. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-sleep-90-P02237
3. American Academy of Pediatrics. Amount and Schedule of Formula Feedings. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/formula-feeding/Pages/Amount-and-Schedule-of-Formula-Feedings.aspx
4. Stanford Children’s Health. Planning to Be Away from Your Baby: Introducing a Bottle. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=planning-to-be-away-from-your-baby-introducing-a-bottle-90-P02705
5. Pagano C. When do babies first smile? American Academy of Pediatrics. https://www.healthychildren.org/English/tips-tools/ask-the-pediatrician/Pages/When-do-babies-first-smile.aspx
6. American Academy of Pediatrics. Newborn Reflexes. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Newborn-Reflexes.aspx
7. Nemours Children’s Health. Your Child’s Checkup: 1 Month. https://kidshealth.org/en/parents/checkup-1mo.html
8. American Academy of Pediatrics. AAP Schedule of Well-Child Care Visits. https://www.healthychildren.org/English/family-life/health-management/Pages/Well-Child-Care-A-Check-Up-for-Success.aspx
9. American Academy of Pediatrics. Carbon Monoxide Poisoning: How to Protect Your Family. https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/all-around/Pages/How-to-Prevent-Carbon-Monoxide-Poisoning.aspx
10. Committee on Injury, Violence, and Poison Prevention. Prevention of choking among children. Pediatrics. 2010;125(3):601-607. doi:10.1542/peds.2009-2862 https://doi.org/10.1542/peds.2009-2862
11. American Academy of Pediatrics. The dangers of secondhand smoke. https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/tobacco/Pages/Dangers-of-Secondhand-Smoke.aspx
12. American Academy of Pediatrics. Colic Relief Tips for Parents. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/crying-colic/Pages/Colic.aspx
13. Dosman C, Andrews D, Goulden K. Evidence-based milestone ages as a framework for developmental surveillance. Paediatrics & Child Health. 2012;17(10):561-8. doi:10.1093/pch/17.10.561 https://doi.org/10.1093/pch/17.10.561

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)