Tư vấn chuyên môn bài viết BS. CKI. Tô Văn Vinh Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Rạn da khi mang thai là nỗi lo lắng của hầu hết mẹ bầu. Nó không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn khiến mẹ mất tự tin. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho mẹ 10 cách điều trị hiệu quả vấn đề này, mẹ đừng bỏ qua nhé. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho mẹ 10 phương pháp giúp ngăn ngừa hiệu quả vấn đề này, mẹ đừng bỏ qua nhé.
Mục lục
- 0.1. Rạn da khi mang thai thường xảy ra vào thời gian nào?
- 0.2. Biểu hiện của vết rạn da khi mang thai
- 0.3. Nguyên nhân của tình trạng rạn da ở mẹ bầu là gì?
- 1. Mẹ bầu nào có nguy cơ bị rạn da khi mang thai nhất?
- 1.1. 10 Phương pháp giúp hạn chế rạn da khi mang thai hiệu quả
- 1.1.1. Bổ sung các dưỡng chất da cần thiết
- 1.1.2. Hạn chế tình trạng lên cân mất kiểm soát
- 1.1.3. Cung cấp độ ẩm cho da
- 1.1.4. Thường xuyên vận động thể thao
- 1.1.5. Nên uống nhiều nước
- 1.1.6. Dùng dầu dưỡng thiên nhiên
- 1.1.7. Tẩy tế bào chết cho da định kỳ
- 1.1.8. Massage cho da đều đặn
- 1.1.9. Dùng kem chống rạn da
- 1.1.10. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất
- 1.2. Những thắc mắc thường gặp về tình trạng rạn da khi mang thai
- 1.1. 10 Phương pháp giúp hạn chế rạn da khi mang thai hiệu quả
Rạn da khi mang thai thường xảy ra vào thời gian nào?
Mang thai là thời điểm cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là việc xuất hiện những biểu hiện ảnh hưởng tới cả sức khỏe và tính thẩm mỹ như ốm nghén, chuột rút, mụn, nám, đặc biệt là rạn da. Đa số phụ nữ khi mang thai thường gặp phải tình trạng rạn da ở nhiều mức độ khác nhau không chỉ khiến mẹ bầu tự ti mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Rạn da xuất hiện do mẹ bầu tăng cân nhanh hơn so với khả năng đàn hồi của da. Những vị trí hay xuất hiện vết rạn là bụng, mông, ngực, bắp chân hoặc đùi. Màu sắc các vết rạn này cũng tùy thuộc cơ địa từng người mà có màu sắc khác nhau từ trắng, đỏ hoặc tím. Sau khi sinh, màu sắc của chúng sẽ chuyển sang xám, đỏ hoặc đen.
Thời điểm xuất hiện rạn da không cố định ở một thời điểm nào, tuy nhiên, 90% phụ nữ mang thai gặp rạn da ở thời điểm tháng thứ 6-7 của thai kỳ. Rạn ra cũng tăng dần mức độ theo tuổi thai cũng như mức độ tăng cân của mẹ bầu.
Biểu hiện của vết rạn da khi mang thai
Về hình dạng, rạn da khi mang thai ở mỗi người sẽ khác nhau. Lúc mới xuất hiện chúng thường dài khoảng 5-10cm, nếu mẹ tăng cân nhanh đồng thời với thai lớn, vết rạn cũng sẽ to hơn và dài hơn. Chúng chỉ khiến mẹ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu do da bị căng ra.
Về màu sắc, tùy cơ địa mỗi người mà sẽ khác nhau. Với những chị em có làn da trắng, rạn da thường màu hồng nhạt. Ngược lại, người da ngăm thường vết rạn sẽ có màu trắng rất dễ thấy.
Sau khi sinh, do da bị kéo căng chưa lấy lại được khả năng đàn hồi, kết hợp với sự co lại của các mao mạch, vết rạn da sẽ chuyển sang màu đỏ, đen hoặc trắng tùy thuộc cơ địa từng người. Có rất nhiều trường hợp rạn da sẽ mờ dần sau khi sinh.
Đối với phụ nữ sinh con lần đầu, vết rạn thường có màu hồng, hồng tím hoặc đỏ sau đó chuyển thành màu trắng sau khi sinh. Phụ nữ sinh từ lần thứ 2 trở đi, màu sắc của các vết rạn da cũng sẽ nhạt hơn.
Nguyên nhân của tình trạng rạn da ở mẹ bầu là gì?
Rạn da khi mang thai là tình trạng xuất hiện do các sợi collagen và eslatin bị đứt gãy khi da bị kéo giãn quá mức trong một thời gian ngắn. Tình trạng rạn da có thể đến từ những nguyên nhân sau:
- Tăng cân nhanh chóng: Việc thay đổi cân nặng quá nhanh khi mang thai làm da mẹ bầu bị căng và dẫn đến rạn da.
- Kích thước bào thai: Thai nhi sẽ lớn lên từng ngày trong bụng mẹ đòi hỏi da bụng mẹ phải căng ra để đủ không gian, từ đó dẫn đến bụng bị rạn.
- Hormone thay đổi: Sự tăng lên của hormone estrogen và progesterone khi mang thai sẽ làm da trở nên yếu và ít đàn hồi hơn, làm da không kịp thích nghi với việc tăng cân nhanh dẫn đến bị rạn da khi mang thai.
- Do cơ địa: Việc da bị rạn khi mang thai và mức độ rạn cũng tùy thuộc vào cơ địa da của mẹ bầu. Những mẹ bầu có cấu trúc da bền vững sẽ ít bị rạn hơn.
>>> Xem thêm: Rạn da khi mang thai: tổng quan về thuốc bôi phòng ngừa – British Journal of Dermatology
Mẹ bầu nào có nguy cơ bị rạn da khi mang thai nhất?
Nếu mẹ bầu thuộc những trường hợp sau đây thường có nguy cơ bị rạn da lúc mang thai cao:
- Mẹ bầu mang thai khi còn quá trẻ hoặc khi tuổi đã cao: Thông thường, mẹ bầu sinh con ở độ tuổi từ 20-35 ít gặp rạn da hơn so với trước 20 tuổi và sau 35 tuổi. Bởi khi còn quá trẻ, cấu trúc các vùng da còn chưa hoàn thiện và ổn định, ngược lại khi tuổi cao thì da cũng đã bước vào giai đoạn lão hóa khiến khả năng đàn hồi kém đi.
- Di truyền: nếu trong gia đình của mẹ bầu có người từng bị rạn da khi mang thai thì nguy cơ mẹ bầu gặp tình trạng này cũng tăng lên.
- Mẹ tăng cân nhanh, béo phì, thừa cân: Nếu mức độ tăng cân nhanh, da sẽ mỏng hơn nên cũng là nguy cơ khiến mẹ bầu dễ bị rạn da.
- Có tiền sử rạn da khi ở tuổi dậy thì: Khi dậy thì cũng là thời điểm nhiều bạn gái bị rạn da do hormon sinh dục nữ có sự thay đổi mạnh mẽ. Vì thế, nếu mẹ từng bị rạn da ở thời điểm trước đó thì khi mang thai cũng rất dễ bị lặp lại tình trạng này.
- Thai to: Nếu thai nhi phát triển nhanh cũng như cân nặng của bé ngày càng lớn sẽ khiến da vùng bụng bị kéo giãn quá mức dẫn tới rạn da.
- Thiếu dưỡng chất ở da: Đối với những mẹ bầu không chăm sóc da thường xuyên, khiến da đàn hồi kém, lão hóa nhanh cũng là nguy cơ khiến mẹ dễ bắt gặp tình trạng rạn da.
- Không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao: Với những mẹ bầu ít vận động hoặc ít tập thể dục, thể thao khiến độ đàn hồi của da bị giảm, có nguy cơ bị rạn da cao hơn những mẹ chăm chỉ tập luyện.
10 Phương pháp giúp hạn chế rạn da khi mang thai hiệu quả
Rạn da không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn khiến mẹ bầu ngứa ngáy khó chịu. Vì thế, chủ động phòng ngừa rạn da khi mang thai sẽ giúp mẹ hạn chế được những ảnh hưởng của vấn đề này. Mẹ có thể tham khảo 10 phương pháp sau đây:
Bổ sung các dưỡng chất da cần thiết
Mẹ bầu nên bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết thông qua các loại thực phẩm giàu vitamin E, omega 3… các thực phẩm giúp tăng cường khả năng đàn hồi cho da như dâu tây, việt quất. Cùng với đó, cần phải sử dụng kem dưỡng có chứa chiết xuất rau má, Peptide, Hyaluronic acid…
Chăm sóc da đồng thời từ bên trong và bên ngoài sẽ giúp làn da của mẹ bầu có khả năng đàn hồi tốt cũng như chắc khỏe hơn, hạn chế được nguy cơ rạn da khi mang thai.
Hạn chế tình trạng lên cân mất kiểm soát
Tăng cân là điều cần thiết khi mang thai để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo em bé phát triển bình thường. Tuy vậy, nếu tăng cân quá nhanh chỉ trong thời gian ngắn thì lại chính là nguyên nhân khiến mẹ bị rạn da. Do đó, việc kiểm soát mức độ tăng cân là điều cần thiết và mẹ nên áp dụng để da không bị kéo căng quá mức làm xuất hiện rạn da.
Việc kiểm soát cân nặng cần phải dựa trên một chế độ ăn uống khoa học, điều độ, đủ chất, tăng cường lượng vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, hạn chế ăn tinh bột quá mức. Mẹ có thể tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để xác định được chế độ ăn phù hợp.
Cung cấp độ ẩm cho da
Để tăng khả năng đàn hồi của da khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý cung cấp đủ độ ẩm cho da, đặc biệt là những khu vực dễ bị rạn như da bụng, ngực, đùi hay bắp chân…
Mẹ có thể sử dụng dầu dừa hoặc các loại tinh dầu thảo dược, kem dưỡng ẩm để thoa đều lên vùng da cần cung cấp độ ẩm và massage nhẹ nhàng .
Đối với vùng bụng chỉ nên xoa nhẹ nhàng trong thời gian ngắn, nhất là trong 3 tháng đầu để hạn chế ảnh hưởng tới thai nhi.
Thường xuyên vận động thể thao
Việc duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao cũng như vận động thường xuyên có khả năng làm giảm nguy cơ gặp rạn da khi mang thai cũng như tăng khả năng đàn hồi của da, tăng khả năng đề kháng. Đây là thói quen rất tốt mẹ nên duy trì, không chỉ khi mang thai mà cả sau khi sinh.
Nên uống nhiều nước
Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể là điều cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh của làn da, đảm bảo độ ẩm cũng như khả năng đàn hồi của da. Mẹ nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp hạn chế bị rạn da lúc mang bầu.
Dùng dầu dưỡng thiên nhiên
Các loại dầu, tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu hạnh nhân hay dầu olive có khả năng cấp ẩm và giữ nước do da rất hiệu quả. Sử dụng các loại dầu này để thoa hàng ngày lên vùng da dễ bị rạn để giúp da luôn khỏe mạnh và duy trì tính đàn hồi.
Tẩy tế bào chết cho da định kỳ
Việc tẩy tế bào chết rất quan trọng để kích thích sự lưu thông máu, loại bỏ các tế bào chết bám trên da, giúp da luôn thông thoáng và dễ thấm dưỡng chất hơn.
Vì thế, mẹ nên tẩy da chết định kỳ 2 lần mỗi tuần để hạn chế rạn da khi mang thai cũng như giúp da luôn luôn khỏe mạnh.
Massage cho da đều đặn
Massage thường xuyên từ 5 – 10 phút để các dưỡng chất của kem ngừa rạn, dầu dưỡng thấm sâu vào da giúp kích thích hệ tuần hoàn đến da, tăng khả năng lưu thông máu, đảm bảo khả năng đàn hồi của da, hạn chế rạn da. Vì thế, mẹ cũng nên thường xuyên massage để ngăn ngừa nguy cơ rạn da nhé.
Lưu ý: Tránh massage ở vùng bụng, bầu ngực và đầu vú vì các vị trí này dễ kích thích co tử cung, gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
Dùng kem chống rạn da
Hiện nay, sử dụng các loại kem chống rạn da được nhiều mẹ bầu áp dụng vì sự tiện lợi và mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên cần áp dụng kem chống rạn đúng cách để tránh gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, cụ thể:
- Thời gian được sử dụng kem chống rạn da: Tháng thứ 3 mang thai (ngay từ lúc mẹ chưa có dấu hiệu rạn da).
- Hạn chế thoa kem lên vùng bụng > 4 lần/ngày, mỗi lần > 5 phút.
- Không thoa kem quá mạnh mà nên dùng đầu ngón tay thoa nhẹ nhàng, không nhấn cả bàn tay vào bụng.
Lưu ý:
- Vào cuối giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần thoa kem nhẹ nhàng từ dưới lên không thoa theo vòng tròn.
- Nếu mẹ bầu lo lắng về tình trạng sẩy thai, sinh non thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng thuốc chống rạn da.
Cách điều trị rạn da tốt nhất là kết hợp liệu pháp laser và kem vitamin A. Tuy nhiên, các loại kem vitamin A kê đơn như tretinoin có thể gây hại cho em bé của bạn. Chúng không nên được sử dụng khi bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất
Mẹ có thể áp dụng những lưu ý dưới đây để xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giúp thai kỳ khỏe mạnh và hạn chế rạn da:
- Tăng cường các loại thực phẩm có khả năng chống oxy hóa như việt quất, rau chân vịt, dâu tây… để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong.
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A giúp phục hồi các tế bào, các mô bị tổn thương do rạn da như cà rốt, khoai lang, ớt chuông…
- Các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin E cao cũng nên bổ sung hàng ngày giúp tăng cường độ bền vững của các tế bào da, có nhiều trong các loại hạt như hạnh nhân, mắc ca, bông cải xanh…
- Bổ sung vitamin D bằng cách tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm hoặc thông qua thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, sữa, ngũ cốc… cũng giúp hạn chế nguy cơ rạn da khi mang thai.
- Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều omega 3, omega 6 giúp da luôn khỏe mạnh, mịn màng, đàn hồi tốt như cá hồi, dầu cá, hạt óc chó…
Những thắc mắc thường gặp về tình trạng rạn da khi mang thai
Rạn da khi mang thai làm cho các sợi collagen và elastin bị rách và đứt gãy nên không thể biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, các vết rạn da có thể mờ đi đáng kể nếu mẹ chăm sóc tốt cho vùng da bị rạn và có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Phương pháp điều trị rạn da hiệu quả cho mẹ bầu là tìm các bác sĩ uy tín điều trị bằng thuốc bôi có thành phần retinoids kèm các phương pháp laser, tái tạo da bằng hóa chất, tiêm tại vết rạn… Tuy nhiên mẹ cần hoàn tất thời gian cho bé bú rồi mới tiến hành điều trị rạn da. Câu trả lời là không. Rạn da vùng ngực chỉ ảnh hưởng tới kết cấu của da mà không làm ảnh hưởng tới khả năng sản xuất và bài tiết sữa.
Rạn da là vấn đề thường gặp khi mang thai, mẹ có thể chủ động hạn chế mức độ rạn da bằng các biện pháp mà chúng tôi vừa giới thiệu. Thường xuyên quan tâm chăm sóc da sẽ giúp mẹ giảm bớt được rất nhiều stress sau khi sinh. Nếu mẹ cần tư vấn thêm về rạn da khi mang thai hay những quy trình chăm sóc da khi mang thai chuẩn khoa học, hãy liên hệ FELISA MOMSPA ngay nhé.
- Korgavkar K, Wang F. Stretch marks during pregnancy: a review of topical prevention. Br J Dermatol. 2015 Mar;172(3):606-15. doi: 10.1111/bjd.13426. Epub 2015 Feb 8. PMID: 25255817. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25255817/
- Stretch marks | Pregnancy Birth and Baby. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/stretch-marks
- Stretch marks in pregnancy – NHS. https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stretch-marks/
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi