Mẹ bầu bị táo bón?

FELISA - Mẹ bầu bị táo bón?
BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

“Mẹ bầu bị táo bón không phải vấn đề lớn đâu”. Bạn chắc chưa nào? Táo bón được định nghĩa là số lần đại tiện nhiều hơn 3 ngày/lần, hoặc ít hơn 3 lần/tuần. Tính chất phân thường cứng, khó đi, phải rặn nhiều, đi vệ sinh xong vẫn có cảm giác không sạch hoàn toàn. Táo bón là một triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh với tỷ lệ có thể lên đến 38%, chỉ sau triệu chứng của nôn nghén.

Trong bài viết này, FELISA sẽ giải đáp vấn đề mẹ bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tác hại – Nguyên nhân – Cách trị khi mẹ bầu bị táo bón

Tác hại của táo bón

Trong các vấn đề thường gặp của thai kỳ thì các mẹ bầu thường ít chú ý đến táo bón hơn, thậm chí có thể nói là xem nhẹ nếu như nó không gây biến chứng trực tiếp. Nhưng thực sự thì táo bón gây ra nhiều tác hại hơn là mọi người vẫn nghĩ. Và sau đây là những tác hại mà táo bón có thể gây ra trong thai kỳ.

  • Trĩ: Khi mang thai, tử cung lớn dần chèn ép vào hệ thống mạch máu ở vùng chậu vốn đã dễ gây nên trĩ. Và khi mẹ bầu bị táo bón sẽ làm cho tình trạng ứ máu ở vùng này càng trở nên nặng hơn, làm trĩ xuất hiện sớm hơn và nhiều hơn.
  • Chảy máu và nhiễm trùng: khi mẹ bầu bị táo bón, phân sẽ khô, cứng và khó đi, mẹ bầu phải rặn nhiều, dễ gây nên tình trạng nứt kẽ hậu môn, chảy máu, đặc biệt nếu vỡ búi trĩ có thể làm cho mất máu nhiều phải can thiệp cấp cứu. Thêm nữa là vùng này có rất nhiều các loại vi khuẩn nên dễ gây ra nhiễm trùng ở hậu môn trực tràng.
  • Các mẹ bầu bị táo bón thường sẽ có triệu chứng đầy bụng, khó tiêu do các chất thải và khí không được làm sạch làm cho mẹ bầu có cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Việc này kéo dài có thể khiến các mẹ bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai.
  • Ngoài ra, đối với các mẹ bầu có dấu hiệu động thai, dọa sẩy thai hay dọa sinh non thì việc bị táo bón kéo dài phải rặn nhiều mỗi khi đi ngoài làm gia tăng áp lực trong ổ bụng, kích thích cơn gò tử cung, từ đó dễ dẫn đến sẩy thai và sinh non hơn.
  • Còn đối với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón có thể làm bung vết may tầng sinh môn và nhiễm trùng vết may. Chắc chắn là bị vậy thì TSM không được đẹp đâu.
FELISA - Tác hại của táo bón
Tác hại của táo bón

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón

  • Thay đổi nội tiết: Nội tiết tố bị thay đổi cụ thể progesterone tăng cao và motilin giảm. Nồng độ progesterone tăng cao sẽ gây ức chế motilin. Thay đổi này góp phần làm chậm nhu động ruột và gây táo bón. (giải thích: progesterone là hormon có tác dụng dưỡng thai, ức chế co cơ tử cung đồng thời cũng làm giảm nhu động ruột, còn motilin là một loại hormone giúp điều chỉnh đường tiêu hóa qua việc kích thích nhu động cơ trơn của ruột). 
  • Ít hoạt động thể chất
    Mẹ bầu thường có tâm lý hạn chế vận động vì sợ động thai, sợ sinh non, hay do tình trạng ốm nghén, mệt mỏi,… Việc giảm vận động khi mang thai là một nguyên nhân quan trọng gây táo bón. Không phải tự nhiên mà sau khi phẫu thuật các bác sĩ luôn yêu cầu bệnh nhân vận động sớm, vận động giúp cho nhu động ruột hồi phục sớm hơn.
  • Do sử dụng các loại vitamin
    Các loại thuốc bổ bầu giúp cung cấp cho mẹ thêm vitamin và khoáng chất cũng như hỗ trợ sự phát triển của em bé. Nhưng sự gia tăng bổ sung này, cụ thể là sắt và canxi, có xu hướng góp phần gây táo bón trong thai kỳ. Vì vậy các mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn bổ sung thực phẩm chức năng trong thai kỳ để được hướng dẫn đúng cách.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp
    Khi bị nghén các mẹ bầu thường khó có thể ăn được đủ các loại thực phẩm cần thiết. Ngoài ra tâm lý ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng khi mang thai làm cho mẹ bầu thiếu đi lượng rau và trái cây. Những điều này cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.
  • Chèn ép: Trong quá trình mang thai, tử cung ngày càng lớn dần sẽ chèn ép vào các cơ quan trong ổ bụng trong đó có hệ tiêu hóa làm cho quá trình tiêu hóa gặp trở ngại.
  • Căng thẳng
    Mang bầu là cả một quá trình khiến mẹ bầu lo lắng do những mệt mỏi ốm nghén, đau nhức cơ thể, thay đổi thích nghi rồi đến lo lắng cho sự phát triển của em bé…. Một loạt những lo lắng xuyên suốt thai kỳ khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng stress kéo dài. Trong khi đó stress kéo dài có thể là nguyên nhân góp phần gây táo bón. Khi bạn căng thẳng quá mức, có khả năng cơ thể bạn sẽ phản ứng bằng cách giảm nhu động ruột, tình trạng này kéo dài dẫn đến táo bón.
  • Đối với phụ nữ vừa mới sinh xong thì táo bón cũng xảy ra rất nhiều vì nhiều lý do: không dám vận động, không dám đi lại nhiều, sợ đau nên nhịn đi vệ sinh mà càng nhịn thì phân càng khô, táo bón càng nặng. Rồi thì ăn uống thì vẫn còn nhiều người quan niệm rằng sau sinh phải ăn khô, ăn mặn, uống ít nước, ít canh. Làm cho ai bị táo bón thì càng nặng thêm.
FELISA - Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón

Cách trị táo bón hiệu quả cho mẹ bầu

  • Uống đủ nước: mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, nhu cầu nước của phụ nữ mang thai trung bình là 2,5 lít/ngày.
  • Ăn nhiều chất xơ: theo khuyến nghị, phụ nữ mang thai nên ăn từ 25-35g chất xơ/ mỗi ngày. Chát xơ thì có rất nhiều trong các loại rau, trái cây, các loại hạt nguyên cám. Các mẹ bầu có thể tham khảo hàm lượng chất xơ trong các loại thực phẩm và tính ra được lượng thức ăn mình cần ăn vào là bao nhiêu.
  • Chia nhỏ các bữa ăn: Khi bị táo bón, hãy tách các bữa ăn hằng ngày thành các bữa nhỏ hơn. Thay vì có hai hoặc ba bữa ăn lớn, hãy ăn năm hoặc sáu bữa nhỏ trong cả ngày. Các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn sẽ cho phép dạ dày tiêu hóa thức ăn mà không phải làm thêm giờ. Ngoài ra, nó giảm tải áp lực thức ăn, giúp quá trình di chuyển trong ruột được suôn sẻ.
  • Bổ sung lợi khuẩn: Sữa chua giàu vi khuẩn probiotic giúp trị chứng táo bón, kích thích đường tiêu hóa và giúp mọi thứ di chuyển dễ dàng. Những vi khuẩn tốt này cũng cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đặc biệt quan trọng trong thai kỳ. Bà bầu bị táo bón có thể ăn 2-3 ly sữa chua hàng ngày. Bạn cũng có thể trộn nó với trái cây tươi hoặc các loại hạt để thưởng thức.
  • Tập thể dục thường xuyên: Với các mẹ bầu bị táo bón, các bài tập nhẹ có thể giúp tiêu hóa, thức ăn di chuyển nhanh hơn qua ruột già, giúp cơ co thắt và đào thải phân dễ dàng hơn. Đối với phụ nữ mang thai, một trong những bài tập tốt nhất là đi bộ. Hãy dành 20 đến 30 phút đi bộ mỗi ngày, đặc biệt là sau bữa ăn của bạn, để giúp đi thức ăn được tiêu hóa. Bơi lội, đi xe đạp hoặc tập yoga thường xuyên cũng có thể giúp ruột và kích thích đi tiêu.
FELISA - Cách trị táo bón hiệu quả cho mẹ bầu
Cách trị táo bón hiệu quả cho mẹ bầu

Lời Kết

Trên đây là những tác hại, nguyên nhân và cách trị khi mẹ bầu bị táo bón. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc về chăm sóc da trong thai kỳ và sau sinh, quý khách hàng vui lòng liên hệ tư vấn qua Fanpage FELISA MEDISPA hoặc đặt lịch khám trực tiếp với chúng tôi TẠI ĐÂY.

** Tài liệu tham khảo trong bài viết:

– Jewell DJ, Young G. Interventions for treating constipation in pregnancy. Cochrane Database Syst Rev. 2001;(2):CD001142.
– West L, Warren J, Cutts T. Diagnosis and management of irritable bowel syndrome, constipation, and diarrhea in pregnancy. Gastroenterol Clin North Am. 1992; 21 (4):793–802.

________________________________________________

FELISA MOMSPA: Chăm sóc da chuyên nghiệp & Spa mẹ và bé
  • Địa chỉ: Số 4 đường 24A, Phường 10, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
  • Liên hệ đặt lịch qua Hotline: 0385356115 hoặc Fanpage FELISA MEDISPA
  • Giờ làm việc: 10h – 20h (Từ thứ 2 đến Chủ Nhật)

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)