Chào đón em bé 1 tuần tuổi

Chào đón em bé 1 tuần tuổi
BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Em bé của bạn cuối cùng đã cất tiếng khóc chào đời! Sau chín tháng chờ đợi và những lo lắng căng thẳng của hành trình vượt cạn, giờ đây thiên thần bé nhỏ đã nằm trong vòng tay bạn. Nhưng có gì đó không đúng lắm.

Khoảnh khắc này được mô tả rất đẹp trên màn ảnh với em bé đáng yêu dễ thương, mắt to tròn ngơ ngác nhìn mẹ, còn mẹ thì mỉm cười âu yếm cùng những giọt nước mắt lăn dài hạnh phúc. Còn trước mặt bạn hiện tại là một em bé nhăn nheo, đầu còn có thể có bướu huyết thanh to do quá trình chuyển dạ kéo dài. Khi nhìn thấy con lần đầu, đa phần đều cảm thấy lạ lẫm, thậm chí ngỡ ngàng và chưa thể yêu ngay được vì “sao con xấu thế, không giống như mình tưởng tượng”.

Đừng lo lắng! Em bé vẫn rất đẹp và thậm chí sẽ còn xinh đẹp hơn theo từng tuần, với “diện mạo trẻ sơ sinh” dần biến mất sau tháng đầu tiên.

Bây giờ là lúc bắt đầu quá trình gắn kết với thành viên mới nhất trong gia đình bạn. Bắt đầu từ những cái ôm, những cữ bú đầu tiên, những lời bạn muốn nói với con. Có thể bạn đã chuẩn bị rất nhiều cho giây phút gặp mặt này nhưng mọi chuyện không cần phải có kịch bản. Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên và nhớ rằng những cảm giác yêu thương và gắn bó không phải lúc nào cũng tự động xảy ra mà đôi khi cần có thời gian để phát triển trong những tuần và tháng tới.

Trong bài viết dưới đây, cha mẹ cùng tìm hiểu những điều bé sơ sinh cần và sự phát triển của bé trong tuần đầu tiên.

Khái niệm cơ bản về bữa ăn và giấc ngủ

Bé sẽ bú rất ít trong ngày đầu sau sinh (khoảng 15ml) và hầu như chỉ uống sữa non. Mặc dù lượng sữa non ít nhưng được xem như nguồn “dinh dưỡng vàng” cho bé. Cụ thể sữa non chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại bệnh tật những tháng đầu đời. Thông thường, sữa mẹ vẫn chưa về trong 3 ngày đầu sau sinh và bé vẫn chưa cần bú nhiều nên lượng sữa non đã cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé vào những ngày đầu tiên.  Ngoài ra, trẻ sơ sinh đến 3 hoặc 4 tháng tuổi cần ngủ từ 14 đến 17 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ, thường thức dậy sau mỗi hai đến bốn giờ để bú.

bữa ăn cho bé 1 tuần tuổi
Trong những ngày đầu, bé thường sẽ bú rất ít khoảng 15 ml

Sự phát triển của bé 1 tuần tuổi

Công việc chính của bé trong tuần đầu tiên là làm quen với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ, học cách bú mẹ hoặc bú bình.

Ở độ tuổi này, các cử động và phản ứng của bé chủ yếu dựa vào phản xạ bẩm sinh. Bao gồm phản xạ bú, phản xạ cầm nắm, phản xạ “bước” và phản xạ giật mình. Bạn có thể thấy một số phản xạ này diễn ra khi bạn cho bé bú. Chạm vào má hoặc miệng của bé và và sẽ tự động tìm kiếm vú hoặc bình sữa. Những lúc này nhìn bé rất đáng yêu.

Tầm nhìn của bé lúc này rất hạn chế và bé chỉ có thể tập trung vào các vật thể ở cự ly gần. Bé chủ yếu dựa vào khứu giác và xúc giác để cảm nhận thế giới xung quanh. Vì vậy, khi bé thức bạn hãy cố gắng dành nhiều thời gian da kề da với bé nhất có thể.

Trên thực tế, cuộc sống của bé cơ bản là ăn và ngủ vào thời điểm này. Và mẹ có thể tận dụng thời gian này để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Bạn chỉ cần đảm bảo đặt bé ở nơi an toàn, chẳng hạn như nôi hoặc cũi – và luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ.

Bạn có thể nhận thấy bé có một số thời điểm thở không đều nhất là trong khi trẻ đang ngủ. Điều này là bình thường nhưng có thể gây lo lắng cho bạn khi lần đầu tiên nhìn thấy. Nếu cần hãy liên hệ với bác sĩ Nhi Khoa để được thăm khám và tư vấn.

Trong tuần đầu tiên của cuộc đời, bé đang học cách bú và việc bú mẹ có thể chưa thực sự hiệu quả. Trên thực tế, việc em bé giảm cân một chút trong ba đến bốn ngày đầu sau khi sinh là điều bình thường.

Trong vài ngày đầu tiên sau sinh, bé sẽ có hiện tượng sụt cân sinh lý. Có nhiều cha mẹ lo lắng về điều này, sợ bé thiếu dinh dưỡng, phát triển không tốt. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết việc bé giảm tới 10% trọng lượng khi sinh là điều bình thường. Bé sẽ sớm lấy lại cân nặng và bắt đầu tăng cân sau 10-14 ngày.

cột mốc phát triển của em bé 1 tuần tuổi
Trong 1 tuần đầu, bé sẽ có hiện tượng sụt cân sinh lý và giảm tới 10% trọng lượng khi sinh

Các cột mốc quan trọng của bé 1 tuần tuổi

Em bé sơ sinh không có nhiều cột mốc phát triển quan trọng trong tuần đầu tiên. Bé chỉ có các phản xạ cơ bản ở giai đoạn 1 tuần tuổi và sẽ dành phần lớn thời gian để bú và ngủ.

Bé có thể nhìn thấy ánh sáng và bóng tối, đặc biệt là các màu đen, trắng và xám. Tầm nhìn của bé chỉ giới hạn trong khoảng 20-30cm. Nếu bạn ôm bé cách mặt bạn trong phạm vi này, bé có thể nhìn thẳng vào bạn.

Mắt bé ở độ tuổi này cũng sẽ trông hơi lác vì các cơ của mắt còn yếu, chưa thể điều chỉnh mắt của bé đúng hướng được.

Bé sẽ có một số nụ cười phản xạ ở độ tuổi này, đặc biệt là khi bé đang ngủ. Nhưng đây không phải là nụ cười chủ động của bé. Nụ cười đầu tiên của bé (nụ cười đáp lại việc bạn đang làm, chẳng hạn như chơi trò “ú òa” hoặc hát cho bé nghe) phải đến khi bé được khoảng 1 hoặc 2 tháng tuổi mới có thể thực hiện được.

Sự phát triển của bé trong giai đoạn 1 tuần tuổi
Sự phát triển của bé trong giai đoạn 1 tuần tuổi

Thức ăn cho bé 1 tuần tuổi

Việc cho trẻ bú là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ trong tuần đầu tiên. Cha mẹ thường có nhiều câu hỏi như liệu bé có bú đủ không, nên cho bú bao nhiêu lần một ngày.

Trẻ sơ sinh bú rất thường xuyên và không có một lịch trình cụ thể nào cho từng bé. Tần suất ăn của bé có thể phụ thuộc vào việc bé bú mẹ hay bú sữa công thức.

Trẻ bú sữa công thức thường sẽ bú được 60-90 ml mỗi 3-4 giờ khi 1 tuần tuổi, trong khi trẻ bú sữa mẹ sẽ bú nhiều bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn – trung bình 8-12 lần trong khoảng thời gian 24 giờ.

thức ăn cho bé 1 tuần tuổi
Trẻ 1 tuần tuổi bú rất thường xuyên và không có một lịch trình cụ thể nào cho từng bé.

Cho con bú

Nhiều cha mẹ có thể thấy việc cho con bú lúc đầu gặp khó khăn khi ngậm bắt vú hoặc tư thế cho bé bú. Điều này có thể dẫn đến đau núm vú.

Trong những ngày đầu cho con bú, bạn sẽ tiết ra một chất gọi là sữa non, một chất lỏng màu vàng có thể tích nhỏ nhưng rất giàu dinh dưỡng và khả năng miễn dịch cho bé. Sữa của bạn sẽ bắt đầu chuyển sang sữa trưởng thành vào khoảng 3-5 ngày sau khi sinh. Bạn có thể cảm thấy ngực căng tức, đau vào thời điểm này.

Một cách đơn giản để bạn biết con mình bú đủ sữa mẹ bằng cách để ý xem trẻ có bao nhiêu tã ướt và tã ị. Vào thời điểm sữa về, bé sẽ có khoảng 6 chiếc tã ướt và 3-4 chiếc tã ị mỗi ngày.

làm sao để biết em bé bú đủ chưa
Ở thời điểm này, bé sẽ cần khoảng 6 chiếc tã ướt và 3-4 chiếc tã ị mỗi ngày.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé sơ sinh qua PDF để giúp bé của bạn ngon miệng hơn nhé. 

(Nguồn: Cambridge University)

Giấc ngủ của bé 1 tuần tuổi

Việc trẻ 1 tuần tuổi chỉ ăn, ngủ, tè/ị, khóc và lặp lại sau mỗi 1- 3 giờ là điều bình thường. Thông thường, trẻ 1 tuần tuổi ngủ khoảng 14 đến 17 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ.

Bạn hãy tận dụng giai đoạn trẻ ngủ nhiều để nghỉ ngơi, bồi dưỡng vì cơ thể bạn cần thời gian để hồi phục sau khi mang thai và sinh con.

Thực hành giấc ngủ an toàn là rất quan trọng cho bé. Bạn cần đảm bảo tuân theo các nguyên tắc về giấc ngủ do AAP đặt ra. AAP khuyên bạn nên đặt bé ngủ trên một bề mặt chắc chắn, gọn gàng, như cũi hoặc nôi. Không nên có gối, chăn, đồ chơi hoặc chăn màng xung quanh vì có thể gây nguy hiểm cho bé.

AAP không khuyến khích ngủ chung giường nhưng khuyên bạn nên cho bé ngủ trong phòng của mình trong sáu tháng đầu đời. Bạn có thể đặt bé vào cũi, nôi hoặc sử dụng giường ghép. Một lưu ý quan trọng là luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ.

giấc ngủ của bé 1 tuần tuổi
Trẻ 1 tuần tuổi thường ngủ khoảng 14 đến 17 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ

Tồng kết cột mốc quan trọng của bé 1 tuần tuổi

Thức ăn cho béCho con búGiấc ngủ của bé 1 tuần tuổi
Sữa công thức bé sẽ bú được 60-90 ml mỗi 3-4 giờ, sữa mẹ sẽ bú trung bình 8-12 lần trong 24 giờ.Sữa non của mẹ sẽ bắt đầu chuyển sang sữa trưởng thành vào khoảng 3-5 ngày sau khi sinh.Trẻ 1 tuần tuổi ngủ khoảng 14 đến 17 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ.

>>> Xem thêm: Quá trình phát triển của bé trong giai đoạn 1 tuần tuổi qua video dưới đây nhé!

Những điều cần biết về chăm sóc trẻ 1 tuần tuổi

Nhiều người mới làm cha mẹ bỡ ngỡ về việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số điều cha mẹ cần ghi nhớ:

Chăm sóc rốn

Bạn cần giữ cho cuống rốn bé sạch và khô tự nhiên, không băng hay quấn rốn. Quấn tã ở phía dưới rốn, khi mặc quần áo cho bé hãy để vùng rốn hở, việc tiếp xúc với không khí giúp rốn mau khô hơn.

Khi rốn bé bị bẩn (dính phân), bạn nên vệ sinh sạch bằng khăn ướt (nên dùng nước muối sinh lý) sau đó thấm khô. 

Tắm bé

Trước khi cuống rốn của bé rụng, bạn không nên ngâm bé vào nước. Sử dụng khăn mềm để tắm và vệ sinh cho bé, giữ cho rốn không bị ướt.

Thay tã

Lúc đầu, phân của bé sẽ có màu đen như hắc ín được gọi là phân su. Phân này rất dính và khó làm sạch. Sau đó, phân của bé sẽ chuyển dần sang màu xanh lục, rồi chuyển sang màu hơi vàng hoặc hơi nâu. Bé đi ngoài nhiều ở độ tuổi này, vì vậy ba mẹ nên chuẩn bị trước tâm lý để dọn dẹp sau mỗi cữ bú.

Cách chăm sóc trẻ 1 tuần tuổi
Mẹ nên tìm hiểu những kiến thức để giúp chăm sóc trẻ 1 tuần tuổi đúng cách

Những câu hỏi thường gặp

Hầu hết bé sơ sinh ngủ 14 đến 17 giờ mỗi ngày. Xen kẽ giữa các giấc ngủ bé sẽ cần bú sữa và thay tã.

Dù mẹ rất quấn quýt với em bé mới sinh nhưng việc thực hành giấc ngủ an toàn cho bé là cần thiết. Bé nên được nằm ngửa ở nôi hoặc cũi riêng trong cùng phòng với cha mẹ. Điều này giúp mẹ vừa chăm sóc được bé vừa đảm bảo an toàn giấc ngủ cho bé.

Nhu cầu của em bé sơ sinh khá đơn giản, chủ yếu là ngủ và bú sữa. Cha mẹ có thể tận dụng thời gian cho bé bú để vuốt ve vỗ về bé. Ngoài ra, cha mẹ nên thực hiện da kề da vào những khoảng thời gian bé thức.

Hiện tượng bé bị giảm khoảng 10% cân nặng trong những ngày đầu sau sinh nhưng bé vẫn bú ngủ bình thường được gọi là sụt cân sinh lý. Hầu hết các bé đều trải qua giai đoạn sụt cân sinh lý. Có bé khôi phục nhanh sau 2-4 ngày, có bé khôi phục chậm hơn sau 7-8 ngày.

Bạn không nên ngâm bé vào nước khi cuống rốn chưa khô và rụng. Thay vào đó, hãy dùng khăn mềm thấm nước ấm để lau và vệ sinh toàn thân cho bé.

Lời kết

Tuần đầu tiên bé vẫn chưa có nhiều mốc tăng trưởng và phát triển. Do vậy đây là thời điểm tốt để cha mẹ học cách làm quen với cách chăm sóc bé cơ bản. Từ cách cho bú, cho bé ngủ đến tắm bé, thay tã đều cần học một cách tỉ mỉ và cẩn thận.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sự tăng trưởng và phát triển của em bé, vui lòng liên hệ bác sĩ nhi khoa. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình phục hồi sau sinh, vui lòng liên hệ bác sĩ sản phụ khoa hoặc nữ hộ sinh.

Nguồn tham khảo

1. American Academy of Pediatrics. Newborn Reflexes.

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Newborn-Reflexes.aspx

2. COMMITTEE ON INFECTIOUS DISEASES, COMMITTEE ON FETUS AND NEWBORN. Elimination of perinatal hepatitis B: providing the first vaccine dose within 24 hours of birth. Pediatrics. 2017;140(3). doi:10.1542/peds.2017-1870

https://doi.org/10.1542/peds.2017-1870

3. Stanford Children’s Health website. Newborn Senses.

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=newborn-senses-90-P02631

4. Albert S, Alessi C, Bruni O, et al. National Sleep Foundation’s sleep time duration recommendations: methodology and results summary. Sleep Health. 2015;1(1):40-43. doi:10.1016/j.sleh.2014.12.010

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S2352721815000157?via%3Dihub

5. Moon R. How to Keep Your Sleeping Baby Safe: AAP Policy Explained. American Academy of Pediatrics.

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/A-Parents-Guide-to-Safe-Sleep.aspx

6. Clark M, Delos J, Fairchild K, et al. Quantification of periodic breathing in premature infants. Physiological Measurement. 2015;36:1415.

https://iopscience.iop.org/article/10.1088/0967-3334/36/7/1415

7. Flaherman J, Kuzniewicz M, Miller J, et al. Weight Change Nomograms for the First Month After Birth. Pediatrics. 2016;138(6):e20162625. doi:10.1542/peds.2016-2625 https://publications.aap.org/pediatrics/article/138/6/e20162625/52570/Weight-Change-Nomograms-for-the-First-Month-After

8. Maehara Y, Mizugaki S, Myowa-Yamakoshi M, et al. The Power of an Infant’s Smile: Maternal Physiological Responses to Infant Emotional Expressions. PLOS One. 2015. doi:10.1371/journal.pone.0129672

https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0129672

9. Adolph K, Franchak J. The development of motor behavior. WIREs Cognitive Science. 2017;8:e1430. doi:10.1002/wcs.1430

https://wires.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/wcs.1430

10. American Academy of Pediatrics. Amount and Schedule of Formula Feedings.

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/formula-feeding/Pages/Amount-and-Schedule-of-Formula-Feedings.aspx

11. American Academy of Pediatrics. How Often to Breastfeed.

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/How-Often-to-Breastfeed.aspx

12. Lucas R, Zhang Y, Walsh S. Efficacy of a Breastfeeding Pain Self-Management Intervention: A Pilot Randomized Controlled Trial. Nursing Research. 2019;68(2):E1-E10. doi:10.1097/NNR.0000000000000336

https://journals.lww.com/nursingresearchonline/Abstract/2019/03000/Efficacy_of_a_Breastfeeding_Pain_Self_Management.11.aspx

13. American Academy of Pediatrics. Colostrum: Your Baby’s First Meal.

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Colostrum-Your-Babys-First-Meal.aspx

14. American Academy of Pediatrics. How to Tell if Your Breastfed Baby is Getting Enough Milk.

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/How-to-Tell-if-Baby-is-Getting-Enough-Milk.aspx

15. Yates J. PERSPECTIVE: The Long-Term Effects of Light Exposure on Establishment of Newborn Circadian Rhythm. Journal of Clinical Sleep Medicine. 2018;14(10):1829-1830. doi:10.5664/jcsm.7426

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6175794/

16. American Academy of Pediatrics. AAP Schedule of Well-Child Care Visits.

https://www.healthychildren.org/English/family-life/health-management/Pages/Well-Child-Care-A-Check-Up-for-Success.aspx

17. Byington C, Maldonado Y, Barnett E, et al. Elimination of Perinatal Hepatitis B: Providing the First Vaccine Dose Within 24 Hours of Birth. Pediatrics. 2017;140(3):e20171870. doi:10.1542/peds.2017-1870

https://publications.aap.org/pediatrics/article/140/3/e20171870/38438/Elimination-of-Perinatal-Hepatitis-B-Providing-the

18. American Academy of Pediatrics. Car Seats: Information for Families. https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/on-the-go/Pages/Car-Safety-Seats-Information-for-Families.aspx

19. American Academy of Pediatrics. At Home. https://www.healthychildren.org/english/safety-prevention/at-home/pages/default.aspx

20. Stewart D, Benitz W, Committee on Fetus and Newborn. Umbilical Cord Care in the Newborn Infant. Pediatrics. 2016;138(3):e20162149. doi:10.1542/peds.2016-2149 https://publications.aap.org/pediatrics/article/138/3/e20162149/52610/Umbilical-Cord-Care-in-the-Newborn-Infant

21. Navsaria D. Bathing Your Baby. American Academy of Pediatrics. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/bathing-skin-care/Pages/Bathing-Your-Newborn.aspx

22. Jana L, Shu J. Changing Diapers. American Academy of Pediatrics. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/diapers-clothing/Pages/Changing-Diapers.aspx

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)