Các Mốc Phát Triển Quan Trọng Của Bé 3 Tuổi

Các Mốc Phát Triển Quan Trọng Của Bé 3 Tuổi
BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ
Vào thời điểm 3 tuổi, từ một em bé đứng chưa vững đã trở nên năng động, hoạt bát và chạy nhảy khắp mọi nơi. Phần lớn bé sẵn sàng để bước vào một giai đoạn mầm non và chắc chắn sẽ có nhiều sự thay đổi và tiến bộ của bé mỗi ngày. Dù vậy, cha mẹ cần đóng vai trò hướng dẫn và giúp bé kiểm soát cảm xúc. Đây có thể là thử thách của rất nhiều bậc phụ huynh.

Trong bài viết dưới đây, cha mẹ cùng tìm hiểu các mốc phát triển và tăng trưởng của em bé 3 tuổi. Đồng thời gợi ý cách nuôi dưỡng, chăm sóc và quan tâm đến sự an toàn của bé 3 tuổi.

Các cột mốc phát triển và tăng trưởng của bé 3 tuổi

Các cột mốc xã hội/tình cảm

  • Bình tĩnh lại trong vòng 10 phút sau khi cha mẹ rời đi, giống như lúc đưa bé đến nhà trẻ
  • Để ý đến những đứa trẻ khác và cùng chơi nhau

Trong quá trình phát triển của bé, thỉnh thoảng vẫn có những cơn thịnh nộ và cáu kỉnh. Một phần vì bé 3 tuổi đang trải qua nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau nhưng chưa biết cách diễn đạt và điều chỉnh.  Ngoài ra, bé cũng cảm thấy khó chịu khi có sự thay đổi môi trường từ nhà đến nhà trẻ.

Ở nhà trẻ, bé sẽ dần học được cách bình tĩnh và ổn định cảm xúc sau khi cha mẹ rời khỏi. Bé cũng dần biết cách chơi với các bạn dù vẫn tồn tại tính chiếm hữu cao với đồ chơi của mình. Một số bé đang học cách chia sẻ đồ chơi, chơi thay phiên nhau và trò chuyện với bạn về cách chơi. Mặt khác, bé bắt đầu học được sự đồng cảm. Ví dụ, bé có thể an ủi bạn mình hoặc nhường đồ chơi cho ban khi thấy bạn khóc.

Các mốc quan trọng về Ngôn ngữ/Giao tiếp

  • Biết cách đối thoại khi nói chuyện với bạn
  • Biết hỏi những câu hỏi ngắn về người khác, đồ vật, vị trí.
  • Cho biết hành động nào đang diễn ra trong một bức tranh hoặc cuốn sách khi được hỏi, chẳng hạn như “chạy”, “ăn” hoặc “chơi”
  • Nói tên khi được hỏi
  • Nói đủ dài để người khác hiểu nội dung

Khi 3 tuổi, bé bắt đầu nói nhiều từ hơn và xâu chuỗi các từ thành câu ngắn. Vì thế cha mẹ sẽ thấy khả năng nói của bé tiến bộ vượt bậc. Bé sẽ nói được nhiều câu dài hơn, biết cách trò chuyện qua lại với bạn.

Đồng thời, bé biết cách yêu cầu các đồ vật bằng tên gọi, hiểu các hướng dẫn đơn giản và giao tiếp bằng mắt với người khác. Khi sự tò mò của bé về thế giới xung quanh tăng lên thì những chủ đề mà bé muốn nói đến cũng tăng theo. Bạn sẽ nhận được rất nhiều câu hỏi “tại sao”, “như thế nào” khi bé khám phá mọi thứ và học cách nhìn nhận về thế giới xung quanh.

Các mốc phát triển thể chất/chuyển động

  • Xâu chuỗi các món đồ lại với nhau, như hạt lớn hoặc mì ống
  • Tự mình mặc một số quần áo, như quần rộng hoặc áo khoác
  • Sử dụng nĩa để ăn

Ở tuổi này, bé sẽ không ngừng di chuyển, chạy nhảy và leo trèo. Bé có nhiều năng lượng và luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Một số kỹ năng vận động thô cha mẹ quan sát được ở bé như đạp xe ba bánh, lên xuống cầu thang từng bước, chảy nhanh, nhạy nhiều kiểu hơn. Ngoài ra, tay bé trở nên thành thạo hơn trong việc sử dụng muỗng hoặc nĩa để lấy thức ăn, xâu các món đồ với nhau hoặc khéo léo trong việc thay quần áo.

Các cột mốc nhận thức (học tập, tư duy, giải quyết vấn đề)

  • Vẽ một vòng tròn khi bạn chỉ cho bé cách vẽ
  • Tránh chạm vào các vật nóng, như bếp, ấm nước khi bạn đưa ra cảnh báo

Vì bé độ tuổi lên 3 rất hiếu động và tò mò với mọi đồ vật nên cha mẹ cần lưu ý để các vật dụng nguy hiểm xa tầm tay của bé. Bé cũng đã hiểu những câu cảnh bảo nhỏ như “Nước nóng, con không được chạm vào” hoặc “Chạm vào sẽ bị đau tay” nên bạn có thể đưa ra những hướng dẫn đơn giản và lặp lại liên tục mỗi ngày.

Cách giúp bé 3 tuổi học hỏi và phát triển

Bé 3 tuổi dễ có trạng thái cảm xúc lớn và không biết cách điều chỉnh như thế nào ngoài việc bộc phát hoặc bộc lộ cảm xúc. Với vai trò cha mẹ, đôi khi bạn không biết phải xử lý tình huống sao cho phù hợp.

Trước tiên, bạn cần giữ bình tĩnh và hiểu việc gì đang xảy ra với bé. Bạn có thể giúp bé hình dung rõ hơn về cảm xúc bằng cách gọi tên và mô tả cảm xúc. Cụ thể, bạn gọi tên cảm xúc “buồn”, “thất vọng”, “giận”… và mô tả cảm giác đang diễn ra. Bên cạnh việc cố gắng giữ bình tĩnh, bạn có thể thử giúp con bạn hình dung và hiểu rõ hơn cảm giác của bé. Đồng thời trấn an con rằng những cảm xúc này là bình thường.

Khi bé đang nổi cơn thịnh nộ, có một số phương pháp bạn cần cân nhắc để giúp kiểm soát tình hình. Bạn có thể thử chuyển hướng, tức là bạn cố gắng đánh lạc hướng con bằng cách gợi ý một hoạt động vui nhộn hoặc đưa cho chúng một món đồ chơi yêu thích. Bạn cũng thử cho bé những lựa chọn. Cụ thể, tình huống bé đang quấy khóc vì không được ăn kẹo, thay vì liên tục phủ nhận và từ chối bé, bạn có thể đề nghị cùng ra ngoài chơi và cho bé chọn món bé thích ngoài kẹo.

Cuối cùng, bạn cần đảm bảo bé ngủ đủ giấc và ăn uống đều đặn. Một đứa trẻ đói, mệt mỏi có nhiều khả năng cáu gắt, giận dữ và có nhiều cảm xúc dữ dội hơn một đứa trẻ được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.

Cách giữ an toàn cho em bé 3 tuổi

Mặc dù bé không phát triển nhanh như giai đoạn sơ sinh nhưng vẫn có những cột mốc tăng trưởng ở tuổi này. Trong năm nay, bé sẽ tăng 1,5-2,5 kg và cao thêm 5-7cm. Cha mẹ nên khuyến khích những thói quen lành mạnh của bé tuân thủ lịch ngủ đúng giờ, vận động hàng ngày và có chế độ ăn uống lành mạnh.

Khi bé học được cách chơi độc lập, cha mẹ dễ lơ là trong việc giám sát bé. Cha mẹ cần nhớ rằng, bé còn quá nhỏ để xử lý được các tình huống khi chơi. Do vậy, việc để mắt đến bé luôn là điều quan trọng. Tại thời điểm này, bạn có thể dạy bé những nguy hiểm khi chơi bên ngoài như không chạy ra đường khi đuổi theo đồ chơi, nắm tay người lớn khi qua đường và không đi cùng người lạ.

Khi nào cần quan tâm đến sức khỏe và sự phát triển của bé?

Tất cả trẻ em đều khác nhau và đạt được các mốc phát triển ở mức độ khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em có thể khác biệt đáng kể trong việc thành thạo các kỹ năng vận động. Do vậy, mặc dù các mốc tăng trưởng theo từng tháng và độ tuổi là cần thiết nhưng cha mẹ không nên vội vàng đánh giá sự phát triển của bé.

Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo nhất định về sự chậm phát triển mà cha mẹ cần lưu ý như sau:

  • Mất hoặc thoái lui bất kỳ kỹ năng nào đã có trước đó
  • Thường xuyên bị té ngã hoặc chấn thương
  • Sự chậm trễ các mốc phát triển quá mức như không chạy nhảy, không nói…
  • Mệt mỏi, hạn chế tham gia vui chơi và tham gia các hoạt động xã hội khác
  • Hạn chế giao tiếp bằng mắt và lời nói

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu như trên hoặc nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sự phát triển của bé, hãy trao đổi với Bác sĩ Nhi khoa. Các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng, chỉ định xét nghiệm và đưa ra các lời khuyên để hỗ trợ sự phát triển của bé.

Những câu hỏi thường gặp

Bé 3 tuổi thường năng động, có khả năng chạy nhảy và leo trèo. Bé có thể tự mặc quần áo, sử dụng nĩa khi ăn, và thực hiện nhiều kỹ năng vận động khác.

Cha mẹ nên tạo cơ hội cho bé vận động ngoài trời như chạy, nhảy, và leo trèo. Khuyến khích bé tham gia vào các trò chơi tương tác và hoạt động thể chất giúp phát triển kỹ năng vận động.

Ở tuổi 3, bé thường bình tĩnh hơn sau khi cha mẹ rời đi, chơi cùng các bạn khác và dần học cách chia sẻ đồ chơi. Bé cũng bắt đầu thể hiện sự đồng cảm, như an ủi bạn bè khi họ buồn.

Bé 3 tuổi nói nhiều từ hơn và tạo thành câu dài, biết cách trò chuyện và đặt nhiều câu hỏi như “ai”, “cái gì”, “ở đâu”. Sự tò mò của bé về thế giới xung quanh cũng thúc đẩy khả năng giao tiếp của bé.

Cha mẹ cần giám sát bé cẩn thận để tránh tai nạn và giữ an toàn. Học cách không chạy ra đường, nắm tay người lớn khi qua đường và tránh xa vật dụng nguy hiểm là quan trọng.

Lời kết

Nhiều cha mẹ mong đợi mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn sau khi bé bước vào giai đoạn nhà trẻ. Tuy nhiên, sự thật là còn khá nhiều tình huống và rắc rối bạn phải kiểm soát mỗi ngày. Điều này có thể khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng, căng thẳng và dễ cáu gắt. Mặc dù trải nghiệm nhiều sự khó khăn trên hành trình làm cha mẹ nhưng một em bé cười khúc khích, hát líu lo cũng là động lực cho cha mẹ mỗi ngày. Vì vậy, cha mẹ hãy tận hưởng và trải nghiệm thật nhiều điều thú vị cùng con nhé!

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)