Các Mốc Phát Triển Quan Trọng Của Bé 18 Tháng Tuổi

các mốc phát triển quan trọng c ủa bé 18 tháng tuổi
BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ
18 tháng tuổi là cột mốc quan trọng về phát triển của em bé. Ở cột mốc này, bé đã đứng, đi bộ, leo trèo lên bàn ghế và tập vẽ nguệch ngoạc. Bé cũng bộc lộ nhiều cảm xúc đa dạng như cười khúc khích khi chơi đùa, ré lên khi cha mẹ phát hiện đang trốn dưới gầm bàn hoặc chơi đùa với hình ảnh của bản thân trong gương.

Trong bài viết bên dưới, cha mẹ cùng tìm hiểu các mốc phát triển về cảm xúc, ngôn ngữ, trí não và thể chất của em bé 18 tháng tuổi.

Sự phát triển của bé 18 tháng tuổi

Đặc điểm nổi bật của bé 18 tháng tuổi là nhu cầu thu hút sự chú ý của cha mẹ. Bạn sẽ thấy bé ngồi vào lòng, kéo áo bạn khi bạn đang nói chuyện điện thoại. Bạn sẽ thấy bé la hét hoặc kéo bạn đi chơi khi bạn đang làm việc. Và nhiều biểu hiện tương tự khi bạn không chú ý đến bé. Ở độ tuổi này, bé muốn trở thành trung tâm sự chú ý của cha mẹ bằng nhiều hành động khác nhau. Thấu hiểu nhu cầu của bé, cha mẹ có thể hướng dẫn bé thể hiện cảm xúc và hành động rõ ràng. Từ đó cũng giảm được các hành động quá khích của bé.

Trong tháng này, một số bé không chịu ngủ trưa. Vì thế, nếu bé có giấc ngủ ngắn buổi sáng thì cha mẹ nên luyện tập cho bé bỏ giấc ngủ sáng. Bé sẽ có một khoảng thời gian dài để chơi và hợp tác hơn trong việc ngủ trưa. Ngoài ra, bạn cần cho bé ngủ đúng giờ vào buổi tối để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ hôm sau.

Một vấn đề khác, nhiều cha mẹ cho bé 18 tháng tuổi làm quen với nhà trẻ. Dù cho bé đang phát triển sự độc lập nhưng bé có thể sợ hãi khi làm quen với môi trường mới. Do vậy, cha mẹ cần giúp bé khám phá những điều thú vị tại nhà trẻ nhằm động viên, khích lệ bé hòa nhập với môi trường tốt hơn.

Các cột mốc xã hội và cảm xúc của bé 18 tháng tuổi

Một số cách bạn sẽ thấy bé học cách kết nối với mọi người xung quanh khi bé được 18 tháng:

  • Có thể sợ người lạ nhưng sẽ thể hiện tình cảm với người quen.
  • Chỉ tay để thể hiện sự quan tâm đến một cái gì đó.
  • Thích chơi bằng cách đưa đồ vật cho người khác.
  • Có thể bùng phát những cơn tức giận và la hét
  • Có thể bám lấy người chăm sóc trong những tình huống mới hoặc khám phá một mình nhưng có cha mẹ ở bên cạnh.
  • Đưa tay ra cho bạn rửa
  • Cùng bạn xem một vài trang trong cuốn sách
  • Giúp bạn mặc quần áo cho bé bằng cách đẩy cánh tay qua tay áo hoặc nhấc chân lên

Lời khuyên dành cho cha mẹ

  • Tạo ra nhiều cơ hội và không gian chơi chung với em bé.
  • Khen ngợi khi bé thể hiện sự đồng cảm bằng cách chia sẻ đồ chơi, chăm sóc đồ chơi hoặc có cử chỉ quan tâm đến người khác. Tất cả những điều này giúp hỗ trợ sự phát triển về mặt xã hội và cảm xúc.

Các mốc phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp lúc 18 tháng

  • Lắc đầu “không.”
  • Có thể nói được nhiều từ đơn lẻ.
  • Cố gắng thể hiện điều mà bé muốn bằng cách phối hợp nói và chỉ tay
  • Cố gắng nói ba từ trở lên ngoài “mama” hoặc “dada”
  • Làm theo hướng dẫn chẳng hạn như đưa cho bạn món đồ chơi khi bạn nói “Đưa cho mẹ nào”

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Hãy chú ý đến những gì trẻ đang chỉ vào và biến nó thành cơ hội phát triển ngôn ngữ bằng cách gọi tên đồ vật mà bé đang chỉ vào.

Các mốc phát triển trí não lúc 18 tháng

Trí não của bé đang phát triển như thế nào:

  • Bé nhận ra các đồ vật quen thuộc hàng ngày.
  • Giả vờ cho món đồ chơi yêu thích của mình ăn.
  • Có thể chỉ vào một số bộ phận cơ thể.
  • Khi được hỏi bé có thể chỉ vào một bộ phận cụ thể trên cơ thể như đầu, tai, mắt, bụng…
  • Có thể làm theo lệnh một bước mà không cần cử chỉ.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Cung cấp cho trẻ những đồ chơi để bé giả vờ chơi lại các hoạt động hàng ngày. Ví dụ như, bé cho búp bê/thú bông ăn, tắm rửa, thay quần áo…

Các mốc phát triển vận động và thể chất lúc 18 tháng

  • Có thể đi bộ một mình.
  • Một số bé học cách cởi quần áo.
  • Sử dụng dụng cụ muỗng, nĩa khi ăn.
  • Có thể bắt đầu đi lên cầu thang.
  • Kéo đồ chơi trong khi đi bộ.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động thường ngày như mặc quần áo.

Các mốc quan trọng về thực phẩm và dinh dưỡng lúc 18 tháng tuổi

Dinh dưỡng và bữa ăn của bé có một số sự thay đổi như sau:

  • Thử ăn nhiều thức ăn đặc cắt nhỏ như thịt gà hoặc bí.
  • Có thể cầm và uống từ cốc.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Hãy tạo ra thời gian ăn uống vui vẻ cùng bé và luyện tập phối hợp động tác cầm nắm muỗng, nĩa, cốc. Bé sẽ có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm giống như người lớn và sử dụng dụng cụ ăn dễ dàng hơn.

Những điều cần chú ý

Mặc dù mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau nhưng bạn nên nói chuyện với bác sĩ Nhi Khoa nếu bé có các dấu hiệu dưới đây:

  • Không thể bước đi.
  • Không chỉ ra đồ vật bé muốn.
  • Không bắt chước người khác.
  • Không thể nói ít nhất sáu từ.
  • Không dõi theo bằng mắt hoặc không phản ứng khi cha mẹ rời đi và trở lại
  • Mất đi những kỹ năng mà bé từng có trong những tháng trước.

Những câu hỏi thường gặp

Bé 18 tháng tuổi thường phát triển kỹ năng vận động như đi chắc chân, chạy, leo trèo và thậm chí nhảy. Đây là giai đoạn quan trọng để cha mẹ theo dõi và bảo vệ bé khỏi những rủi ro như ngã. Các hoạt động ngoài trời như đi dạo, chơi ở công viên là cơ hội tốt để bé rèn luyện.

Bé 18 tháng tuổi thường bắt đầu nói khoảng 10-20 từ và có thể hiểu nhiều chỉ dẫn đơn giản. Cha mẹ nên khuyến khích bé nói nhiều hơn bằng cách đặt câu hỏi và tương tác liên tục. Đọc sách và nói chuyện với bé giúp phát triển ngôn ngữ.

Bé 18 tháng tuổi cần khoảng 11-14 giờ ngủ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ trưa. Một lịch trình ngủ đều đặn giúp bé phát triển tốt hơn. Nếu có vấn đề về giấc ngủ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bé 18 tháng tuổi bắt đầu hiểu cảm xúc của mình và người khác. Cha mẹ nên dành thời gian chơi và tương tác với bé, giúp bé học cách biểu đạt cảm xúc và tương tác xã hội. Việc khích lệ và hỗ trợ bé trong các tình huống mới giúp bé phát triển kỹ năng xã hội.

Bé 18 tháng tuổi thích học hỏi thông qua trò chơi và khám phá. Cha mẹ nên cung cấp đồ chơi giáo dục và tham gia vào các hoạt động tương tác, như đọc sách và trò chơi tư duy.

Lời kết

Khi bé được 18 tháng tuổi, bé trở nên năng động và tham gia nhiều các hoạt động bạn tạo ra. Cha mẹ nên tận dụng khoảng thời gian thú vị để giúp bé phát triển nhận thức về môi trường xung quanh. Đồng thời, tăng cường khả năng tự lập của bé bằng cách cho phép bé tham gia vào các hoạt động của gia đình. Bằng việc khuyến khích, động viên bé tham gia sẽ giúp bé tự tin hơn trong tương lai.

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)