Tư vấn chuyên môn bài viết
BS. CKI. Tô Văn Vinh
Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Khi em bé chạm mốc 6 tuần, cha mẹ đã trải qua nhiều khoảnh khắc ý nghĩa bên cạnh bé. Tuy nhiên, bạn khá lo lắng vì không chắc chắn điều gì đón chờ bạn trong giai đoạn đoạn sắp tới. Dù vậy, mỗi ngày bên con luôn tràn ngập những thử thách và bất ngờ thú vị, phải không?
Vào khoảng 6 tuần, bé sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng vượt bậc khác. Bạn sẽ nhận thấy em bé háu bú hơn và quần áo sơ sinh dần chật hơn. Bên cạnh đó, em bé sẽ đạt được một số cột mốc khác trong tuần này. Điều quan trọng là bạn cần trau dồi thêm nhiều kiến thức mới để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của bé.
Trong bài viết dưới đây, cha mẹ cùng nhau tìm hiểu nhu cầu của bé, sự phát triển và các cột mốc tăng trưởng của một em bé 6 tuần tuổi.
Mục lục
Khái niệm cơ bản về chăm sóc em bé 6 tuần tuổi
Giấc ngủ
Không có sự thay đổi nhiều về giấc ngủ của bé 6 tuần tuổi. Trung bình bé vẫn ngủ 15 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy bé sẽ bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm và ít ngủ hơn vào ban ngày.
Em bé vẫn chưa ngủ suốt đêm, nhưng tín hiệu tốt là một số bé đang tiến dần đến việc ngủ xuyên đêm. Nhiều cha mẹ thắc mắc liệu ở độ tuổi này có cần đánh thức bé dậy để bú hay không? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu em bé vẫn tăng cân tốt thì bạn không cần đánh thức bé để bú vào buổi đêm.
Bú sữa
Ở bé bú sữa mẹ cần cữ bú cách 2-3 giờ vì sữa mẹ được tiêu hóa nhanh hơn sữa công thức. Bạn thường nên tiếp tục cho con bú theo nhu cầu ở độ tuổi này để duy trì nguồn sữa và đảm bảo con bạn ăn đủ sữa.
6 tuần cũng là giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng của nhiều bé, vì vậy bạn có thể sẽ nhận thấy bé có vẻ đói hơn bình thường. Thông thường, trong giai đoạn tăng trưởng vượt bậc, trẻ trở nên đặc biệt quấy khóc vào buổi tối. Chính vì bé có xu hướng ngủ nhiều hơn vào ban đêm, nên bé có dấu hiệu gộp nhiều cữ bú lại và muốn bú nhiều hơn trong một lần.
Một vấn đề khác, nếu bạn đang cân nhắc quay trở lại làm việc trong vài tuần tới, thì đây là lúc bạn cho bé tập làm quen với bình sữa. Đừng vội vàng ngừng hẳn việc cho bé bú mẹ trực tiếp. Bạn nên tập cho bé bú bình 1-2 cữ trong ngày và tăng dần lên. Việc tăng dần giúp bé thích nghi được với bình sữa và không cảm thấy thất vọng.
Đây cũng là thời điểm tốt để bắt đầu hút sữa và tập bảo quản để chuẩn bị cho việc trở lại làm việc. Một vài cha mẹ muốn biết thời gian nào trong ngày nên hút sữa vì mẹ vẫn đang cho con bú trực tiếp liên tục. Lời khuyên dành cho ba mẹ là nên hút sữa giữa các cữ tập cho trẻ bú bình hoặc chọn hút sữa vào buổi sáng (vì sau một đêm sữa mẹ tiết ra dồi dào nhất).
Dù bằng cách nào, hãy nhớ rằng nếu hút sữa đều đặn mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ tạo ra đủ sữa để nuôi con và để bạn có thể dự trữ cho lần sau. Sau khi hút sữa, bạn cần dán nhãn trên sữa (giờ, ngày, tháng) và bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng.
Sự phát triển của bé 6 tuần tuổi
Trong vài tuần qua, bạn nhận thấy bé nhận thức và tương tác nhiều hơn. Trong tuần thứ 6, bé bắt đầu thích nghi và phản ứng lại với nhiều điều xung quanh.
Dường như bé hướng về phía bạn nhất quán hơn khi nghe thấy giọng nói quen thuộc của bạn. Sự gia tăng giao tiếp xã hội này sẽ rất thú vị nếu như bạn học cách chơi, nói chuyện, kể chuyện hàng ngày với bé. Bạn cũng có thể tạo ra những tiếng động vui nhộn để bé phản ứng lại.
Tuy nhiên, vì bé có xu hướng háu bú hơn và tình trạng đau bụng có thể khiến bé quấy khóc thường xuyên vào buổi tối. Cha mẹ hãy thật kiên nhẫn và chờ đợi giai đoạn khó khăn này trôi qua. Hầu hết các bé đỡ quấy khóc sau 2 tháng tuổi và thường hết đau bụng khi được 3 tháng.
Về cân nặng, em bé tiếp tục tăng 600-800g mỗi tháng. Đồng thời, chiều dài của bé tăng khoảng 2cm mỗi tháng. Cha mẹ cần nhớ rằng tất cả các bé đều khác nhau về mặt phát triển. Một số bé tăng cân nhanh hơn và một số bé lại tăng cân chậm hơn. Điều quan trọng nhất là bé đang phát triển theo đường cong tăng trưởng riêng, khỏe mạnh và đạt được các cột mốc quan trọng.
Các cột mốc quan trọng của bé 6 tuần tuổi
Như đã nhắc đến ở giai đoạn 5 tuần tuổi, trong tuần thứ 6 này bạn có thể nhìn thấy nụ cười đầu tiên của bé. Nụ cười đầu tiên thường xuất hiện khi bé được 2 tháng tuổi. Vì vậy việc bé chưa cười với bạn là điều bình thường. Bạn có thể thử làm những kiểu khuôn mặt ngộ nghĩnh hoặc những tiếng động để thu hút sự chú ý của bé. Chính những hành động đáng yêu của bạn sẽ khiến bé thích thú và bắt đầu cười với bạn.
Thêm vào đó, bé sẽ thành thạo hơn trong việc cầm đồ vật trên tay. Bé vẫn đánh rơi những đồ vật sau một thời gian ngắn, nhưng thời gian bé cầm chặt đồ vật sẽ kéo dài hơn trước. Trẻ cũng bắt đầu nhìn thấy màu sắc rõ ràng hơn. Ngoài ra, em bé cũng bắt đầu nhìn thấy màu sắc rõ ràng hơn. Đặc biệt là những màu sắc sặc sỡ và tươi sáng.
Lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa cho cha mẹ là khi nói chuyện hàng ngày với bé bằng các hình thức như nói chuyện, đọc truyện có sử dụng sách/thẻ màu sắc và âm thanh khác nhau. Bé 6 tuần tuổi còn có những cột mốc khác như sau:
- Nếu bạn đặt bé lên bụng, bé sẽ ngẩng đầu lên và nhìn xung quanh.
- Bé chăm chú nhìn miệng cha mẹ khi nói chuyện và bật ra nhiều âm thanh “ooh” “ah” khác nhau.
- Bé thấy hứng thú với bàn tay nhỏ nhắn của bé và chủ động đưa tay vào miệng.
- Bé bị thu hút bởi theo ánh sáng, đồ vật và người xung quanh khi xuất hiện trong phòng bé.
- Thể hiện nhiều tiếng khóc khác nhau như đói, buồn chán, mệt mỏi,…
Sức khỏe và sự an toàn của bé 6 tuần tuổi
Sau lần thăm khám 1 tháng tuổi, bé sẽ không có lịch tiêm chủng và khám bác sĩ nhi khoa cho đến khi được 2 tháng. Mặc dù vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc trong quá trình chăm sóc bé, bạn có thể gọi điện hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Những câu hỏi thường gặp
Bé 6 tuần tuổi thường ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày, với xu hướng ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, bé vẫn chưa ngủ suốt đêm. Nếu bé tăng cân tốt, bạn không cần đánh thức bé dậy để bú vào ban đêm. Bé bú sữa mẹ cần cữ bú cách khoảng 2-3 giờ. Giai đoạn này, bé có thể đói hơn và bú nhiều hơn do tăng trưởng nhanh. Hãy duy trì việc bú theo nhu cầu để đảm bảo bé nhận đủ sữa và kích thích nguồn sữa. Bé tiếp tục tăng cân 600-800g mỗi tháng và dài thêm khoảng 2cm mỗi tháng. Mỗi bé phát triển khác nhau, quan trọng là bé phải theo đường cong tăng trưởng khỏe mạnh và đạt các cột mốc phát triển quan trọng. Bé bắt đầu nhận thức và tương tác nhiều hơn. Hãy nói chuyện, kể chuyện hàng ngày và tạo ra tiếng động vui nhộn để bé phản ứng. Bé hướng về phía bạn hơn khi nghe giọng nói quen thuộc, góp phần tăng cường giao tiếp xã hội. Bé không có lịch tiêm chủng và khám bác sĩ nhi khoa cho đến khi được 2 tháng. Nếu có bất kỳ thắc mắc trong quá trình chăm sóc bé, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Lời kết
Đến tuần thứ 6, bé phát triển nhanh hơn và đạt được nhiều cột mốc tăng trưởng hơn. Đây là khoảng thời gian quý báu để giúp bé hiểu thêm về thế giới xung quanh. Vì thế, cha mẹ cần sắp xếp nhiều thời gian để tương tác và thấu hiểu bé nhiều hơn trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đừng quên rằng sức khỏe của bạn cũng quan trọng không kém.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sự tăng trưởng và phát triển của em bé, vui lòng liên hệ bác sĩ nhi khoa. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình phục hồi sau sinh, vui lòng liên hệ bác sĩ sản phụ khoa hoặc nữ hộ sinh.
1. U.S. Department of Agriculture. Cluster Feeding and Growth Spurts. https://wicbreastfeeding.fns.usda.gov/cluster-feeding-and-growth-spurts Nguồn tham khảo
2. Children’s Health Orange County website. 1-3 Months Old Baby Development. https://www.choc.org/primary-care/ages-stages/1-to-3-months/
3. Jain S. How Often and How Much Should Your Baby Eat? American Academy of Pediatrics. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/How-Often-and-How-Much-Should-Your-Baby-Eat.aspx
4. MedlinePlus website. Colic and crying – self-care. https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000753.htm
5. Pagano C. When do babies first smile? American Academy of Pediatrics. https://www.healthychildren.org/English/tips-tools/ask-the-pediatrician/Pages/When-do-babies-first-smile.aspx
6. Nemours Children’s Health. Breastfeeding vs. Formula Feeding. https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html
7. Stanford Children’s Health. Infant Sleep. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-sleep-90-P02237
8. American Academy of Pediatrics. AAP schedule of well-child care visits. https://www.healthychildren.org/English/family-life/health-management/Pages/Well-Child-Care-A-Check-Up-for-Success.aspx
9. Centers for Disease Control and Prevention. Pumping Breast Milk. https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/pumping-breast-milk.html
10. American Academy of Pediatrics. Your Child’s First Vaccines: What You Need to Know. https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/immunizations/Pages/Your-Babys-First-Vaccines.aspx
11. American College of Obstetricians and Gynecologists. Postpartum depression. https://www.acog.org/womens-health/faqs/postpartum-depression
12. Centers for Disease Control and Prevention. Important milestones: your baby by two months. https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/milestones-2mo.html
13. Centers for Disease Control and Prevention. Recommended child and adolescent immunization schedule for ages 18 years or younger, United States, 2019. https://www.cdc.gov/vaccines/schedules/hcp/imz/child-adolescent.html#birth-15
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi