Tư vấn chuyên môn bài viết
BS. CKI. Tô Văn Vinh
Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Trong bài viết dưới đây, cha mẹ cùng tìm hiểu thông tin về dinh dưỡng, giấc ngủ và các mốc phát triển của bé trong tháng thứ 8. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp thêm những thông tin bổ ích về chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho bé.
Mục lục
Khái niệm cơ bản về chăm sóc bé 8 tháng tuổi
Trong tháng thứ tám, khả năng vận động và ngôn ngữ là mối quan tâm đối với cha mẹ. Ở độ tuổi này, bé có thể đã bò hoặc là tìm cách di chuyển quanh phòng để lấy được những đồ vật thu hút. Tuy nhiên, nếu bé chưa biết bò, bạn đừng lo lắng. Luôn nhớ rằng mỗi em bé có tốc độ phát triển khác nhau, đặc biệt là khả năng đạt những cột mốc quan trọng cũng khác nhau.
Chính khả năng vận động bỏ hoặc trườn làm cho bé trở nên phấn khích. Nhưng dường như đây là vấn đề đau đầu cho cha mẹ vì luôn cần để ý đến bé mọi lúc, mọi nơi. Dù rằng cha mẹ muốn cho bé nhiều cơ hội khám phá nhưng cần giữ bé trong phạm vi an toàn. Do đó, việc trông nom bé liên tục có thể khiến cha mẹ cảm thấy mệt mỏi và áp lực. Thêm vào đó, cha mẹ không nên để bé một mình trong phòng ngay cả khi đi vệ sinh. Bởi vì có những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong chớp mắt.
Ngoài việc trông nom cẩn thận, em bé có thể mọc răng ở tuổi này. Cha mẹ hãy tìm bàn chải đánh răng phù hợp với độ tuổi bé và bắt đầu luyện tập thói quen vệ sinh răng miệng cho bé mỗi ngày.
Dinh dưỡng và giấc ngủ của bé 8 tháng tuổi
Ở tháng thứ 8, bé sẽ vận động và tập phát âm nhiều hơn. Bé cũng tiếp tục khám phá thế giới xung quanh bằng cách đưa mọi thứ vào miệng một cách thích thú. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng sẽ đi kèm những nguy cơ. Cụ thể, bé có thể cố gắng nắm và kéo những thứ nguy hiểm: ấm đun nước, dây điện, kéo…. Hoặc bé có thể chui vào những chiếc tủ hoặc ngăn tủ quần áo. Chính vì thế, bạn cần phải cảnh giác và tham gia khi bé thức và chơi.
Và mặc dù em bé của bạn chưa phát triển khả năng nắm gọng kìm – nơi bé có thể nhặt đồ vật bằng ngón tay cái và ngón tay – nhưng bé có thể sử dụng tay hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là nguy cơ bị nghẹn hoặc ăn phải thứ gì đó có hại hoặc độc hại đã tăng lên.
Nhìn chung, bé ngày càng lớn hơn và khỏe mạnh hơn. Bé không chỉ ngẩng đầu nhìn xung quanh mà có thể lật từ sau ra trước hoặc ngược lại. Đây là một sự phát triển tốt, nhưng cha mẹ sẽ khó khăn hơn trong việc mặc quần áo và thay tã cho bé.
Trung bình, một bé trai 8 tháng tuổi sẽ nặng 8-9kg, trong khi cân nặng trung bình của bé gái là khoảng 7-8 kg. Về chiều dài, bé trai thường dài 69-70cm và bé gái 67-68cm.
Dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi
Khi được 8 tháng, bé đang cắt giảm sữa công thức hoặc sữa mẹ. Bé cũng hào hứng với nhiều thức ăn đặc hơn, đồng thời luyện tập các kỹ năng như cắn, nhai, nuốt hoặc cầm thức ăn. Trên thực tế, theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP), bé cần từ 750 đến 900 calo mỗi ngày, trong đó khoảng 400 – 500 calo đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cha mẹ nên tập trung vào việc giới thiệu các loại thực phẩm dinh dưỡng và chú trọng vào trái cây và rau củ quả. Việc tập trong giai đoạn sớm giúp bé nhận biết nhiều mùi vị khác nhau. Đồng thời có thói quen ăn nhiều nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin. Ngay cả khi bé không thích sau một lần nếm thử, bạn cũng đừng từ bỏ hoàn toàn. Bạn có thể giới thiệu lại cho bé vào những bữa ăn khác. Một điều cần lưu ý, bạn không nên cho bé sử dụng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.
Giấc ngủ của bé 8 tháng tuổi
Theo AAP, việc có lịch đều đặn giờ đi ngủ, giờ thức, giờ ngủ trưa, giờ ăn và giờ chơi giống nhau sẽ giúp bé cảm thấy an toàn. Điều này giúp bé đi ngủ suôn sẻ hơn vì bé sẽ biết điều gì sẽ xảy ra. Thông thường, bé cần 2 giấc ngủ vào ban ngày và ngủ xuyên đêm 10-12 giờ.
Các bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên luyện tập cho bé thói quen đi ngủ sớm, bao gồm một trình tự như tắm rửa, đánh răng, đọc sách, đi ngủ. Những thói quen này có thể được áp dụng ở bất cứ đâu và có thể giúp bé biết đã đến giờ đi ngủ cho dù bé ở đâu.
Các cột mốc quan trọng của bé 8 tháng tuổi
Trong tháng này, con bạn sẽ phát triển những kỹ năng bắt đầu hình thành lúc 6 và 7 tháng, đồng thời bắt đầu phát triển những kỹ năng để giúp bé đứng dậy và đi. Bé 8 tháng tuổi cũng có thể ngồi mà không cần sự trợ giúp.
Ngoài việc cải thiện các kỹ năng vận động thô, bé còn phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Bé phát ra những âm bập bẹ như “m” và “b” và xâu chuỗi các nguyên âm lại với nhau. Do vậy, việc nói chuyện, chia sẻ hay giới thiệu về những đồ vật, sự việc đang diễn ra sẽ giúp bé phát triển tốt khả năng ngôn ngữ. Thêm vào đó, bạn dễ dàng nhận thấy rằng nếu bạn chỉ vào một món đồ chơi cụ thể trong phòng, bé sẽ quay đầu lại để nhìn đồ vật. Tất cả những điều này giúp xây dựng kỹ năng giao tiếp nhanh chóng của bé.
Ngoài ra, em bé 8 tháng tuổi còn có thể sẽ đạt được một số cột mốc sau đây:
- Tạo ra nhiều âm thanh khi nói chuyện
- Nhặt đồ vật giữa ngón cái và ngón trỏ (nắm gọng kìm)
- Từ từ dậy dựa vào cách bám đồ vật hoặc cha mẹ
- Nhận ra những gương mặt quen thuộc
- Ngồi không cần trợ giúp
- Hiểu các từ cơ bản
Sức khỏe và sự an toàn của bé 8 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, bạn cần cẩn thận để giữ an toàn cho bé. Không chỉ đối với nhà bạn, bạn còn cần kiểm tra môi trường trước khi đưa trẻ đến chơi. Hãy để ý xem chất tẩy rửa, sát trùng và những đồ vật nhỏ nằm ở đâu như dưới bồn rửa và trong phòng tắm. Và cất lại vào ngăn tủ trên cao sau khi sử dụng.
Cha mẹ cần nhớ rằng bé thích bò quanh nhà và khám phá. Vì vậy, bé cũng có nguy cơ té ngã cao hơn. Vì thế, để tránh bé bị ngã khi thay quần áo hoặc tã, bạn nên thay tã cho bé trên sàn nhà thay vì trên giường.
Đối với gia đình di chuyển bằng ô tô, bạn nên đảm bảo rằng bé được sử dụng ghế ngồi riêng và thắt dây an toàn kỹ càng. Kiểm tra các yêu cầu về chiều cao và cân nặng và cân nhắc chuyển sang ghế ô tô lớn hơn nếu bé đã lớn hơn ghế của mình.
Những câu hỏi thường gặp
Ở tuổi 8 tháng, bé thường bắt đầu phát triển khả năng nói chuyện thông qua việc nghe và lặp lại âm thanh. Bé có thể bắt đầu phát ra những tiếng kêu và cố gắng nhắc lại các âm thanh mà bé nghe thấy trong môi trường xung quanh. Ở độ tuổi này, bé đã sẵn sàng để bắt đầu thử nghiệm thức ăn đặc. Thường bé đã có thể tự ngồi ổn định và có khả năng nuốt thức ăn tốt hơn. Bắt đầu với các thực phẩm dễ ăn như bánh quy pha loãng hoặc các loại rau củ nấu mềm để bé có thể tập làm quen với thức ăn đặc. Để thúc đẩy sự phát triển vận động của bé 8 tháng tuổi, cha mẹ có thể thực hiện các hoạt động khuyến khích bé bò, lăn, và tự đứng lên. Cung cấp cho bé đồ chơi và động lực để khám phá môi trường xung quanh, và đặc biệt nên tạo sân chơi an toàn để bé có thể tập tập đi và khám phá khả năng vận động của mình. Để tạo môi trường an toàn cho bé 8 tháng tuổi, cha mẹ nên đảm bảo rằng các đồ chơi và đồ vật trong nhà không có phần nhỏ có thể bé nuốt hoặc nghiến. Cần đặt các ổ cắm điện và dây điện ở nơi bé không thể tiếp cận. Đồng thời, nắm vững cách giám sát bé để tránh tai nạn không mong muốn. Bé 8 tháng tuổi cần từ 12 đến 15 giờ giấc ngủ trong một ngày, bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và giấc ngủ nhanh trong ngày. Để giúp bé có giấc ngủ đủ và thoải mái, cha mẹ nên thiết lập một lịch trình ngủ cố định và tạo môi trường yên tĩnh và thoáng mát cho bé.
Lời kết
Đến tháng thứ 8, bé vận động và giao tiếp nhiều hơn. Do vậy, cha mẹ cần cẩn thận và luôn chú ý môi trường xung quanh để tránh nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, đừng quá lo sợ mà ngăn cản bé khám phá. Đây là quá trình học hỏi của bé và thông qua đó bạn sẽ thấy bé trưởng thành hơn mỗi ngày.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sự tăng trưởng và phát triển của em bé, vui lòng liên hệ bác sĩ nhi khoa. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình phục hồi sau sinh, vui lòng liên hệ bác sĩ sản phụ khoa hoặc nữ hộ sinh.
1. American Academy of Pediatrics. Movement: Babies 8 to 12 months. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Movement-8-to-12-Months.aspx Nguồn tham khảo
2. Washington University. Developmental Milestones Table. https://depts.washington.edu/dbpeds/Screening%20Tools/Devt%20Milestones%20Table%20%28B-6y%29%20PIR%20%28Jan2016%29.msg.pdf
3. Stanford Children’s Health. Infant sleep. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-sleep-90-P02237
4. Stanford Children’s Health. Feeding guide for the first year. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=feeding-guide-for-the-first-year-90-P02209
5. American Academy of Pediatrics. Physical appearance and growth: 8 to 12 months. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Physical-Appearance-and-Growth-8-to-12-Months.aspx
6. American Academy of Pediatrics. Sample menu for a baby 8 to 12 months old. https://www.healthychildren.org/english/ages-stages/baby/feeding-nutrition/pages/sample-one-day-menu-for-an-8-to-12-month-old.aspx
7. Kohli-Kumar M. Screening for anemia in children: AAP recommendations–a critique. Pediatrics. 2001 Sep;108(3):E56. doi:10.1542/peds.108.3.e56 PMID:11533374 https://doi.org/10.1542/peds.108.3.e56
8. American Academy of Pediatrics. Healthy sleep habits: How many hours does your child need? https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/sleep/Pages/healthy-sleep-habits-how-many-hours-does-your-child-need.aspx
9. Centers for Disease Control and Prevention. When, what, and how to introduce solid foods. https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/when-to-introduce-solid-foods.html
10. American Academy of Pediatrics. Remind families: Honey can cause infant botulism. https://publications.aap.org/aapnews/news/13225
11. American Academy of Pediatrics. Cow’s milk alternatives: Parent FAQs. https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/milk-allergy-foods-and-ingredients-to-avoid.aspx
12. American Academy of Pediatrics. Emotional and social development: 8 to 12 months. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Emotional-and-Social-Development-8-12-Months.aspx
13. American Academy of Pediatrics. Movement: babies 8 to 12 months. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/default.aspx
14. American Academy of Pediatrics. Physical appearance and growth: 8 to 12 months. https://doi.org/10.1186/s13223-018-0286-1
15. American Academy of Pediatrics. Physical appearance and growth: 8 to 12 months. https://doi.org/10.3171/2015.2.PEDS14472
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi