Tư vấn chuyên môn bài viết
BS. CKI. Tô Văn Vinh
Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Trong bài viết dưới đây, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu sự phát triển và các cột mốc quan trọng của em bé 6 tháng tuổi. Đồng thời, cha mẹ cần lưu ý một số sự thay đổi trong chăm sóc bé và đảm bảo sức khỏe cho bé.
Mục lục
- 1. Khái niệm cơ bản về chăm sóc bé 6 tháng tuổi
- 2. Dinh dưỡng và giấc ngủ của bé 6 tháng tuổi
- 3. Các cột mốc quan trọng của bé 6 tháng tuổi
- 4. Về phát triển thể chất và vận động
- 5. Sức khỏe và sự an toàn của bé 6 tháng tuổi
- 6. Những điều cần chú ý khác
- 7. Những câu hỏi thường gặp
- 8. Lời kết
- 9. Nguồn tham khảo
Khái niệm cơ bản về chăm sóc bé 6 tháng tuổi
Bạn đã quen với việc tắm rửa và thay tã cho bé trong nhiều tháng qua, nhưng đến tháng thứ 6 sẽ có sự khác biệt. Tháng này bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, do vậy tính chất phân của bé sẽ có sự thay đổi. Nhìn chung, tính chất phân của bé sẽ thay đổi về độ đặc, màu sắc và mùi.
Nếu chưa thiết lập lịch trình ngủ cho bé, thì đây là thời điểm thích hợp. Bạn cần đảm bảo bé ngủ 2-3 cữ vào ban ngày và ngủ ít nhất 10 tiếng vào ban đêm. Và cách để bé có lịch trình đều đặn là tạo thói quen đi ngủ như tắm, massage, phòng tối, kể chuyện…
Dinh dưỡng và giấc ngủ của bé 6 tháng tuổi
Sáu tháng đánh dấu rất nhiều cột mốc phát triển lớn đối với bé. Bởi vì bé ngày càng phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, nếu bé không đạt một số mốc phát triển cụ thể vào đúng 6 tháng thì cha mẹ đừng quá lo lắng. Một số bé sẽ đạt có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và một số bé sẽ chậm rãi hơn một chút.
Thức ăn cho bé 6 tháng tuổi
Nếu bé có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm như ngồi không cần hỗ trợ, há miệng chờ thức ăn, với lấy thức ăn thì bạn nên bắt đầu cho bé làm quen với thức ăn.
Khi bé đã sẵn sàng ăn dặm, cha mẹ hãy bắt đầu từ từ. Tâm lý cha mẹ khá căng thẳng và kỳ vọng vào việc ăn dặm của bé. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, bé mới chỉ làm quen với thức ăn và sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính ở tháng này. Cha mẹ hãy chọn thời điểm mà bạn thoải mái, không bị áp lực về thời gian để từ từ dạy bé từng chút. Một điều quan trọng nữa là cho phép bé tự ăn nếu bé hào hứng muốn thử. Có nghĩa là để bé cố gắng cầm thức ăn bằng tay hoặc thìa. Tất nhiên, bạn phải giúp đỡ và hỗ trợ bé. Ở độ tuổi này, bé vẫn chưa phối hợp được kỹ năng, nhưng việc cho phép bé khám và tự ăn sẽ khuyến khích bé tự lập hơn.
Việc bạn giới thiệu thực phẩm theo thứ tự nào cũng không quan trọng. Bạn có thể chọn bất kỳ thứ tự nào bạn muốn. Lưu ý duy nhất là nếu bé có cơ địa dị ứng (bé có mắc các bệnh chàm, hen suyễn, dị ứng đạm…) thì cha mẹ cần trao đổi thêm với Bác sĩ Nhi Khoa về các nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng.
Việc bạn chọn cho bé ăn gì và hình thức nào cũng là sở thích cá nhân. Tuy nhiên, cần chú ý đến kết cấu và độ đặc của thức ăn. Vì bé mới tập ăn nên bạn cần cho bé ăn những thức ăn xay nhuyễn hoặc thật mềm.
Giấc ngủ của bé 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng tuổi có lịch trình ngủ ổn định hơn so với các tháng trước. Bé ngủ 2 đến 3 cữ mỗi ngày. Nhìn chung, tổng thời gian ngủ khoảng 14 giờ. Bao gồm 10 giờ ban đêm và 3-4 giờ ban ngày.
Ngoài ra, một số bé có thể thức giấc vào ban đêm. Nguyên nhân vì bé đang mọc răng, cần bú sữa hoặc cảm thấy cần vỗ về. Bạn có thể cho bé bú cữ tối trước khi bạn đi ngủ và nếu bé có thức giấc vào ban đêm, cha mẹ hãy vỗ về nhẹ và để bé tự ngủ trở lại.
Các cột mốc quan trọng của bé 6 tháng tuổi
Ở nhóm tuổi này, có các khía cạnh phát triển chính của bé. Bao gồm cảm xúc và xã hội; nhận thức và trí não; thể chất và vận động. Em bé sẽ đạt được các cột mốc quan trọng trong từng khía cạnh trong tháng này.
Về cảm xúc và xã hội
Bạn sẽ thấy bé học cách kết nối với mọi người xung quanh khi được 6 tháng bằng một số hình thức như sau:
- Thường vui vẻ và đáp lại cảm xúc của người khác.
- Bắt đầu phân biệt được khuôn mặt quen và người lạ.
- Thích chơi với bạn và những người khác.
- Vui vẻ ngắm mình trong gương.
Lời khuyên dành cho cha mẹ để nâng cao khía cạnh cảm xúc của bé là thường xuyên nói chuyện với bé về điều gì đang diễn ra xung quanh. Ngoài ra, bạn có thể đặt một chiếc gương cho bé trong lúc bé đang chơi đồ chơi. Cách này giúp bé quan sát được chuyển động cơ thể của bé.
Về phát triển trí não
Trí não của bé đang phát triển bằng cách
- Bé tò mò: Bé nhìn vào những đồ vật ở gần và cố gắng chộp lấy những đồ vật ngoài tầm với.
- Bé chuyền đồ từ tay này sang tay kia và đưa tay lên miệng.
Lời khuyên dành cho cha mẹ để hỗ trợ bé phát triển trí nào là cung cấp cho bé những đồ chơi dễ cầm bằng một tay. Đồng thời gọi tên và mô tả với bé về những đồ vật hào hứng đưa vào miệng.
Về phát triển thể chất và vận động
Bé có sự phát triển thể chất và vận động vượt bậc, cụ thể:
- Bắt đầu có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ.
- Lăn người theo cả hai hướng.
- Sẽ đẩy chân bé xuống khi chân bé đặt trên bề mặt cứng.
- Đá qua lại.
Lời khuyên dành cho cha mẹ để hỗ trợ vận động cho bé là để đồ chơi yêu thích của bé ở gần để bé tự lăn tới.
Sức khỏe và sự an toàn của bé 6 tháng tuổi
Ở tháng thứ 6 vấn đề cần quan tâm là sự tò mò và khả năng vận động ngày càng tăng của bé. Cha mẹ và người chăm sóc cần phải tỉ mỉ trong việc giữ an toàn cho bé. Không chỉ khỏi bị ngã mà còn không bị kéo vào vật gì nóng hoặc cho vật gì nguy hiểm vào miệng.
Ví dụ, đừng để em bé trên bàn thay tã hoặc giường không thanh chắn vì bé có thể lăn xuống. Ngoài ra, bé cũng sẽ cho mọi thứ vào miệng. Vì vậy bạn cần chú ý đến những thứ gây độc hại và có khả năng gây hóc vào đường thở.
Bên cạnh đó, bé cũng thích với tay, nắm và kéo những thứ như đồ uống nóng, dây, vòng cổ và vòng tay. Vì vậy bạn cần cẩn thận tránh bé kéo những đồ vật trên.
Những điều cần chú ý khác
Mặc dù tất cả bé đều phát triển khác nhau. Tuy nhiên bạn cần trao đổi với Bác sĩ Nhi Khoa nếu bé 6 tháng tuổi có các dấu hiệu sau:
- Không biểu hiện sự quấn quít và cảm xúc với cha mẹ hoặc người chăm sóc chính.
- Không thể hiện tình cảm với cha mẹ hoặc người chăm sóc.
- Sẽ không phản hồi với âm thanh gần đó.
- Không cười.
- Gặp khó khăn khi đưa đồ vật vào miệng.
- Khó khăn khi cầm đồ chơi và đưa vào miệng
- Không phát ra các nguyên âm “oo”, “ah”.
- Không thể lăn theo một trong hai hướng.
- Không cố gắng lấy đồ vật ở gần.
Những câu hỏi thường gặp
Bé 6 tháng tuổi sẵn sàng ăn dặm khi có thể ngồi không cần hỗ trợ và há miệng chờ thức ăn. Cha mẹ nên bắt đầu từ từ, chọn thời điểm không áp lực và cho phép bé tự ăn. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, và bé cần được giới thiệu với thức ăn nhuyễn hoặc mềm. Bé 6 tháng tuổi có lịch trình ngủ ổn định hơn, ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày, bao gồm 10 giờ ban đêm và 3-4 giờ ban ngày. Nếu bé thức giấc vào ban đêm, cha mẹ nên vỗ về nhẹ nhàng và để bé tự ngủ trở lại. Bé 6 tháng tuổi phát triển về cảm xúc và xã hội, nhận biết khuôn mặt quen và người lạ, thích chơi với mọi người, và quan sát mình trong gương. Về trí não, bé tò mò, chuyền đồ từ tay này sang tay kia và đưa tay lên miệng. Về thể chất và vận động, bé bắt đầu ngồi không cần hỗ trợ và lăn người. Cha mẹ cần chú ý đến sự tò mò và khả năng vận động ngày càng tăng của bé. Đảm bảo không để bé tiếp xúc với vật nguy hiểm, nóng hoặc có khả năng gây hóc. Hãy cẩn thận khi bé nằm trên bàn thay tã hoặc gần vật có thể kéo vào miệng. Nếu bé không phản hồi với âm thanh, không cười, gặp khó khăn khi đưa đồ vật vào miệng, hoặc không thể lăn theo một trong hai hướng, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa. Mỗi bé phát triển khác nhau, nhưng quan trọng là theo dõi và đánh giá sự phát triển của bé một cách kỹ lưỡng.
Lời kết
Đến tháng thứ 6, bé phát triển vượt bậc hơn so với tuần trước. Đây là khoảng thời gian quý báu để giúp bé phát triển vận động, ngôn ngữ và nhận biết thế giới xung quanh. Vì thế, cha mẹ cần sắp xếp nhiều thời gian để tương tác và thấu hiểu bé nhiều hơn. Tuy nhiên, đừng quên rằng sức khỏe của bạn cũng quan trọng không kém.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sự tăng trưởng và phát triển của em bé, vui lòng liên hệ bác sĩ nhi khoa. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình phục hồi sau sinh, vui lòng liên hệ bác sĩ sản phụ khoa hoặc nữ hộ sinh.
1. Centers for Disease Control and Prevention. Important milestones: Your baby by six months. https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/milestones-6mo.html Nguồn tham khảo
2. Stanford Children’s Health. Infant sleep. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-sleep-90-P02237
3. Stanford Children’s Health. Feeding guide for the first year. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=feeding-guide-for-the-first-year-90-P02209
4. Nemours KidsHealth. Your baby’s growth: 6 months. https://kidshealth.org/en/parents/growth-6mos.html
5. American Academy of Pediatrics. Emotional and social development: 4 to 7 months. https://healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Emotional-and-Social-Development-4-7-Months.aspx
6. American Academy of Pediatrics. Movement milestones: babies 4 to 7 months. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Movement-4-to-7-Months.aspx
7. Centers for Disease Control and Prevention. Your baby at 6 months. https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/pdf/checklists/Eng.-6-months-Milestone-Moments-Checklist-2021-P.pdf
8. Washington University. Developmental Milestones Table. https://depts.washington.edu/dbpeds/Screening%20Tools/Devt%20Milestones%20Table%20%28B-6y%29%20PIR%20%28Jan2016%29.msg.pdf
9. American Academy of Pediatrics. Starting solid foods. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Starting-Solid-Foods.aspx
10. Centers for Disease Control and Prevention. Vaccines for your children: Protecting your child at every age: 6 months. https://www.cdc.gov/vaccines/parents/protecting-children/months-6.html
11. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). ACIP Immunization Schedule Vote https://www.cdc.gov/media/releases/2022/s1020-immunization-vote.html
12. American Academy of Pediatrics. Baby’s first tooth: 7 facts parents should know. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/teething-tooth-care/Pages/Babys-First-Tooth-Facts-Parents-Should-Know.aspx
13. Cleveland Clinic. Common cold in babies. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17834-common-cold-in-babies
14. UNICEF Parenting. Your baby’s developmental milestones at 6 months. https://www.unicef.org/parenting/child-development/your-babys-developmental-milestones-6-months#language-and-communication
15. American Academy of Pediatrics. How to keep your sleeping baby safe: AAP policy explained. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/A-Parents-Guide-to-Safe-Sleep.aspx
16. American Academy of Pediatrics. Recommended drinks for young children ages 0-5. https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/Recommended-Drinks-for-Young-Children-Ages-0-5.aspx
17. Adolph KE, Franchak JM. The development of motor behavior. Wiley Interdiscip Rev Cogn Sci. 2017;8(1-2) doi:10.1002/wcs.1430 https://doi.org/10.1002/wcs.1430
18. Centers for Disease Control and Protection. Birth to 15 months immunization schedules. https://www.cdc.gov/vaccines/schedules/hcp/imz/child-adolescent.html
19. Dosman CF, Andrews D, Goulden KJ. Evidence-based milestone ages as a framework for developmental surveillance. Paediatr Child Health. 2012;17(10):561-8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3549694/
20. Kuo AA, Inkelas M, Slusser WM, Maidenberg M, Halfon N. Introduction of solid food to young infants. Matern Child Health J. 2011;15(8):1185-94. doi:10.1007/s10995-010-0669-5 https://doi.org/10.1007/s10995-010-0669-5
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi