Tư vấn chuyên môn bài viết BS. CKI. Lê Thảo Nhi Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM
Nội tiết tố thay đổi dẫn đến làn da của mẹ bầu bị ảnh hưởng, gây mất tự tin. Tuy vậy, nhiều mẹ lại không dám skincare vì sợ các sản phẩm chăm sóc da sẽ làm ảnh hưởng tới bé. Mẹ bầu không những cần chăm sóc da mà còn phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này nếu không muốn gặp vấn đề về da sau sinh như nám da, sạm da…. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý những cách chăm sóc da cho bà bầu an toàn, hiệu quả, mẹ đừng bỏ qua nhé.
Mục lục
- 1. Những thay đổi thường gặp về da trong thai kỳ
- 2. Cách chăm sóc da cho các vấn đề thường gặp
- 3. Quy trình 7 bước chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà
- 4. Lưu ý về việc chăm sóc da cho mẹ bầu toàn diện
- 5. Chọn chăm sóc da tại các spa uy tín cho mẹ bầu
- 6. FELISA MOMSPA – Địa chỉ chăm sóc da mặt cho mẹ bầu uy tín tại TP. HCM
- 7. Những thắc mắc mẹ bầu thường quan tâm khi chăm sóc da mặt giai đoạn mang thai
Những thay đổi thường gặp về da trong thai kỳ
Trong suốt giai đoạn thai kỳ, sự thay đổi về nội tiết tố sẽ dẫn đến những thay đổi về làn da nói riêng và toàn bộ cơ thể người mẹ nói chung. Một số thay đổi phổ biến thường gặp nhất ở các mẹ bầu có thể là:
- Màu của núm vú sẫm hơn
- Xuất hiện sạm da ở các vùng bụng, nách, bẹn, mông
- Xuất hiện Melasma- nám da thai kỳ- thường xuất hiện ở vùng mặt như mũi, má & trán.
- Xuất hiện Linea nigra- đường nâu sọc bắt đầu từ rốn tới gần vùng kín
- Rạn da
- Nổi mụn trứng cá
- Suy tĩnh mạch
- Tĩnh mạch mạng nhện
- Móng tay và tóc mọc nhanh
Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng này không thể xác định chính xác là gì, nhưng theo nhiều nghiên cứu, nó đến từ việc nồng độ hormone của phụ nữ thay đổi trong suốt quá trình mang thai.
Các mẹ bầu khi gặp những thay đổi này sẽ trở nên tự ti nhưng lại e ngại về việc sử dụng các phương pháp chăm sóc da vì sợ ảnh hưởng đến em bé, mẹ bầu thường sẽ tìm cách “chấp nhận” và hy vọng sau khi sinh da dẻ sẽ trở lại bình thường.
Tuy nhiên, hiện nay, khi khoa học đã cải tiến, các bác sĩ đã nghiên cứu và đưa ra được nhiều phương pháp giúp mẹ bầu chăm sóc da an toàn, đảm bảo mẹ vẫn đẹp và vẫn không ảnh hưởng đến sự an toàn của bé.
Cách chăm sóc da cho các vấn đề thường gặp
Như đã nói, các vấn đề về da thường gặp ở mẹ bầu đa số xuất phát từ việc hormone bị thay đổi. Để cải thiện những vấn đề này, mẹ có thể tham khảo những tips chăm sóc da dưới đây để cải thiện tình trạng da bị thâm, nám, sạm hay nổi mụn.
Chăm sóc da khi mẹ bầu bị mụn
Mẹ bầu thường gặp tình trạng mụn nội tiết trên mặt ở 3 tháng đầu thai kỳ, chủ yếu là do sự điều tiết bã nhờn tăng lên quá mức. Điều này không những làm mẹ cảm thấy tự ti mà còn hoang mang bởi không biết có được dùng các sản phẩm trị mụn hay không bởi thời điểm này khá nhạy cảm, thai nhi thường chưa ổn định.
Thay vì phải lo lắng như vậy, mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc da mặt cho mẹ bầu tại nhà để giảm tình trạng mụn nổi nhiều hơn như:
- Giữ cho da sạch sẽ thông thoáng bằng việc thực hiện các bước chăm sóc da đều đặn mỗi ngày như tẩy trang, rửa mặt, toner riêng cho da mụn, hạn chế việc makeup. Các sản phẩm cần được sự cho phép của bác sĩ, mẹ nên lưu ý hỏi về vấn đề này nhé!
- Chăm sóc da từ bên trong như bổ sung đủ nước cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, hoa quả…
- Mật ong có khả năng kháng khuẩn và trị mụn khá tốt. Mẹ bầu có thể sử dụng mặt nạ bằng mật ong để giảm độ sưng viêm của mụn. Dùng mật ong xoa nhẹ nhàng lên vùng da đang bị mụn và rửa sạch sau 20 phút. Tuy nhiên hãy chú ý về việc kích ứng và tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.
- Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh thức khuya, căng thẳng để cơ thể không sản sinh thêm nhiều cortisol.
- Khi cần ra ngoài hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, cần thoa kem chống nắng phù hợp cho mẹ bầu.
- Khi muốn sử dụng các loại thuốc chấm mụn, cần tham khảo tư vấn của bác sĩ da liễu. Nhất định không được tự ý sử dụng vì có thể gây nguy hiểm đến cả mẹ và bé.
>> Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc chăm sóc da mụn cho mẹ bầu
Chăm sóc khi bị rạn da
Đối với rạn da, mẹ cần phải thật kiên trì sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, dầu dừa, dầu oliu hoặc dầu chống rạn chuyên dùng để massage hàng ngày. Sử dụng ngay từ những tháng đầu thai kỳ sẽ giúp giảm tỷ lệ cũng như mức độ rạn da khi mang thai.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung các vitamin (vitamin A, vitamin E…), các loại dầu cá (omega3, omega6…) và các chất xơ thông qua thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung để tăng khả năng đàn hồi của cấu trúc da.
Hiện nay, có rất nhiều những sản phẩm chống rạn dạng bôi ngoài da trên thị trường với đa dạng chủng loại cũng như xuất xứ. Mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn để tìm được một sản phẩm phù hợp.
Chăm sóc da cho bà bầu bị nám
Bên cạnh mụn và rạn da, nám là điều rất nhiều mẹ bầu quan tâm trong quá trình mang thai. Mẹ có thể áp dụng những cách chăm sóc da mặt cho mẹ bầu dưới đây để ngừa nám:
- Bổ sung vitamin A, C, E và vitamin B6 để hạn chế sự hình thành sắc tố melanin.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời vào khoảng thời gian từ 9-16h do lúc này cường độ tia UV rất cao, ảnh hưởng tới da. Nếu ra ngoài cần che chắn kĩ càng.
- Sử dụng kem chống nắng có SPF ít nhất là 30 dành riêng cho phụ nữ mang thai.
- Có thể sử dụng thêm vitamin C dạng serum để làm sáng da hoặc kem trị nám chuyên dụng cho bà bầu trước khi đi ngủ.
Quy trình 7 bước chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà
Chăm sóc da cho bà bầu là việc khá đơn giản nhưng đòi hỏi mẹ phải thật sự kiên trì. Chúng tôi sẽ gợi ý các lưu ý trong 7 bước chăm sóc da mặt khi mang bầu cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả.
Tẩy trang bằng các sản phẩm phù hợp
Dù có ra ngoài, sử dụng kem chống nắng, trang điểm hay là không thì các mẹ vẫn nên tẩy trang để lỗ chân lông không bị bít tắc bởi bụi bẩn hoặc dầu thừa trên da do việc tăng nội tiết gây ra. Chú ý chọn các dòng nước tẩy trang lành tính, dịu nhẹ phù hợp với mẹ bầu. Mẹ bầu có thể chọn dầu tẩy trang để giúp làm sạch sâu, nhưng cần lưu ý bước nhũ hóa để tránh tình trạng dầu không được lấy đi sạch, dẫn đến tình trạng mụn ẩn và mụn viêm ngày càng nặng.
Lựa chọn sữa rửa mặt từ thiên nhiên
Rửa mặt là bước quan trọng giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên da. Mẹ cần lựa chọn những dòng sữa rửa mặt lành tính, có chiết xuất tự nhiên như nha đam, yến mạch, bơ… Hạn chế dùng sữa rửa mặt trắng da, trị mụn…vì sẽ có thành phần không an toàn cho em bé. Tốt nhất nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp với loại da (da dầu, khô, da hỗn hợp…) để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Đối với mẹ có làn da nhiều dầu: Nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày để đảm bảo da luôn khô thoáng và hạn chế tiết dầu thừa gây khó chịu và nổi mụn.
- Đối với những mẹ có làn da khô: Có thể rửa mặt 1 lần/ngày vào buổi tối để tránh da quá khô, đồng thời có thể phối hợp thêm toner để làm sạch sâu và duy trì độ ẩm.
Sử dụng toner cân bằng độ ẩm cho da
Toner được sử dụng sau bước rửa mặt, có khả năng cân bằng độ pH của da, không làm cho da quá khô căng sau khi rửa mặt và làm sạch sâu cho da thêm lần nữa. Độ ẩm trên da được cân bằng giúp cho việc hấp thụ tốt các dưỡng chất được đưa vào ở bước skincare tiếp theo.
Tùy vào tình trạng da mà sẽ có các loại toner phù hợp. Tuy nhiên đây chỉ là bước hỗ trợ cân bằng độ pH cho da nên các mẹ chỉ cần chú ý lựa chọn những sản phẩm lành tính, không chứa paraben hoặc cồn để đảm bảo an toàn là được. Mẹ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được loại toner phù hợp.
Lựa chọn serum dưỡng da chính hãng
Serum hay tinh chất là sản phẩm cần để phục hồi và tái tạo lại các tế bào da, giúp da sáng và đều màu hơn. Serum thường chứa hàm lượng tinh chất dưỡng da cao hơn 3-10 lần so với những loại kem dưỡng. Sau khi thoa toner, hãy sử dụng 2-3 giọt serum thoa lên mặt và massage nhẹ nhàng giúp tinh chất thẩm thấu và phát huy hiệu quả.
Mẹ bầu lưu ý chọn serum đặc trị cho tình trạng da cũng như nhu cầu của mình. Mỗi loại serum sẽ có những thành phần dưỡng khác nhau: serum trị mụn, serum chống lão hóa, serum dưỡng ẩm… và tùy vào loại da (da thường, da dầu, da khô, da hỗn hợp…). Mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ và chọn mua của những thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn mẹ nha.
Sử dụng kem dưỡng da thích hợp
Kem dưỡng là bước sau cùng trong quy trình chăm sóc da cho bà bầu. Thông thường, mẹ bầu có thể sử dụng chung 1 lọ kem dưỡng cho cả ban ngày và ban đêm. Tuy nhiên, nếu có thể các mẹ có thể sử dụng kem dưỡng riêng biệt cho ban ngày và ban đêm. Kem dưỡng ban ngày thường sẽ có thành phần hỗ trợ chống nắng, ban đêm sẽ thiên hướng phục hồi, dưỡng da…Thành phần sẽ tùy thuộc vào thương hiệu. Mẹ bầu chỉ cần lưu ý chọn những sản phẩm chính hãng, phù hợp với phụ nữ mang thai và không chứa các thành phần như retinoids, hydroquinone, corticoid…
Sử dụng kem chống nắng riêng biệt cho phụ nữ mang bầu
Vào ban ngày, dù có ra ngoài hay không, mẹ bầu vẫn nên thoa kem chống nắng. Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da cho bà bầu giúp hạn chế những tác động của tia tử ngoại lên da, ngăn ngừa nám, đồi mồi và da sạm màu. Mẹ nên sử dụng những loại kem có chỉ số SPF từ 30 trở lên để đạt được khả năng chống nắng tốt nhất. Một lưu ý nữa là nên sử dụng kem chống nắng dạng vật lý thay vì dạng hóa học.
Mẹ không nên lựa chọn kem chống nắng có những thành phần như axit para-aminobenzoic, oxybenzone, homosalate…
Đắp mặt nạ có thành phần thiên nhiên
Xen kẽ trong tuần, khi chăm sóc da cho bà bầu, mẹ bầu có thể chọn sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên để chăm sóc da tốt hơn. Bước đắp mặt nạ thiên nhiên có thể thực hiện sau bước dùng toner. Dưới đây là một số công thức mặt nạ thiên nhiên mà mẹ bầu có thể tham khảo. Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý hỏi qua bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé!
- Mặt nạ yến mạch + sữa chua: Tỉ lệ 1:1, thoa đều lên mặt và đợi trong khoảng 15’ rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Mặt nạ dưa leo: Rửa sạch dưa leo, cắt thành lát mỏng đắp lên mặt và đợi khoảng 15’ rồi rửa mặt sạch.
- Mặt nạ đu đủ + mật ong: Đu đủ nghiền nhuyễn trộn với mật ong, thoa đều lên mặt và đợi trong khoảng 15’ rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Mặt nạ tinh bột nghệ + mật ong: Tỉ lệ trộn 1:1, sau đó thoa hỗn hợp đều lên mặt và rửa mặt sạch sau 15’ đợi.
- Mặt nạ nha đam (lô hội): Xay nhuyễn nha đam, trộn thêm với mật ong rồi đắp lên mặt trong 15’. rửa sạch lại với nước ấm.
>>> Xem thêm: Sản phẩm chăm sóc da an toàn khi mang thai – Canadian Family Physician
Lưu ý về việc chăm sóc da cho mẹ bầu toàn diện
Chú ý các thành phần cần tránh sử dụng:
Mang thai là một quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc cho cả mẹ và bé. Có thể nói việc lựa chọn mỹ phẩm, thực phẩm hay bất cứ tác động nào đối với mẹ cũng đều có khả năng ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi. Vì thế trong quá trình chăm sóc da cho bà bầu, chọn lựa các sản phẩm dưỡng da cũng là một điều cực kỳ quan trọng, mẹ bầu cần lưu ý tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa những chất sau:
- Paraben: Các sản phẩm chứa hợp chất methylparaben (hợp chất gây ra các phản ứng tiêu cực cho da khi tiếp xúc với tia UVA/UVB) sẽ khiến làn da tăng mức độ kích ứng, biến đổi màu da và làm da nhanh lão hóa. Trong thời kỳ mang thai, paraben còn gây tình trạng rối loạn nội tiết cho mẹ bầu.
- Siloxanes: Một hợp chất thuộc nguyên tố silicone, mỹ phẩm chứa hợp chất này gây nguy cơ rối loạn nội tiết, giảm khả năng sinh sản.
- Corticoid: Tác dụng phụ cực kỳ cao, dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, ức chế tuyến thượng thận và suy giảm miễn dịch cực kỳ nguy hiểm cho các mẹ.
- Benzoyl peroxide: Thành phần thường có trong sản phẩm trị mụn, tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý không sử dụng vì sẽ gây ra nguy cơ thai nhi bị dị tật.
- Salicylic acid (BHA): Để tránh các nguy cơ thai nhi bị chảy máu nội sọ và các biến chứng thai kỳ không kiểm soát khác, đây là thành phần nguy hiểm mà mẹ bầu cần tránh.
- Erythromycin: Nhóm kháng sinh chỉ được dùng khi có toa thuốc chỉ định bởi bác sĩ. Thành phần có nhiều tác dụng phụ, gây ra các nguy cơ gan nhiễm độc và có nguy cơ đi qua nhau thai gây ảnh hưởng đến bé.
- Retinoids: Một dạng của Vitamin A, có tên gọi khác là retin-A (tretinoin) hay retinyl palmitate. Hoạt chất này gây ra dị tật ở thai nhi vì thế mẹ bầu không được sử dụng.
- Hydroquinone: Thành phần có trong các sản phẩm trị nám, sạm da. Theo Cục quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thành phần này có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Phthalates: Thành phần có mặt trong các sản phẩm kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, đây là thành phần gây ra các rối loạn hormone tuyến giáp ở mẹ bầu và các cơ quan chức năng: gan, thận, phổi & chức năng sinh sản.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế chất gây hại
Các dưỡng chất cần thiết giúp da luôn căng bóng, khoẻ mạnh đồng thời thúc đẩy sự phát triển của thai nhi bao gồm:
- Chất béo: Các chất béo lành mạnh thường có nhiều trong các loại hạt như macca, óc chó, hạnh nhân, bơ hay cá… Nhóm chất này giúp cung cấp đủ độ ẩm và làm da luôn căng bóng.
- Nhóm chất đạm: Đạm cần thiết để tái tạo và phục hồi tế bào da, có nhiều trong các thực phẩm như sữa, trứng, các loại thịt đỏ…
- Các vitamin: Vitamin A, C, E có nhiều trong các loại rau củ, trái cây như cam, ổi, gấc… có khả năng phục hồi da do tác động của tia UV, làm sáng và đều màu da, giúp da săn chắc, khoẻ mạnh.
- Kẽm: kẽm có nhiều trong các loại đậu, thịt, ngũ cốc nguyên hạt. Kẽm có tác dụng bảo vệ da tránh những tổn thương từ tia cực tím, dưỡng ẩm, làm sạch da.
Những đồ uống không tốt cho sức khỏe bao gồm nước ngọt, bia rượu, thức uống có ga, cà phê… mẹ bầu không nên sử dụng. Chúng không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của thai nhi mà còn có thể làm da mặt trở lên xấu đi.
Mẹ có thể sử dụng các loại trái cây tươi để ép nước hoặc ăn trực tiếp, uống nước lọc, nước dừa…để bổ sung nước và các vitamin cần thiết cho sự trẻ trung của làn da. Đặc biệt, nước dừa rất tốt cho bà bầu, có khả năng bổ sung nước ối và làm ối trong hơn.
Đảm bảo giấc ngủ đủ và duy trì tinh thần thoải mái
Sức khỏe làn da phản ánh chất lượng giấc ngủ. Nếu khi chăm sóc da cho bà bầu mẹ ngủ đủ giấc, da sẽ sáng và căng bóng. Khi thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon, mẹ sẽ thấy ngay những quầng thâm xuất hiện và rất khó loại bỏ. Điều này là do khi chất lượng giấc ngủ không đảm bảo sẽ dẫn đến hàng loạt thay đổi có hại như cơ thể thiếu nước, giảm hình thành hormon GH, giảm độ đàn hồi và săn chắc của da.
Hơn nữa, khi cơ thể chúng ta ở trạng thái ngủ sâu sẽ kích thích sự tái tạo của các tế bào da và collagen, tăng khả năng đàn hồi của da. Mặt khác, khi thiếu ngủ, cơ thể nhanh chóng tăng lượng cortisol và các hormone stress thúc đẩy tiết bã nhờn trên da, gây ra hàng loạt các vấn đề về da như mụn, lỗ chân lông to, viêm da…
Vì thế một giấc ngủ ngon và thoải mái góp phần rất lớn giúp mẹ bầu có được làn da khỏe mạnh và là một cách chăm sóc da khi mang bầu hiệu quả.
Chọn chăm sóc da tại các spa uy tín cho mẹ bầu
Bên cạnh việc tự chăm sóc da tại nhà, mẹ bầu có thể chọn đến các spa uy tín chỉ dành riêng cho mẹ bầu để được đảm bảo về chuyên môn cũng như an toàn cho cả mẹ và bé.
FELISA MOMSPA- hệ thống chăm sóc da chuẩn y khoa cho mẹ & bé do Sở Y Tế TP.HCM cấp giấy phép hoạt động là một trong những hệ thống được đánh giá cao tại TP. HCM hiện nay.
Đội ngũ bao gồm các bác sĩ chuyên khoa Da liễu và Sản phụ cùng các kỹ thuật viên có kinh nghiệm chăm sóc mẹ & bé tại các bệnh viện lớn, đảm bảo có đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sự chuyên nghiệp, đạo đức và tận tâm với công việc để tham vấn cho các mẹ bầu.
FELISA MOMSPA có các liệu trình dịch vụ phù hợp với từng tình trạng da của mẹ bầu với các thiết bị công nghệ hiện đại, mỹ phẩm chiết xuất tự nhiên, an toàn và lành tính dành cho phụ nữ mang thai.
Khi chăm sóc da tại spa kết hợp cùng việc dưỡng da tại nhà sẽ giúp mẹ sở hữu làn da khỏe mạnh, hạn chế mụn và các tình trạng khác khi đối diện với việc thay đổi nội tiết tố suốt thai kỳ.
>> Tham khao ngay: Spa trị mụn cho bà bầu
FELISA MOMSPA – Địa chỉ chăm sóc da mặt cho mẹ bầu uy tín tại TP. HCM
FELISA MOMSPA cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà uy tín hàng đầu hiện nay và được Sở Y Tế TP.HCM cấp giấy phép hoạt động và đã nhận được sự hài lòng và đánh giá cao của nhiều người nổi tiếng, các ca sĩ, diễn viên, hoa hậu trong suốt những năm hoạt động.
FELISA MOMSPA hiện có các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm phụ trách chuyên môn, thăm khám, xây dựng các liệu trình chăm sóc da mặt và toàn thân cho mẹ bầu khoa học, hiện đại, hiệu quả cao.
Đội ngũ nhân viên và điều dưỡng viên có bằng cấp, thường xuyên được training và cập nhật kiến thức, kỹ năng,đảm bảo kiến thức,kinh nghiệm,tác phong chuẩn mực và sự tận tuỵ với nghề, luôn đặt lợi ích của khách lên hàng đầu.
Những điều này đã khiến FELISA MOMSPA trở thành một địa chỉ uy tín của hàng ngàn lượt phụ nữ đến và lựa chọn những quy trình chăm sóc da cho bà bầu.
Những thắc mắc mẹ bầu thường quan tâm khi chăm sóc da mặt giai đoạn mang thai
Bên cạnh những thông tin về chăm sóc da mặt giai đoạn mang thai đã được kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài thắc mắc phổ biến dưới đây.
Để tránh bị kích ứng da hoặc ảnh hưởng tới thai nhi, trong quá trình mang thai mẹ không nên sử dụng các liệu pháp như peeling hay laser. Mẹ có thể tham khảo những cách chăm sóc da an toàn và hiệu quả khác từ bác sĩ da liễu uy tín.
Khi mang thai, lượng nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ tăng lên gây ra một số vấn đề như tăng tiết bã nhờn, tăng sắc tố da… Điều này không chỉ khiến da mẹ bầu sạm đi mà còn kèm theo nhiều vấn đề như mụn, rạn da.
Tùy theo cơ địa mỗi người, tình trạng mụn khi mang thai sẽ khác nhau. Thường thì tình trạng mụn ở giai đoạn thai kỳ sẽ giảm dần và hết sau khi sinh. Tuy nhiên, một số người có thể gặp tình trạng mụn kéo dài hơn sau khi sinh con. Mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc da mặt cho bà bầu mà chúng tôi vừa chia sẻ nhé.
Do thay đổi trong hệ thống miễn dịch khi mang thai mà các mẹ bầu sẽ dễ bị ngứa, một số mẹ bầu còn để lại các vết sưng như vết cắn côn trùng. Tình trạng này có thể xuất hiện bất định trong thời gian mang thai.
Thường xuyên đi lại để lưu thông mạch máu, không bắt chéo chân khi ngồi, kê chân cao khi ngồi ghế, tập thể dục… đây là những cách có thể giúp mẹ bầu giảm sưng đau và hạn chế tình trạng giãn tĩnh mạch.
Chắc hẳn với những nội dung chúng tôi vừa cung cấp, mẹ đã biết thêm những cách chăm sóc da cho mẹ bầu hiệu quả. Nếu bạn có thêm những bí kíp chăm sóc da hữu ích, hãy chia sẻ với chúng tôi nhé.
- Sun Protection Factor (SPF) | FDA. https://www.fda.gov/about-fda/center-drug-evaluation-and-research-cder/sun-protection-factor-spf
- Skin changes during pregnancy – acne | Pregnancy Birth and Baby. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/skin-changes-during-pregnancy-acne
- Kumari R, Jaisankar TJ, Thappa DM. A clinical study of skin changes in pregnancy. Indian J Dermatol Venereol Leprol. 2007 Mar-Apr;73(2):141. doi: 10.4103/0378-6323.31910. PMID: 17458033. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17458033/
- Motosko CC, Bieber AK, Pomeranz MK, Stein JA, Martires KJ. Physiologic changes of pregnancy: A review of the literature. Int J Womens Dermatol. 2017 Oct 21;3(4):219-224. doi: 10.1016/j.ijwd.2017.09.003.
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi