Tư vấn chuyên môn bài viết
BS. CKI. Tô Văn Vinh
Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Bé 13 tháng tuổi đã có thể đứng và đi độc lập. Đây là những trải nghiệm đau đầu cho cha mẹ khi liên tục chạy theo bé mỗi ngày. Nhưng cũng thật thú vị khi bé lớn lên từng ngày, phải không nào?
Trong bài viết bên dưới, cha mẹ cùng tìm hiểu các lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho bé 13 tháng tuổi, cũng như các mốc tăng trưởng của bé trong giai đoạn này.
Mục lục
Chăm sóc sức khỏe và chăm sóc trẻ 13 tháng tuổi
Khi bé mới biết đi, bé rất thích thú di chuyển và vận động. Bạn cần phải thực hiện một số biện pháp bảo vệ bé. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể ngăn ngừa mọi vết thương. Thỉnh thoảng có vết sưng trên đầu và đầu gối bị trầy xước là điều bình thường đối với bé mới biết đi. Vì thế, cha mẹ đừng tự trách bản thân vì để bé ngã. Mọi em bé đều cần học cách ngã trước khi bước đi hoặc chạy thành thạo.
Điều tương tự cũng xảy ra với bệnh tật, đặc biệt nếu bé ở nhà trẻ hoặc ở cạnh những đứa trẻ khác nhiều. Miễn là bé được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin, bạn có thể yên tâm rằng việc nhiễm bệnh bây giờ là điều tốt cho hệ thống miễn dịch của trẻ trong tương lai.
Dinh dưỡng và giấc ngủ của bé 13 tháng tuổi
Hầu hết bé mới biết đi ở độ tuổi này có thể uống bằng cốc, nói ít nhất một hoặc hai từ dễ nhận biết và chỉ vào thứ chúng muốn. Bé cũng bắt chước hành vi và động tác của bạn – bạn chạm vào mũi bạn, bé sẽ chạm vào mũi bé. Thêm vào đó, việc thay quần áo và thay tã dường như trở nên khó khăn hơn. Bé sẽ cử động liên tục và bạn có thể tận dụng hoạt động này để tương tác với bé như nhờ bé đưa tay, đưa chân hoặc xoay người…
Khi bé mới biết đi bước vào năm thứ hai, tốc độ tăng trưởng của bé giảm dần. Sự phát triển về chiều cao và cân nặng sẽ chậm và ổn định so với những tháng đầu đời. Khi được 13 tháng, các bé gái nặng khoảng 8-10kg và đạt chiều cao khoảng 65-75cm. Các bé trai nặng khoảng 9-11kg và cao khoảng 70-80cm.
Dinh dưỡng của bé 13 tháng tuổi
Hầu hết bé mới biết đi cần khoảng 800-1000 calo mỗi ngày. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng và mức độ hoạt động của bé. Tương tự, bé sẽ không ăn đồng đều một lượng thức ăn mỗi ngày. Có những ngày bé sẽ ăn ít hơn, có những ngày ăn nhiều hơn. Do vậy, cha mẹ không nên ép bé ăn đúng lượng calo. Việc này gây căng thẳng cho mỗi bữa ăn của bé và càng làm bé chán ăn hơn.
Bạn nên cho bé ăn ba bữa chính và hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Đồng thời, cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn hàng ngày với đủ các nhóm thực phẩm: rau, trái cây, ngũ cốc, protein và sữa. Thêm vào đó, bé thường có xu hướng thiếu các thực phẩm chứa canxi, sắt và chất xơ. Do đó, ngoài các sản phẩm từ sữa, bạn cần bổ sung canxi cho bé từ các thực phẩm như rau lá xanh, bông cải xanh và đậu phụ.
Giấc ngủ của bé 13 tháng tuổi
Ở độ tuổi này bé nên ngủ 11-14 giờ mỗi ngày. Một số bé vẫn ngủ hai giấc ban ngày và những em bé khác bắt đầu chuyển sang chỉ ngủ một giấc. Vì vậy, việc thấu hiểu giờ giấc và tuân thủ lịch trình sinh hoạt của bé rất có lợi cho cha mẹ sắp xếp thời gian công việc.
Những cột mốc 13 tháng tuổi
Dưới đây là một số cột mốc 13 tháng tuổi mà con bạn có thể đã đạt được hoặc có thể đang đạt được:
- Phát ra nhiều âm thanh bập bẹ – ví dụ như “ba”, “da” ,”dada”, “ma”. Đây là cách giao tiếp của bé ở tuổi này. Một số bé 13 tháng tuổi vẫn sử dụng không rõ từ ngữ, chỉ bắt chước âm điệu và nhịp điệu. Tuy nhiên, bé vẫn hiểu các câu ngắn hoặc ý nghĩa trong những điều bạn nói. Dù rằng bé chưa đủ ngôn ngữ để phản hồi trở lại. Do vậy, hãy luôn tương tác giới thiệu và phát âm rõ chữ để bé phát triển tốt hơn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
- Hầu hết bé từ 12 đến 13 tháng tuổi có thể nói được một từ hoặc hai từ. Ngoài ra, bé bộc lộ ý muốn tốt hơn mà không cần phải khóc. Cụ thể, bé sẽ chỉ tay vào đồ vật bé muốn.
- Bé có thể tự đứng dậy và di chuyển quanh phòng. Một số bé có thể tự mình bước đi một cách chập chững. Nếu cha mẹ lo lắng vì bé chưa biết đi thì đừng quên có một số bé khỏe mạnh hoàn toàn chưa chịu đi cho đến 18 tháng tuổi. Vì vậy thay vì lo lắng quá mức, hãy cố gắng tận hưởng những khoảnh khắc yên bình trước khi liên tục đuổi theo bé khắp mọi nơi.
Hoạt động dành cho trẻ 13 tháng tuổi
Nhiều bé 13 tháng tuổi bắt đầu thích chơi trò chơi và bắt chước bố mẹ khi làm việc nhà. Một số hoạt động, trò chơi và đồ chơi vui nhộn dành cho bé 13 tháng tuổi bao gồm:
- Ú òa. Một số bé có thể bắt đầu chơi trò chơi thú vị và vui nhộn này.
- Tô màu. Đưa cho bé một số bút màu đậm và khuyến khích bé viết nguệch ngoạc trên giấy
- Chuyền bóng. Lăn một quả bóng đến bé và xem liệu chúng có lăn nó trở lại không.
- Làm việc nhà cùng nhau. Bé có thể thấy bạn quét sàn hoặc lau mặt bàn và muốn giúp đỡ. Hãy để bé tham gia và khuyến khích bé giúp đỡ bạn nhiều hơn. Đây là cách hình thành thói quen tốt cho bé, đồng thời giúp bé trở nên tự lập.
Những câu hỏi thường gặp
Bé 13 tháng thường có thể đứng và đi một cách độc lập. Điều này làm cha mẹ bận rộn hơn trong việc theo dõi và bảo vệ bé khỏi các nguy hiểm như té ngã. Bé 13 tháng thường bắt đầu sử dụng một hoặc hai từ và có thể chỉ vào thứ chúng muốn. Cha mẹ nên thường xuyên tương tác và nói chuyện với bé để phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Bé 13 tháng cần khoảng 800-1000 calo mỗi ngày và nên ăn ba bữa chính cùng hai bữa phụ mỗi ngày. Cha mẹ cần cung cấp thực phẩm đa dạng, bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc, protein và sữa. Bé 13 tháng tuổi bắt đầu thích chơi với người khác. Cha mẹ có thể tạo cơ hội để bé chơi cùng các bé khác hoặc tham gia các lớp học nhóm. Những hoạt động này giúp bé học cách chia sẻ và tương tác xã hội Bé 13 tháng tuổi rất năng động và tò mò, do đó cha mẹ cần đảm bảo an toàn trong nhà. Điều này bao gồm việc lắp cửa an toàn, giữ các vật dụng nguy hiểm như dây điện và đồ vật nhỏ ra khỏi tầm tay bé, và giám sát bé chặt chẽ.
Lời kết
Đến tháng thứ 13, bé vận động và giao tiếp nhiều hơn. Do vậy, cha mẹ cần cẩn thận và luôn chú ý môi trường xung quanh để tránh nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, đừng quá lo sợ mà ngăn cản bé khám phá. Đây là quá trình học hỏi của bé và thông qua đó bạn sẽ thấy bé trưởng thành hơn mỗi ngày.
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi