Tư vấn chuyên môn bài viết
BS. CKI. Tô Văn Vinh
Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Mục lục
Khái niệm cơ bản về chăm sóc bé 3 tháng tuổi
Em bé 3 tháng tuổi có nhiều hoạt động khác và cần cha mẹ dọn dẹp khá nhiều. Dưới đây là một số hoạt động cần cha mẹ lưu ý khi chăm sóc bé:
Thay tã
Mặc dù không như giai đoạn sơ sinh, nhưng cha mẹ vẫn cần thay tã nhiều. Tần suất đi ngoài của bé ít hơn so với sơ sinh, thậm chí một số bé 1-2 ngày không đi ngoài. Tính chất phân của bé bú sữa mẹ sẽ loãng hơn bé bú sữa công thức.
Phun nước bọt
Bé có thể không phun nước bọt nhiều như lúc mới sinh, nhưng bé vẫn đang chơi đùa với điều đó khi 3 tháng tuổi. Miễn là bé đang tận hưởng thì bạn không cần phải lo lắng. Việc cần làm của cha mẹ là chuẩn bị thêm khăn vải hoặc yếm cho bé khi ra ngoài.
Chảy nước bọt
Mặc dù bé chưa mọc răng nhưng quá trình mọc răng có thể đang bắt đầu. Do vậy, bé bắt đầu chảy nhiều nước bọt hơn so với bình thường. Nếu bé không có dấu hiệu bệnh khác như sốt, sổ mũi, ho… thì chảy nước bọt là điều bình thường. Nếu bé chảy nước bọt kèm khó thở, khò khè thì có thể bé đang bị nghẹn hoặc sặc. Đây là trường hợp khẩn cấp cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Bú sữa
Khi được 3 tháng tuổi, bé vẫn bú thường xuyên nhưng tần suất cữ bú có giảm. Phần lớn cha mẹ nhận ra được nhiều dấu hiệu đòi bú và đã no ở bé, nên việc cho bé bú trở nên dễ dàng hơn. Em bé bú mẹ vẫn cần bú ít nhất 8 cữ/ngày. Bạn cần lưu ý rằng, trong khi cho bé bú, hãy để bé bú hết một bên vú trước khi cho bé bú bên kia. Đối với bé bú sữa công thức, mỗi cữ cách nhau 4 giờ. Một số bé vẫn bú mẹ hoàn toàn, một số bé đã được ba mẹ kết hợp cả sữa công thức và bú mẹ. Lý do vì nhiều mẹ đã đi làm trở lại và cảm thấy khó theo kịp lịch trình hút sữa.
Giấc ngủ
Bé vẫn ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày. Nhưng bây giờ, phần lớn bé ngủ vào ban đêm. Đây là tín hiệu khiến nhiều cha mẹ cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Điều này có nghĩa là thay vì ngủ vào những thời điểm ngẫu nhiên trong ngày, bé bắt đầu có những giấc ngủ ngắn trong ngày, sau đó là thời gian chơi dài hơn. Những giấc ngủ ngắn rất đa dạng – một số giấc ngủ kéo dài 30 phút trong suốt cả ngày, một số bé ngủ dài hơn. Ba tháng cũng là thời điểm một số bé có thể bắt đầu ngủ xuyên đêm . Khi 3 tháng tuổi, bé được xem là ngủ xuyên suốt nếu bé ngủ từ 6-8 tiếng liên tục. Ngoài ra, bé sẽ ít háu bú vào ban đêm hơn, ít quấy khóc và giảm triệu chứng đau bụng.
Các sự phát triển khác của bé
Bé bắt đầu nhìn các đồ vật và khuôn mặt một cách chăm chú và có khả năng theo dõi các đồ vật khi chúng di chuyển. Nếu bạn bước vào phòng, bé có thể nhận ra bạn từ xa. Đây sẽ là một khoảnh khắc vô cùng thú vị đối với bạn. Bên cạnh đó, cơ thể bé vẫn đang phát triển nhanh. Dường như quần áo nhanh chật hơn và tay chân bé trở nên bụ bẫm hơn. Bé cao hơn khoảng 1-2cm và tăng khoảng 600-800g/tháng. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ đây là ước tính. Việc bé tăng trưởng chậm hơn hay nhanh hơn mức trên là có thể xảy ra do nhiều yếu tố ảnh hưởng. Tất cả em bé đều có tốc độ phát triển riêng.
Các cột mốc quan trọng của bé 3 tháng tuổi
Trong vài tháng tới, bé sẽ đạt được một số cột mốc thực sự thú vị. Cụ thể là bé có thể ngồi mà không cần trợ giúp và bắt đầu bò. Và đây là giai đoạn cơ thể bé chuẩn bị cho sự phát triển đó. Đối với bé ba tháng tuổi có thể ngẩng cao đầu tốt khi nằm sấp, có thể dùng tay đẩy ngực để đỡ ngực. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy chân bé hoạt động tích cực. Nếu bạn đặt bé nằm sấp hoặc ngửa, bé sẽ bắt đầu đá chân tinh nghịch và duỗi chân ra. Nếu bạn cố gắng cho bé đứng hoặc ngồi (có sự nâng đỡ), bé sẽ dùng chân ấn xuống sàn. Sự phát triển của mỗi bé sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như sinh non hay sinh đủ tháng, bé có mắc bệnh lý gì không, hoàn cảnh sống và môi trường gia đình. Dưới đây là một số mốc phát triển khác của bé:
- Bé tiếp tục mở rộng và hoàn thiện kỹ năng phát âm, thủ thỉ và thậm chí bắt đầu bập bẹ.
- Bé có thể giữ đồ vật trong thời gian dài hơn và có thể bắt đầu lắc chúng.
- Bé bắt đầu phối hợp cử động tay và mắt nhiều hơn.
- Bé có thể bắt chước những âm thanh thú vị mà bé nghe thấy
- Bé sẽ quay về phía có tiếng động hoặc khi nghe bất kỳ ai nói.
Sức khỏe và sự an toàn của bé 3 tháng tuổi
Ở tháng này, bạn cần đưa bé tiêm vắc-xin theo lịch hẹn như mũi 1. Tất nhiên ngoài thời gian tiêm chủng, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc bé thì bạn nên liên hệ với Bác sĩ Nhi Khoa. Lưu ý rằng, nếu bé có bất kỳ dấu hiệu sốt, sổ mũi, ho, lừ đừ, bỏ bú… mà bạn chưa có kinh nghiệm xử lý thì hãy liên hệ ngay với Bác sĩ Nhi Khoa.
Những câu hỏi thường gặp
Bé có thể chảy nước bọt nhiều hơn do quá trình mọc răng. Đây là hiện tượng bình thường, nhưng nếu kèm theo triệu chứng khác như khó thở, cần đưa bé đến cơ sở y tế. Bé bú mẹ cần bú ít nhất 8 cữ/ngày, bú hết một bên vú trước khi chuyển sang bên kia. Bé bú sữa công thức thì cữ bú cách nhau khoảng 4 giờ. Một số bé đã bắt đầu kết hợp sữa công thức và bú mẹ. Bé có thể ngẩng đầu tốt khi nằm sấp, đá chân tinh nghịch khi nằm ngửa. Bé bắt đầu thể hiện khả năng phối hợp cử động tay và mắt, và bắt chước âm thanh thú vị. Bé bắt đầu nhận biết và theo dõi đồ vật, khuôn mặt, và có thể phát âm, thủ thỉ. Bé cũng phát triển cử động tay, mắt và chân, bắt chước âm thanh và quay đầu theo tiếng động. Bé cần tiêm vắc-xin theo lịch hẹn. Cha mẹ cần liên hệ bác sĩ nhi khoa nếu có thắc mắc hoặc bé có dấu hiệu bất thường như sốt, sổ mũi, bỏ bú, hoặc các triệu chứng khác.
Lời kết
Khi bé được 3 tháng, bạn có thể so sánh con mình với những em bé cùng độ tuổi khác. Nhiều bậc cha mẹ trở nên lo lắng và sốt ruột khi thấy con chưa đạt các mốc phát triển như kỳ vọng. Đây là tâm lý chung của nhiều cha mẹ. Khi nghe một em bé khác có thể ngủ xuyên đêm, hầu như không quấy khóc nhưng con bạn thì vẫn chưa đạt được, bạn có thể cảm thấy thất bại. Bạn có thể cảm thấy mình không đủ tốt với con. Tuy nhiên, miễn là bé phát triển tốt và khỏe mạnh thì hãy tin là mọi việc bạn làm đều là tốt nhất. Mỗi em bé có cách trưởng thành khác nhau và mỗi cha mẹ sẽ có trải nghiệm chăm sóc con cái khác nhau!
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sự tăng trưởng và phát triển của em bé, vui lòng liên hệ bác sĩ nhi khoa. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình phục hồi sau sinh, vui lòng liên hệ bác sĩ sản phụ khoa hoặc nữ hộ sinh.
1. U.S. National Library of Medicine. Colic and crying – self-care. https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000753.htm Nguồn tham khảo
2. Stanford Children’s Hospital. Infant sleep. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-sleep-90-P02237
3. American Academy of Pediatrics. Developmental milestones: 3 months. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Developmental-Milestones-3-Months.aspx
4. Nemours KidsHealth. Your baby’s growth: 3 months. https://kidshealth.org/Nemours/en/parents/growth-3mos.html
5. Isaacs D. The fourth trimester. J Paediatrics Child Health. 2018;54(11):1174-1175. doi:10.1111/jpc.14257. https://doi.org/10.1111/jpc.14257
6. U.S. Department of Agriculture. Cluster feeding and growth spurts. https://wicbreastfeeding.fns.usda.gov/cluster-feeding-and-growth-spurts
7. Centers for Disease Control and Prevention. Breastfeeding report card. https://www.cdc.gov/breastfeeding/data/reportcard.htm
8. American Academy of Pediatrics. Checkup checklist: 4 months old. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/Your-Childs-Checkups/Pages/Your-Checkup-Checklist-4-Months-Old.aspx
9. American Academy of Pediatrics. Safe shopping with children. https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/on-the-go/Pages/Safe-Shopping-With-Children.aspx
10. National Library of Medicine. Drugs and Lactation Database (LactMed). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK501922/
11. American Academy of Pediatrics. Why babies spit up. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Why-Babies-Spit-Up.aspx
12. American Academy of Pediatrics. Drooling and your baby. https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/teething-tooth-care/Pages/Drooling-and-Your-Baby.aspx
13. American College of Obstetricians and Gynecologists. Postpartum Depression. https://www.acog.org/womens-health/faqs/postpartum-depression
14. Hill D. Why to avoid TV for infants & toddlers. American Academy of Pediatrics. https://www.healthychildren.org/English/family-life/Media/Pages/Why-to-Avoid-TV-Before-Age-2.aspx
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi