Sự Phát Triển Và Các Mốc Quan Trọng Của Em Bé 2 Tuần Tuổi

Sự Phát Triển Và Các Mốc Quan Trọng Của Em Bé 2 Tuần Tuổi
BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ
Vào cột mốc 2 tuần tuổi, bé có thể sẽ đạt được giai đoạn tăng trưởng đầu tiên trong nhiều giai đoạn tăng trưởng vượt bậc. Vì vậy, bạn cần bắt đầu làm quen để hiểu nhu cầu của bé và tạo ra một số thói quen hàng ngày khi cho bé bú và chăm sóc bé.

Đừng lo lắng nếu bạn chưa bắt nhịp được và cảm thấy mọi thứ hơi hỗn loạn. Đây chỉ mới là tuần thứ 2, em bé còn nhỏ và bạn còn nhiều thời gian để hiểu thêm về con.

Về mặt phát triển, không có nhiều thay đổi lớn xảy ra với con bạn trong tuần đầu tiên và tuần thứ hai của cuộc đời. Giai đoạn này giấc ngủ của bé vẫn thất thường, do đó bạn cần cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp và yêu cầu sự hỗ trợ từ gia đình.

Trong bài viết dưới đây, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu các khái niệm cơ bản về chăm sóc trẻ 2 tuần tuổi, các mốc phát triển, sự thay đổi về cữ bú và giấc ngủ của em bé.

Một số kiến thức cha mẹ nên biết khi chăm sóc trẻ 2 tuần tuổi

Chăm sóc rốn

Hầu hết cuống rốn của trẻ sơ sinh sẽ khô và rụng khi được 2 tuần tuổi. Sau 2 tuần tuổi, cuống rốn của bé sơ sinh sẽ khô dần và rụng đi. Nếu thời điểm này cuống rốn của bé còn ướt, cha mẹ không nên cố gắng bóc cuống rốn vì dễ lây lan vi khuẩn và nhiễm trùng. Thay vào đó, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa để nhận được tư vấn cụ thể.

chăm sóc rốn trẻ 2 tuần tuổi
Sau 2 tuần tuổi, cuống rốn của bé sơ sinh sẽ khô dần và rụng đi

Tắm bé

Giai đoạn 2 tuần khi cuống rốn khô và rụng cũng là thởi điểm thích hợp để cha mẹ làm quen với việc tắm bé. Đừng ngần ngại thử từng bước nhỏ như chuẩn bị nước tắm hay bế bé đặt vào chậu trong thời gian ngắn. Khi cha mẹ tiếp xúc dần với từng bước nhỏ, em bé cũng dần thoải mái hơn khi được chăm sóc. Đây là khoảng thởi gian tuyệt vời để tạo ra sự kết nối với bé mỗi ngày.

Tắm bé 2 tuần tuổi
Khi cuống rốn khô và rụng cũng là thởi điểm thích hợp để cha mẹ làm quen với việc tắm bé

Thay tã

Em bé không còn phân màu đen như hắc ín (phân su) thường thấy trong vài ngày đầu đời. Phân của bé có thể sẽ có màu vàng nhạt và có hạt (nếu bú sữa mẹ) hoặc màu vàng đậm hoặc hơi nâu hơn (nếu bú sữa công thức).  Cha mẹ nên chuẩn bị nhiều tã lót và đặt ở nhiều vị trí trong nhà. Trung bình bé 2 tuần tuổi làm ướt 6 chiếc tã mỗi ngày.

Thay tã cho bé 2 tuần tuổi
Trung bình bé 2 tuần tuổi làm ướt 6 chiếc tã mỗi ngày

Cho bú

Ngoài ra, một số bé tiếp tục gặp khó khăn trong việc bú và một số bé khác không tăng cân như bình thường.  Việc ngậm bắt vú của bé không đúng có thể khiến núm vú bị nứt, đau hoặc chảy máu hoặc không tăng cân mặc dù bú mẹ thường xuyên. Do đó, bạn nên cân nhắc liên hệ với chuyên gia tư vấn về cho con bú nếu xảy ra tình huống trên.

cho bé 2 tuần tuổi bú
Một số bé tiếp tục gặp khó khăn trong việc bú v

>>> Tìm hiểu thêm về cách chăm sóc bé 2 tuần tuổi qua tài liệu dưới đây

Nguồn: JABFM May–June 2006 Vol. 19 No. 3

Sự phát triển của bé 2 tuần tuổi

Sau 10 – 14 ngày tuổi, nhờ vào hoạt động bú của bé (sữa mẹ hoặc sữa công thức) mà hầu hết trẻ sơ sinh sẽ đạt cân nặng khi sinh và bắt đầu tăng khoảng 20-30g/ngày.  Một số bé bắt đầu bú mẹ chậm có thể mất nhiều thời gian hơn để tăng cân nhưng điều này không đáng ngại. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn cho con ăn cách nhau 2-3 giờ, tính từ khi bắt đầu cữ bú này đến khi bắt đầu cữ bú tiếp theo.

Khi được hai tuần tuổi, em bé vẫn còn nhiều phản xạ sơ sinh. Bao gồm phản xạ tìm kiếm vú mẹ hoặc bình sữa khi chạm vào má hoặc miệng và phản xạ giật mình – em bé sẽ giật mình nếu nghe thấy một âm thanh bất ngờ.

Một trong những khía cạnh khó khăn nhất khi nuôi dạy trẻ ở độ tuổi này là khi trẻ khóc và bạn không hiểu được những thông điệp khác nhau qua tiếng khóc của bé. Thông thường, trẻ quấy khóc khi đói, nhưng đôi khi trẻ khóc vì những lý do khác, chẳng hạn như khi trẻ khó chịu, mệt mỏi hoặc bị kích thích quá mức.

Theo thời gian tiếp xúc và quan sát, bạn sẽ hiểu rõ hơn tiếng khóc của bé có ý nghĩa gì, nhưng hãy nhớ rằng tiếng khóc là cách bé giao tiếp. Sau khi kiểm tra tất cả các nguyên nhân thể chất như đói, tã ướt hoặc đôi khi có một sợi tóc vướng vào ngón tay hoặc ngón chân thì cách tốt nhất bạn nên bế và an ủi bé. Đung đưa nhẹ, dỗ dành, hát ru, đi dạo, quấn tã hoặc địu em bé đều có tác dụng tốt ở độ tuổi này.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý dấu hiệu về thóp của trẻ sơ sinh (dù rằng ít gặp). Thóp trũng có thể là triệu chứng của tình trạng mất nước và thóp phồng liên tục có thể cho thấy áp lực cao trong não. Trong cả hai trường hợp, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Thóp trước của trẻ sơ sinh hình tứ giác, có đường kinh từ 0,6 cm tới 3,6 cm và nằm trên đỉnh đầu của trẻ sơ sinh. Thóp trước sẽ bắt đầu đóng lại khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và đóng hoàn toàn khi bé được 24 tháng. Thóp thứ hai hoặc thóp sau nhỏ hơn và khó tìm hơn. Nó nằm ở phía sau đầu và có hình tam giác. Thóp trẻ được bao phủ bởi các màng chắc chắn, có tác dụng bảo vệ não rất tốt.

 

Sự phát triển của bé 2 tuần tuổi
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ đạt cân nặng khi sinh và bắt đầu tăng khoảng 20-30g/ngày

Các cột mốc quan trọng của bé 2 tuần tuổi

Em bé vẫn sẽ có thị lực kém ở độ tuổi này. Họ hầu như chỉ có thể nhìn thấy màu đen và trắng và không thể tập trung vào bất cứ thứ gì xa hơn 20 – 50cm. Nhưng điều bạn có thể bắt đầu nhận thấy trong tuần này là em bé của bạn thích nhìn khuôn mặt người hơn bất cứ thứ gì khác, kể cả khuôn mặt của bạn.

Một số nghiên cứu nhận thấy, em bé có thể phản ứng với khuôn mặt của bạn, và bạn càng hoạt bát thì càng tốt. Bạn nên ôm bé cách mặt bạn khoảng 20 – 50cm, tạo các biểu cảm sinh động và quan sát sự tương tác bằng ánh mắt, miệng và phản ứng cơ thể của bé.

Ngoài ra, vào 2 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu “thời gian nằm sấp” cho bé. Cụ thể bạn đặt con nằm sấp trên một phẳng mềm mại, không gian an toàn trong 3-5 phút khi bé còn thức. Bạn sẽ nhận thấy bé có thể ngẩng đầu nhẹ khi nằm sấp. Thời gian nằm sấp ngắn này giúp bé vận động tốt hơn và tăng cường cơ bắp.

Các hành vi và dấu hiệu khác của bé

  • Em bé của bạn sẽ phản ứng với những tiếng động lớn và âm thanh giọng nói của bạn.
  • Bất kỳ vết bầm tím hoặc bướu huyết thanh nào khi sinh ra sẽ giảm dần
  • Một số dạng u máu nhũ nhi có thể xuất hiện ở độ tuổi này.

Nếu con bạn dường như không phản ứng với tiếng ồn lớn, bạn có thể liên hệ với bác sĩ nhi khoa vì con bạn có thể có vấn đề về thính giác. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu con bạn không thức dậy để bú ở độ tuổi này hoặc khóc không dỗ được.

Sự phát triển của bé trong giai đoạn 2 tuần tuổi
Sự phát triển của bé trong giai đoạn 2 tuần tuổi

Lượng sữa của em bé 2 tuần tuổi

Khi được hai tuần, em bé vẫn cần được bú thường xuyên. Đối với bé bú sữa công thức, trung bình cần từ 8 cữ bú trở lên mỗi ngày. Đối bé bú sữa mẹ, thường 8 đến 12 lần mỗi ngày, mỗi cữ cách nhau 1-3 giờ.

Ngay bây giờ, tốt nhất bạn nên làm theo lịch trình cho bú và tiếp tục cho bé bú khi bé có dấu hiệu đói. Sau hai tuần, bạn sẽ bắt đầu trở nên quen thuộc hơn với các tín hiệu đói của bé và có thể bắt đầu cho bé bú trước khi bé trở nên khó chịu và cáu kỉnh. Nếu bé đói và đợi lâu, bé sẽ có dấu hiệu quấy khóc, khó chịu và mệt mỏi.

Một số dấu hiệu đói mà bạn có thể nhận ra ở tuần thứ hai bao gồm việc bé đưa ngón tay vào miệng, lắc đầu từ bên này sang bên kia, mút hoặc chép miệng. Đây là những cơ hội hoàn hảo để cho con bạn bú mẹ hoặc bú bình.

Bé hay mút ngón tay có tốt không?

Việc trẻ sơ sinh mút tay là điều hoàn toàn tự nhiên vì:

  • Mút là phản xạ bình thường của bé. Vì vậy, chắc chắn là một điều tốt khi bé đã thực hiện được phản xạ mút.
  • Mút giúp bé bình tĩnh lại.  Ngay cả khi bạn vừa cho bé ăn xong, bé vẫn có thể đòi bú thêm. Điều đó không có nghĩa là bé sẵn sàng ăn lại. Ngoài việc bú sữa, trẻ cần kiểu bú giúp xoa dịu. Đó chính là lý do một số cha mẹ sử dụng núm vú giả vì việc mút giúp em bé bình tĩnh lại.

 

bé 2 tuần mút tay
Bé 2 tuần thường mút tay khi đói

Giấc ngủ của bé 2 tuần tuổi

Ở tuần thứ hai, phần lớn thời gian của em bé là ngủ. Giấc ngủ có thể kéo dài đến 20 giờ mỗi ngày. Em bé của bạn vẫn đang phân biệt ngày và đêm và có thể bé chưa thể ngủ dài hơn vào ban đêm. Cha mẹ có thể tạo thói quen tốt giúp bé phân biệt ngày đêm như tắm và massage trước khi đi ngủ, đọc một cuốn sách, kéo rèm để phòng tối…

Một số bé sẽ bắt đầu ngủ lâu hơn vào ban đêm. Câu hỏi lớn mà nhiều bậc cha mẹ đặt ra ở giai đoạn này là liệu họ có cần đánh thức con mình để bú hay không nếu con ngủ nhiều hơn vài giờ liên tục vào ban đêm. Các chuyên gia dinh dưỡng nhi khuyên rằng điều quan trọng là chỉ đánh thức trẻ dậy bú nếu trẻ chưa vượt quá cân nặng khi sinh để đảm bảo rằng trẻ nhận đủ dinh dưỡng và sự tăng trưởng và phát triển của trẻ đi đúng hướng. Nếu con bạn phát triển tốt và ngủ lâu hơn, bạn có thể tiếp tục và tận hưởng điều đó.

Cho dù bé ngủ bao lâu, điều quan trọng là bạn phải cho bé ngủ an toàn. Điều này có nghĩa là đặt chúng vào cũi hoặc nôi, không có thêm chăn hoặc gối và đặt chúng nằm ngửa. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) lưu ý rằng bạn không bao giờ nên để bé ngủ trên võng, ghế ô tô, xích đu hoặc ghế trẻ em.

Giấc ngủ của bé 2 tuần tuổi
Giấc ngủ bé 2 tuần tuổi có thể kéo dài đến 20 giờ mỗi ngày

Sức khỏe và sự an toàn của bé 2 tuần tuổi

Bé 2 tuần tuổi chưa được bảo vệ chống lại vi-rút và nhiễm trùng tại thời điểm này. Do vậy, các bác sĩ nhi khoa khuyên ba mẹ nên cẩn thận giai đoạn sớm. tránh để con bạn tiếp xúc với các loại vi-rút thông thường. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe bé.

Cha mẹ nên trao đổi trước với những người thân và bạn bè sẽ đến thăm bé về vấn để trên. Đảm bảo rằng họ không mắc các bệnh cảm sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính và họ đã được chủng ngừa bệnh ho gà, cúm và các loại vi rút lây truyền khác. Nếu cha mẹ không thoải mái với việc tiếp quá nhiều khách thì nên trao đổi thẳng thắn. Điều bạn làm là bảo vệ sức khỏe con bạn và cho cả gia đình.

>>> Xem thêm về cách chăm sóc bé 2 tuần tuổi qua video dưới đây

Những câu hỏi thường gặp

Ở giai đoạn tuần thứ 2, phần lớn các bé vẫn cần các cữ bú đêm để phát triển thể chất và trí não. Do vậy, bé sẽ dậy nhiều lần vào buổi đêm và cần bú sữa để ngủ lại. 

Cha mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi sau cữ bú, xem tã có ướt không và kiểm tra nhiệt độ môi trường có quá nóng hoặc quá lạnh không. Sau đó, cha mẹ có thể ôm bé để vỗ về, an ủi và xoa dịu bé.

2 tuần là thời điểm rốn khô và rụng. Do vậy, cha mẹ có thể tắm bé bằng nước ấm hàng ngày.

Bé 2 tuần tuổi chỉ nhìn được 20-50cm, vừa bằng khoảng cách từ mắt bé đến mặt mẹ khi được bế.

Ngoài việc cho bú, thay tã và giúp bé ngủ, cha mẹ cần hạn chế nhiều người đến thăm và ôm bé. Hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện nên có thể nhiễm bệnh từ những người xung quanh.

Lời kết

Hai tuần là khoảng thời gian thú vị đối với bé, khi bé bắt đầu thể hiện cho bạn biết thêm một chút về tính cách và một số kỹ năng mới phát triển. Tuy nhiên, hai tuần còn quá sớm để cơ thể bạn phục hồi hoàn toàn sau sinh.

Tín hiệu tốt là hai tuần sau sinh hormone của bạn bắt đầu cân bằng. Do đó, tình trạng “baby blue” sẽ nhanh cải thiện và bạn cảm thấy nhiều cảm xúc tích cực hơn. Nếu sau hai tuần, bạn vẫn gặp khó khăn với tâm trạng và cảm xúc của mình, bạn có thể đang gặp phải chứng rối loạn tâm trạng sau sinh, như trầm cảm sau sinh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sự tăng trưởng và phát triển của em bé, vui lòng liên hệ bác sĩ nhi khoa. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình phục hồi sau sinh, vui lòng liên hệ bác sĩ sản phụ khoa hoặc nữ hộ sinh.

Nguồn tham khảo

1. City of Cincinnati Health Department. Infant Feeding.
https://www.cincinnati-oh.gov/health/linkservid/A13BE861-5440-405F-A88C568DA2331D3B/showMeta/0/
2. Riley Children’s Health. Growth & Development: 2 Weeks.
https://www.rileychildrens.org/health-info/growth-development-2-weeks
3. American Academy of Pediatrics. Newborn Reflexes.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Newborn-Reflexes.aspx
4. American Academy of Pediatrics. Sleep.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/default.aspx
5. American Academy of Pediatrics. Responding To Your Baby’s Cries.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/crying-colic/Pages/Responding-to-Your-Babys-Cries.aspx
6. Stanford Children’s Health. The Growing Child: 1 to 3 Months.
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=the-growing-child-1-to-3-months-90-P02166
7. American Academy of Pediatrics. Developmental Milestones: 1 Month.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Developmental-Milestones-1-Month.aspx
8. American Academy of Pediatrics. Back to Sleep, Tummy to Play.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/Back-to-Sleep-Tummy-to-Play.aspx
9. American Academy of Pediatrics. How Your Newborn Looks.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/How-Your-Newborn-Looks.aspx
10. Maguiness S, Nguyen N. Baby Birthmarks & Rashes. American Academy of Pediatrics.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/bathing-skin-care/Pages/Your-Newborns-Skin-Birthmarks-and-Rashes.aspx
11. American Academy of Pediatrics. Newborn Hearing Screening FAQs.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Purpose-of-Newborn-Hearing-Screening.aspx
12. American Academy of Pediatrics. Baby’s First Month: Feeding and Nutrition.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/The-First-Month-Feeding-and-Nutrition.aspx
13. American Academy of Pediatrics. Is Your Baby Hungry or Full? Responsive Feeding Explained.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Is-Your-Baby-Hungry-or-Full-Responsive-Feeding-Explained.aspx
14. Moon R. How to Keep Your Sleeping Baby Safe: AAP Policy Explained. American Academy of Pediatrics.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/A-Parents-Guide-to-Safe-Sleep.aspx
15. American Academy of Pediatrics. About Skin-to-Skin Care.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/preemie/Pages/About-Skin-to-Skin-Care.aspx
16. American Academy of Pediatrics. AAP Schedule of Well-Child Care Visits.
https://www.healthychildren.org/English/family-life/health-management/Pages/Well-Child-Care-A-Check-Up-for-Success.aspx
17. American Academy of Pediatrics. How to Cocoon a Newborn: Only an E-Mail Away!
https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/immunizations/Pages/How-to-Cocoon-a-Newborn-Only-an-E-Mail-Away.aspx
18. Jana L, Shu J. Changing Diapers. American Academy of Pediatrics.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/diapers-clothing/Pages/Changing-Diapers.aspx
19. Navsaria D. Bathing Your Baby. American Academy of Pediatrics.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/bathing-skin-care/Pages/Bathing-Your-Newborn.aspx
20. American Academy of Pediatrics. Umbilical cord care.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/bathing-skin-care/Pages/Umbilical-Cord-Care.aspx
21. American Academy of Pediatrics. The Many Colors of Baby Poop.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/The-Many-Colors-of-Poop.aspx
22. American College of Obstetricians and Gynecologists, Joyner A, Louis-Jacques A. Breastfeeding Challenges. American College of Obstetricians and Gynecologists Committee Opinion. 2021;820.
https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2021/02/breastfeeding-challenges
23. American Academy of Pediatrics. How to Tell if Your Breastfed Baby is Getting Enough Milk.
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/How-to-Tell-if-Baby-is-Getting-Enough-Milk.aspx
24. American College of Obstetricians and Gynecologists. Postpartum Depression.
https://www.acog.org/store/products/patient-education/pamphlets/labor-delivery-and-postpartum-care/postpartum-depression

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)