Tư vấn chuyên môn bài viết
BS. CKI. Tô Văn Vinh
Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ
Stress khi mang thai do sự tác động của nhiều yếu tố như như gia đình, công việc, bạn bè…Hơn nữa, nội tiết tố ở giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi khiến bà bầu nhạy cảm hơn rất nhiều, khả năng chịu áp lực cũng giảm đi. Khi những áp lực này không được giải tỏa, mẹ bầu có thể phải đối mặt với những tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe.
Việc căng thẳng kéo dài trong thai kỳ có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng FELISA tìm hiểu những tác hại của stress khi mang thai.
Mục lục
Stress khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ
Cảm giác căng thẳng là cực kỳ phổ biến khi mang thai. Tin tốt là không phải căng thẳng nào cũng xấu và một số căng thẳng có thể tốt. Nó có thể giúp bà bầu vượt qua những thời điểm thử thách và luôn vững vàng. Từ đó có thêm động lực chăm sóc cho bản thân và đứa con sắp chào đời của mình.
Tuy nhiên bà bầu bị stress quá nhiều hoặc không được kiểm soát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Ảnh hưởng đến thể chất
Bà bầu căng thẳng quá mức thường có những triệu chứng về thể chất như đau ngực, hồi hộp, tim đập nhanh, đau đầu, rối loạn nhịp thở, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, chán ăn hoặc rối loạn tiêu hóa.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Stress khi mang thai khiến cho phụ nữ cảm thấy đau khổ, sợ hãi, tội lỗi và nhạy cảm. Ngoài ra, các triệu chứng trầm trọng hơn như khó kiểm soát cảm xúc, kích động, thất vọng về bản thân. Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm khi mang thai và sau sinh.
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Tâm lý mẹ bầu trở nên e dè, sợ sệt và thu mình, hạn chế tiếp xúc với xã hội. Điều này không có lợi cho quá trình kết nối với bạn bè, gia đình cũng như ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc. Càng tách biệt với xã hội, bà bầu càng cảm thấy cô đơn và triệu chứng stress sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Mặt khác, mức độ căng thẳng cao cũng có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ tình trạng mãn tính nào mà bà bầu mắc phải. Và nếu mức độ căng thẳng duy trì ở mức cao trong một thời gian dài – chẳng hạn như trong suốt thai kỳ và sau đó — thì điều đó có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp và bệnh tim.
Stress khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi
Khi sức khỏe của bà bầu không ổn định thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Những tác động xấu có thể thấy lúc sinh hoặc tiềm ẩn trong giai đoạn phát triển thể chất và tinh thần của em bé sau này. Một số tác hại của stress lên sức khỏe thai nhi có thể kể đến như sau:
Thai nhẹ cân hoặc sinh non
Khi bà bầu bị stress có những triệu chứng như chán ăn, mất ngủ dễ dẫn đền không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ làm cho thai thiếu dinh dưỡng để phát triển. Từ đó dẫn đến sau sinh bé nhẹ cân và có thể suy dinh dưỡng sau này. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những đứa trẻ sinh non hoặc nhẹ cân có nguy cơ cao mắc hen suyễn hoặc dị ứng hơn so với trẻ bình thường.
Ảnh hưởng tới não bộ
Ở tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi phát triển não bộ mạnh mẽ. Nếu trong giai đoạn này, mẹ căng thẳng sẽ tác động xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
Ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi
Một nghiên cứu 2012 nhận thấy những đứa trẻ sinh ra từ mẹ bị stress khi mang thai có nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Nghiên cứu khác 2019 cho thấy mối liên quan giữa mẹ căng thẳng khi mang thai và tiến triển trầm cảm ở tré thanh thiếu niên. Những ảnh hưởng tiêu cực trên đều làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ.
Lời Kết
Trên đây là những tác hại của stress khi mang thai lên sức khỏe cuả mẹ và bé. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc về chăm sóc da trong thai kỳ và sau sinh, quý khách hàng vui lòng liên hệ tư vấn qua Fanpage FELISA MEDISPA hoặc đặt lịch khám trực tiếp với chúng tôi TẠI ĐÂY.
________________________________________________
- Địa chỉ: Số 4 đường 24A, Phường 10, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
- Liên hệ đặt lịch qua Hotline: 0385356115 hoặc Fanpage FELISA MEDISPA
- Giờ làm việc: 10h – 20h (Từ thứ 2 đến Chủ Nhật)
Thông tin đáng tin cậy từ Felisa
Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.
Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.
Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi