5 hiểu lầm của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

FELISA - 5 hiểu lầm của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
BS. CKI. To Van Vinh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BS. CKI. Tô Văn Vinh

Chuyên khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Đặt Lịch Hẹn Xem hồ sơ

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ dễ dẫn đến các biến chứng trên thai nhi như dị tật thai, con to, sinh khó, sang chấn khi sinh, hạ đường huyết sau sinh. Đối với mẹ thì dễ bị tiền sản giật, mổ lấy thai, nhiễm trùng, băng huyết. Vì vậy các mẹ bầu rất quan tâm tìm hiểu về kiến thức khi mang thai, đặc biệt là về tiểu đường thai kỳ. 
Bên cạnh những hiểu biết đúng thì cũng còn những hiểu lầm về vấn đề tiểu đường thai kỳ. Nói đúng hơn là những vấn đề ít được nhắc đến cho nên mẹ bầu không biết, dẫn đến hiểu sai và thực hành sai. FELISA sẽ chỉ ra 5 hiểu lầm thường gặp nhất của các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ và đưa ra một số lời khuyên giúp mẹ bầu có thêm kiến thức về tiểu đường trong thai kỳ.

Mẹ bầu gầy thì không sợ bị tiểu đường đường thai kỳ. Lần đầu mang thai không mắc tiểu đường thai kỳ thì lần sau cũng vậy

Có một số mẹ bầu đến giai đoạn xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì lo lắng và sợ hãi. Nguyên nhân vì lượng nước đường cần uống nhiều gây cảm giác khó chịu. Do đó, mẹ bầu tìm cách tránh xét nghiệm bằng những lý do như “Bác sĩ ơi, em gầy lắm chắc không bị tiểu đường đâu” hoặc “Lần trước em mang thai xét nghiệm rồi không có bị”. Liệu mẹ bầu gầy hoặc đã từng xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì chắc chắn không mắc bệnh?

FELISA - Hiểu lầm số 1: Mẹ bầu gầy thì không sợ bị tiểu đường đường thai kỳ
Mẹ bầu gầy thì không sợ bị tiểu đường đường thai kỳ

Đúng là thừa cân hay béo phì là yếu tố nguy cơ dễ mắc tiểu đường thai kỳ. Nhưng đó không phải là tất cả. Nguyên nhân đầu tiên của tiểu đường thai kỳ xuất phát từ những thay đổi nội tiết và chuyến hóa trong cơ thể của mẹ. Từ đó làm cho mẹ có tình trạng đề kháng insulin khi mang thai. Kết hợp với những yếu tố khác làm tăng tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ như thừa cân, béo phì, dân tộc, tuổi tác, tiền sử gia đình, chế độ dinh dưỡng.

Điều này làm cho mẹ bầu nhầm tưởng rằng chỉ những người có yếu tố nguy cơ thì mới bị tiểu đường thai kỳ. Và đây là sự thật cho các mẹ bầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 50% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào cả. Vậy nên không thể khẳng định có mắc tiểu đường thai kỳ hay không dựa trên suy đoán. Đối với một biến chứng nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ thì các mẹ bầu không nên chủ quan.

Lời khuyên

Tất cả mẹ bầu đều nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Mặc dù các mẹ bầu đã từng mang thai trước đây bình thường thì lần mang thai tiếp theo vẫn cần xét nghiệm. 

Nếu xét nghiệm dung nạp đường bình thường thì có thể ăn uống thoải mái

Tâm lý mẹ bầu lo lắng xét nghiệm bị tiểu đường nên kiêng khem trước đó nhiều ngày. Tuy nhiên, sau khi xét nghiệm bình thường lại ăn uống một cách thoải mái và không kiểm soát lượng thức ăn nạp vào. Điều này không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời làm tăng tỉ lệ mắc tiểu đường ở những tháng cuối thai kỳ. 

Mỗi xét nghiệm đều có tỷ lệ âm tính giả, nghĩa là có bệnh mà xét nghiệm không phát hiện ra. Ví dụ như, mẹ bầu có rối loạn đường huyết nhưng nhờ trước đó ăn uống tiết chế nên lúc xét nghiệm cho ra kết quả bình thường. Dẫn đến mẹ bầu chủ quan và ăn uống vô tư.

FELISA - Hiểu lầm số 2: Nếu xét nghiệm dung nạp đường bình thường thì có thể ăn uống thoải mái
Nếu xét nghiệm dung nạp đường bình thường thì có thể ăn uống thoải mái

Mặt khác, đường huyết của cơ thể thay đổi rất nhiều tùy theo chế độ ăn của mẹ. Đường huyết ảnh hưởng lên sự phát triển thai là một quá trình xuyên suốt. Do đó, cho dù mẹ bầu không bị tiểu đường nhưng ăn uống không kiểm soát thì vẫn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai.

Lời khuyên

Dù mẹ bầu có xét nghiệm dung nạp đường bình thường thì vẫn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.

Tiểu đường thai kỳ sẽ trở về bình thường sau khi sinh

Một số mẹ bầu có suy nghĩ là tiểu đường thai kỳ là do thai. Vì vậy sau khi sinh xong sẽ hết bệnh. Đây là nguyên nhân khiến không thực hiện kiểm tra lại đường huyết sau sinh. Sau một thời gian, các mẹ xuất hiện các triệu chứng của tiểu đường type 2. Từ đó dẫn đền nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thần kinh, mắt,…

Sự thật là, phần lớn mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì đường huyết sẽ trở về bình thường sau khi sinh. Nhưng khoảng 5% sẽ trở thành bệnh nhân tiểu đường thật sự và phải điều trị thường xuyên. Ngoài ra, những mẹ bầu đã từng bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ rất cao mắc bệnh tiểu đường sau này. Bệnh có thể xuất hiện sau 1 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm,… Nguy cơ mà mẹ bầu từng bị tiểu đường thai kỳ trở thành tiểu đường type 2 trong quãng đời còn lại lên đến > 50%. 

FELISA - Hiểu lầm số 3: Tiểu đường thai kỳ sẽ trở về bình thường sau khi sinh
Tiểu đường thai kỳ sẽ trở về bình thường sau khi sinh

Lời khuyên

Mẹ bầu cần kiểm tra đường huyết sau khi sinh từ 4 đến 12 tuần. Nếu kết quả bình thường thì các bạn cũng đừng chủ quan mà nên kiểm tra lại đường huyết 1 lần/năm. Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng chú ý giữ chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Đồng thời thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Tầm soát tiểu đường thai kỳ chỉ thực hiện lúc thai 24-28 tuần

Hầu như mẹ bầu đều biết đến xét nghiệm test dung nạp đường lúc 24-28 tuần thai kỳ. Nhưng rất ít mẹ bầu biết là ngay từ lúc mang thai 3 tháng đầu đã có thể tầm soát tiểu đường. Các bác sĩ sẽ xét nghiệm đường huyết đói và HbA1c. Trong trường hợp nghi ngờ, bác sĩ có thể cho làm nghiệm pháp dung nạp đường thời điểm này để phát hiện mẹ bầu có bị tiểu đường từ trước hay không. Đồng thời tìm ra mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ vào 3 tháng cuối.

Những mẹ bầu nào có xét nghiệm đường huyết đói ở ngưỡng 110-125 mg/dl hoặc HbA1c 5,9-6,4% (còn gọi là tiền đái tháo đường) thì có khả năng rất cao sẽ bị tiểu đường thai kỳ và cần phải dùng insulin.

FELISA - Hiểu lầm số 4: Tầm soát tiểu đường thai kỳ chỉ thực hiện lúc thai 24-28 tuần
Tầm soát tiểu đường thai kỳ chỉ thực hiện lúc thai 24-28 tuần

Lời khuyên

Trong 3 tháng đầu mẹ bầu nên kiểm tra đường huyết đói và HbA1c để tìm nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Nếu mẹ bầu có nguy cơ thì cần phải kiểm soát chế độ dinh dưỡng và luyện tập chặt chẽ từ sớm để hạn chế biến chứng do tiểu đường gây ra.

Tiểu đường thai kỳ không được ăn trái cây

Trái cây tuy là chứa đường tự nhiên nhưng đây là thực phẩm vô cùng cần thiết. Trái cây cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau như chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa.. Những chất này có lợi cho phụ nữ đang mang thai. Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng trái cây ngọt nên khi bị tiểu đường thai kỳ thì không được ăn trái cây. Tuy nhiên hiện nay quan niệm trên không còn phù hợp nữa.

Thực tế, mỗi loại trái cây có chỉ số đường huyết khác nhau. Những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp thậm chí còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho mẹ bầu. Mẹ bầu nên lựa chọn những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như các loại quả mọng (việt quất, mâm xôi, dâu tây), họ cam bưởi, táo, lê, bơ, thanh long, chuối,…

FELISA - Hiểu lầm số 5: Tiểu đường thai kỳ không được ăn trái cây
Tiểu đường thai kỳ không được ăn trái cây

Ăn trái cây tốt cho mẹ bầu nhưng không đồng nghĩa ăn bao nhiêu cũng được. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên giới hạn ăn khoảng 2 cữ trái cây/ngày. Mẹ bầu nhớ nên ăn trái tươi, tránh làm sinh tố, ép nước hoặc thêm đường sữa. 

Lời Kết

Trên đây là 5 hiều lầm thường gặp của tiểu đường thai kỳ. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc về các vấn đề trong thai kỳ và sau sinh, quý khách hàng vui lòng liên hệ tư vấn qua Fanpage FELISA MEDISPA hoặc đặt lịch khám trực tiếp với chúng tôi TẠI ĐÂY.

________________________________________________

FELISA MOMSPA: Chăm sóc da chuyên nghiệp & Spa mẹ và bé
  • Địa chỉ: Số 4 đường 24A, Phường 10, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
  • Liên hệ đặt lịch qua Hotline: 0385356115 hoặc Fanpage FELISA MEDISPA
  • Giờ làm việc: 10h – 20h (Từ thứ 2 đến Chủ Nhật)

Thông tin đáng tin cậy từ Felisa

Khi thực hiện các bài viết trên website, mục đích của chúng tôi là: bất kỳ bố mẹ nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin chính xác.

Tất cả các bài viết của chúng tôi được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên những dữ liệu mới nhất từ các nguồn học thuật uy tín và đáng tin cậy. Chúng tôi xây dựng các bài viết này cùng với các cố vấn chuyên môn là các bác sĩ thuộc chuyên khoa Sản phụ tại ĐH Y Dược TPHCM & ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ thuộc chuyên khoa Da liễu tại ĐH Y Dược TPHCM.

Xem thêm: Quá trình biên tập của chúng tôi

Question and answer (0 comments)